Nội dung

Tán sỏi ngoài cơ thể định vị bằng x quang  hoặc siêu âm

Đại cương

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp dùng một nguồn phát ra sóng chấn động điều trị sỏi thận và niệu quản ít xâm lấn, an toàn. Chùm sóng chấn động này được tập trung vào một tiêu điểm, điều khiển sao cho tiêu điểm này rơi vào đúng vị trí sỏi dưới hướng dẫn của siêu âm hay tia X. Khi chùm sóng chạm vào mặt trước của viên sỏi, do sự khác biệt về trở kháng, bề mặt của sỏi sẽ sinh ra một lực ép lớn hơn lực căng bề mặt của viên sỏi làm bề mặt của viên sỏi vỡ ra.             

Chỉ định  

Sỏi thận

Sỏi thận ≤ 2,5 cm, thận ứ nước

Với sỏi thận > 2,5 cm  tùy từng người bệnh cụ thể.

Sỏi niệu quản 1/3 trên: sỏi niệu quản có thận ứ nước ≤ độ 2, kích thước

Chống chỉ định

Chống chỉ định tương đối: Nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp.

Chống chỉ định tuyệt đối: có thai, rối loạn đông máu, tắc nghẽn đường tiết niệu bên dưới vị trí sỏi. 

Chuẩn bị

Người thực hiện 

Bác sĩ chuyên khoa.

01 điều đưỡng chuyên khoa (hoặc kỹ thuật viên chuyên khoa).

Phương tiện

Hệ thống máy tán sỏi ngoài cơ thể.

Áo chì: 02 chiếc

Hộp chống sốc

Seduxen 10mg x 01 ống

Nospa 40mg x 02 ống

Natriclorua 0,9% x 1500ml

 

Nước cất: 10 lít

Dây truyền huyết thanh x 01 bộ

Bơm kim tiêm 5 ml x 02 cái

Bơm kim tiêm 10 ml x 02 cái 

Găng vô trùng x 02 đôi

Người bệnh  

Xét nghiệm máu (công thức máu, chức năng đông máu, ure, creatinin máu)

Cấy nước tiểu, tổng phân tích nước tiểu và tế bào niệu. 

Siêu âm bụng, chụp phim bụng, chụp phim có thuốc cản quang, đo điện tim.

Người bệnh được thụt tháo phân trước khi tán sỏi, đi tiểu trước khi tán sỏi.

Đặt sonde JJ niệu quản bên có sỏi trong một số trường hợp cụ thể cần thiết (ví dụ như sỏi có đường kính > 1,5cm).

Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án đã được ghi chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể và hồ sơ được mang theo đến phòng tán sỏi bao gồm cả film X quang và film UIV.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ 

Tên tuổi người bệnh.

Kiểm tra người bệnh 

Đo huyết áp, nhịp tim trước khi làm thủ thuật.

Thực hiện kỹ thuật

Bước 1:  

Kiểm tra máy tán sỏi và hệ thống định vị.

Kết nối hệ thống điện với hệ thống máy tán sỏi.

Kiểm tra khối lượng nước cung cấp cho hệ thống tán: 10 lít nước (9 lít nước cất + 1 lít natriclorua 0,9%).

Thay điện cực mới.

Khởi động máy tán sỏi và hệ thống định vị. Kiểm tra sự hoạt động của bàn nằm tán sỏi.

Cho người bệnh nằm vào giường (bàn) tán theo tư thế nằm ngửa và hướng hông lưng bên thận có sỏi vào bầu tán; Người bệnh được lắp monitoring theo dõi mạch, huyết áp, SpO2; đeo bảo vệ tai người bệnh.

Truyền dịch: natriclorua 0,9 % x 500 ml, 20 giọt/phút 

Tiêm 02 ống nospa 40mg tĩnh mạch chậm và tiêm ½ ống seduxen 10 mg tĩnh mạch chậm.

Bước 2: định vị trí tán

Định vị kiểm tra và điều chỉnh sao cho vị trí sỏi cần tán nằm trùng với tâm điểm tán ở các góc độ.

Bước 3: tiến hành tán sỏi

Sau khi người bệnh đã được chuẩn bị xong như ở bước 1 và xác định được vị trí tán.

Bắt đầu tán với tần số phát xung thấp, sau khi phát xung được 2000 xung thì có thể chuyển sang tần số nhanh hơn; bắt đầu tán với cường độ của xung thấp sau đó tăng dần cường độ nếu người bệnh chịu được (không bị đau). Tổng liều phát xung không quá 3000 với 100% công xuất đối với sỏi thận và 4000 đối với sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên.

Kiểm tra lại định kỳ (cách 15 phút 1 lần) xem vị trí của sỏi có nằm đúng tâm tán không. Kiểm tra lại ngay khi thấy người bệnh tự ý thay đổi tư thế.

Thời gian cho 1 lần tán sỏi kéo dài khoảng 1 giờ. Sau khi tán sỏi xong người bệnh nằm lưu lại tại phòng chờ 1-2 giờ, sau đó được chuyển về bệnh phòng theo dõi tiếp 1-2 ngày.

Theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 và ghi vào hồ sơ.

Kiểm tra lại sau khi kết thúc liều tán xem tình trạng sỏi sau tán.

Bước 4: 

Chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị để đánh giá hiệu quả điều trị.

Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích.

Điều trị phối hợp

Giảm đau:  uống nospa 0,04 g x 4 viên/ngày x 7-14 ngày sau tán

Kháng sinh: noroxin 400mg x 02 viên/ngày chia 2 lần x 7 ngày

Thuốc tăng cường tống sỏi ra ngoài: rowatinec 300mg x6 viên/ ngày chia 3 lần x 14 ngày sau tán sỏi.

Theo dõi

Sau tán sỏi: đái máu, chấn thương thận, nhiễm trùng, tắc nghẽn.

Sau ra viện: kiểm tra lại sau 1 tháng, 3 tháng: siêu âm thận tiết niệu, chụp Xquang, kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu.

Tai biến và xử trí

Đái máu đại thể, đái máu vi thể, vỡ thận, vỡ lách, vỡ gan, tắc nghẽn đường tiểu.

Phối hợp với ngoại khoa: khi có một trong các biến chứng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc nghẽn đường tiểu gây ứ nước bể thận, vỡ thận gây đái máu đại thể, vỡ gan, lách. 

Tài liệu tham khảo

Martin X, Mestas J.L, et al (1986). Ultrasound Stone Localisation for Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy. British Journal of Urology, Vol 58, Issue 2-4, P 349 – 352.

Sauerbruch, Tilman et al (1986). Fragmenttation of Gallstones by Extracorporeal Shock Waves, New England Journal of Medicine,  27, vol 314, No. 13, pp 818 – 822.

Sackmann, MD., Michael (1988). Shock – Wave Lithotripsy of Gallblader stones, New England Journal of  Medicine, Feb. 18, 8; vol. 318 No. 7, pp. 393 – 397.