Nội dung

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nốt dầu nghề nghiệp

Định nghĩa bệnh

Bệnh nốt dầu nghề nghiệp là bệnh viêm nang lông do thường xuyên tiếp xúc với các loại dầu, mỡ bẩn trong quá trình lao động.

Yếu tố gây bệnh

Dầu, mỡ bẩn trong môi trường lao động.

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

Sửa chữa máy móc, xe máy, máy công nghiệp, vệ sinh công nghiệp, thau rửa bồn, bể;

Nghề, công việc khác tiếp xúc trực tiếp với dầu, mỡ bẩn.

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu

6 tháng.

Thời gian bảo đảm

6 tháng.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Toàn thân có thể có các dấu hiệu: mệt mỏi, nhức đầu, ít ngủ, ăn kém, trí nhớ giảm.

Vùng da tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ bẩn:

Lông đứt hoặc rụng, có khi lông không mọc lên mặt da mà quăn lại ở nang lông;

Chân lông có những nốt màu đen, kích thước bằng hạt kê, hạt tấm cậy ra thấy có nhân, mùi hôi dầu mỡ;

Có hạt sừng hạt dầu (+) khi nặn chân lông có hạt nhỏ tương đương hạt kê, hơi rắn, màu thẫm có mùi hôi dầu mỡ;

Da khô bong vẩy, dầy da hằn cổ trâu (Lichen hóa);

Sạm da.

Cận lâm sàng

Thử nghiệm lẩy da (+);

Đo pH da (cẳng tay ≥ 5,5; mu tay ≥ 5,3);

Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt: khả năng trung hòa từ 7 phút trở lên.

Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng (+), thử nghiệm lẩy da (+) và đo pH da.

Chẩn đoán phân biệt:

bệnh trứng cá do clo (Chloracne)

Hướng dẫn giám định

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Da có hạt dầu ở lỗ chân lông, rụng lông, dạng dát, thay đổi màu sắc da hoặc rối loạn sắc tố da

 

1.1.

Vùng mặt, cổ

 

1.1.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.2.

Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.

Vùng lưng – ngực – bụng

 

1.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

1.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

21 – 25

1.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

26 – 30

1.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.3.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

1.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

16 – 20

2.

Da có hạt dầu ở lỗ chân lông, rụng lông, tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, vảy tiết, da dày Lichen hóa

 

2.1.

Vùng mặt, cổ

 

2.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

2.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

2.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

11 – 15

2.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

16 – 20

2.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

21 – 25

2.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

2.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

2.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

2.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể

11 – 15

2.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

2.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

21 – 25

2.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 – 30

2.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

2.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

2.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

2.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

5 – 9

2.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

11 – 15

2.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

2.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

21 – 25

3.

Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi

 

3.1.

Vùng mặt, cổ

 

3.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

3.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

3.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

16 – 20

3.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể

21 – 25

3.1.5.

Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên

26 – 30

3.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

3.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

3.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

3.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

16 – 20

3.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

3.2.5.

Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

26 – 30

3.2.6.

Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

3.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

3.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

3.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

3.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

16 – 20

3.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

3.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

26 – 30

 

Ghi chú:

Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết thì được cộng lùi thêm 10%

Nếu nhiều loại tổn thương (trong mục 1, 2, 3 nêu trên) trên cùng 1 vị trí thì áp dụng tỷ lệ của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất