Tầm quan trọng của dinh dưỡng lâm sàng
Con người cần được cung cấp các chất dinh dưỡng để tổn tại, hoạt động và phát triển.
Một chế độ ăn cân đối, hợp lý rất quan trọng và cần thiết đối với con người.
Dinh dưỡng cho người bệnh chính là ăn điều trị.
Ăn điều trị là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp.
Thức ăn cần phải được coi như thuốc, đảm bảo ăn phải được thực hiện nghiêm túc. Dinh dưỡng là một yếu tố điều trị chủ yếu. Dinh dưỡng làm tăng hiệu lực của các phương pháp điều trị khác, giảm tái phát, ngăn ngừa bệnh không tiến triển hoặc chuyển sang mạn tính.
Ăn điều trị có tác dụng trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh như bệnh thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, loét dạ dày, rối loạn lipid máu…
Ăn điều trị làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể, chống lại bệnh tật đặc biệt ở những người bệnh bị nhiễm độc và nhiễm khuẩn hàng ngày như lao, thương hàn…)
Ăn điều trị ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa thần kinh thể dịch. Khi cơ chế này bị rối loạn sẽ gây rối loạn ở một số cơ quan, sự rối loạn này thường kèm các rối loạn thực thể.
Ví dụ: Những người bệnh bị tăng độ toan dịch vị thường bị ợ chua, đau vùng thượng vị, có cảm giác có thắt ở ngực. Nếu người bệnh ăn giảm thức ăn có acid, chia nhỏ nhiều bữa gần nhau thì tăng tiết dịch vị cũng mất đi, từ đó người bệnh sẽ giảm các triệu chứng trên.
Ăn điều trị có vai trò trong phục hồi cơ thể: người bệnh sau mổ, bỏng, suy dinh dưỡng…
Ăn điều trị có tác dụng phòng bệnh.
Ăn điều trị có vai trò trong một số bệnh chuyển hóa: rối loạn lipid, đái tháo đường, gout. Ví dụ: người bệnh bị gout do lắng đọng acid uric gây viêm khớp, nếu người bệnh biết thức ăn có nhân purin sẽ giảm acid uric trong máu, việc tuân thủ chế độ ăn giúp người bệnh mắc gout tránh đợt cấp tái phát hay chuyển sang mạn tính.
Chính vì vậy Dinh dưỡng đúng và đủ là hết sức cần thiết. Khi để người bệnh tự ăn, người bệnh có thể ăn no quá hoặc ăn không đủ (thiếu hay thừa dinh dưỡng) đều ảnh hưởng tới sức khỏe và điều trị.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng mọi cán bộ y tế phải có trách nhiệm giải thích cho người bệnh để họ tự nguyện thực hiện y lệnh ăn giống như thuốc chữa bệnh.
Giải pháp tăng cường chế độ dinh dưỡng bệnh lý cho người bệnh
Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện tốt thông tư 08/2011 của Bộ Y tế về công tác Dinh dưỡng – tiết chế.
Bệnh viện xây dựng kế hoạch hoạt động công tác dinh dưỡng cho từng năm trong toàn bệnh viện.
Chỉ đạo giám sát chặt chẽ sự phối hợp của Khoa Dinh dưỡng, Khoa Lâm sàng, phòng Điều dưỡng và các đơn vị khác trong bệnh viện, cụ thể như sau:
Khoa dinh dưỡng
Tổ chức chế biến các chế độ ăn theo nhu cầu bệnh lý của người bệnh tại các khoa Lâm sàng
Thống nhất ký hiệu cho từng chế độ ăn.
Xây dựng các chế độ ăn bệnh lý.
Cung cấp xuất ăn cho người bệnh.
Tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động dinh dưỡng và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hoạt động phối hợp trong bệnh viện
Tổ chức sinh hoạt màng lưới dinh dưỡng trong toàn bệnh viện.
Phối hợp với các khoa lâm sàng đưa ra chẩn đoán dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.
Tổ chức tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh
Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú, nội trú.
Tham dự hội chẩn dinh dưỡng phối hợp với các bác sĩ lâm sàng.
Phối hợp với các khoa Lâm sàng phổ biến kiến thức về dinh dưỡng điều trị cho người bệnh và gia đình người bệnh.
Đào tạo, nghiên cứu khoa học dinh dưỡng
Tiến hành các nghiên cứu khoa học làm bằng chứng giúp công tác dinh dưỡng được liên tục cải tiến, cập nhật.
Cập nhật các kiến thức dinh dưỡng cho điều dưỡng khoa dinh dưỡng, điều dưỡng khoa lâm sàng
Đào tạo kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm tuân thủ các quy định về dinh dưỡng cho công nhân công ty đấu thầu.
Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Bác sĩ dinh dưỡng, Điều dưỡng – kỹ thuật viên dinh dưỡng tiết chế
Khoa lâm sàng
Thực hiện tốt nội dung “Chăm sóc Dinh dưỡng” theo thông tư 07/2011- BYT Hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh:
Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.
Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.
Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.
Xây dựng chức năng nhiệm vụ của các vị trí có liên quan
Trưởng khoa lâm sàng
Bác sỹ điều trị
Điều dưỡng trưởng khoa
Thành viên mạng lưới dinh dưỡng
Điều dưỡng viên.
Phòng điều dưỡng
Giám sát quy trình
Điều dưỡng viên.
Nhập nguyên liệu sản xuất xuất ăn.
Bàn giao, vận chuyển xuất ăn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cấp phát xuất ăn tới người bệnh.
Lắng nghe các phản hồi của các đơn vị và của người bệnh, thân nhân
Dự họp các buổi tư vấn cho người bệnh, người nhà tại các đơn vị.
Dự sinh hoạt màng lưới dinh dưỡng bệnh viện hàng tháng.
Đề xuất với khoa Dinh dưỡng đào tạo cho điều dưỡng bệnh viện về kiến thức dinh dưỡng.
Phối hợp với khoa lâm sàng, khoa Dinh dưỡng nghiên cứu, cải tiến các quy trình dinh dưỡng.
Phối hợp với khoa Dinh dưỡng, các đơn vị tổ chức bình xét thi đua khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác dinh dưỡng.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản (tập II) – Vụ khoa học và đào tạo, Bộ Y tế năm 2010. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Dinh dưỡng và lâm sàng thực phẩm Nhà xuất bản y học, 2006.
Đinh Thị Kim Liên, “Tầm quan trọng của Dinh dưỡng”.
Thông tư 07/ 2011 – BYT về Hướng dẫn Công tác chăm sóc Người bệnh trong bệnh viện.
Thông tư 08/2011 – BYT về Hướng dẫn Công tác Dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện.
Tài liệu thực hành dinh dưỡng lâm sàng cho điều dưỡng, trung tâm dinh dưỡng – Bệnh viện Bạch Mai, 2012.
Một số quy trình theo chuẩn ISO của Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai.