Nội dung

Bài giảng chàm thể tạng (viêm da cơ địa ) (atopic dermatitis, atopic eczema)

 

Xác định chẩn đoán:

Khi bệnh nhân có ≥3 tiêu chuẩn chính +≥3 tiêu chuẩn phụ theo tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka.

Dưỡng da, giữ ẩm

Tắm:

Ngâm hoặc tắm nước ấm 15 phút / ngày.

Tránh chất tẩy rửa.

Dùng xà phòng tắm pH trung tính, không chất tạo mùi.

Thoa chất giữ ẩm

Dùng chất giữ ẩm đều đặn, liên tục

Thoa ngay khi bệnh nhân tắm xong và thoa nhiều lần trong ngày cách nhau 4 giờ.

Khối lượng: người lớn khoảng 600 g/tuần, trẻ em khoảng 250g / tuần.

Tham vấn, giáo dục sức khỏe

Cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Hiểu rõ về bệnh và khả năng đáp ứng với điều trị

Thời gian điều trị

Khả năng tái phát

Tránh cào gãi

Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

Bôi corticosteroids

Là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm da cơ địa.

Tùy theo tuổi, vị trí, tính chất thương tổn, đáp ứng của bệnh nhân… mà chọn loại mạnh yếu khác nhau.

Loại mạnh, dùng khoảng 2 – 4 tuần, để giảm triệu chứng nhanh. Sau đó nên chuyển sang loại nhẹ hơn, dùng 2 lần/ tuần để duy trì.

Liều: không quá 45g/tuần loại mạnh, 100g/tuần loại trung bình hoặc yếu [1 Fingertip Unit (FTU) = 0,5 g thuốc, dùng cho 2% diện tích thương tổn].

Thời gian duy trì : Từ 2 đến 16 tuần.

Bôi ức chế calcineurin

Là chọn lựa thứ hai cho điều trị viêm da cơ địa.

Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Không dùng cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Dùng lượng thuốc nhỏ cần thiết để kiểm soát bệnh.

Thoa 2 lần / ngày tối đa 3 tuần giảm còn 1 lần / ngày.

Thời gian: khi không còn tổn thương thì ngưng (có thể kéo dài 3 năm)

Chú ý tác dụng phụ: đỏ da, nóng, ngứa, viêm nang lông, nhiễm siêu vi, nhạy cảm với nóng và lạnh, không dung nạp rượu.

Kháng histamine

Là điều trị hỗ trợ trong viêm da cơ địa.

Có tác dụng giảm ngứa, cải thiện giấc ngủ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Nên dùng nhóm có tác dụng an thần.

Tránh các yếu tố thúc đẩy

Thói quen cào gãi

Stress

Nhiễm trùng da

Các chất tiếp xúc kích thích

Các dị nguyên từ thức ăn

Các dị nguyên từ không khí

Vải len

Môi trường nóng, tăng tiết mồ hôi

Tâm lý liệu pháp

Cải thiện mối quan hệ trong gia đình và xã hội

Giảm tỷ lệ bỏ học, bỏ việc

Giảm mặc cảm với bệnh tật

Giảm cào gãi theo thói quen

Đôi khi phải kết hợp với Bác sỹ tâm thần

Bôi các dung dịch sát khuẩn

Khi thương tổn giai đoạn cấp tinh, chảy dịch nhiều.

Kết hợp với tắm hoặc đắp thuốc tím pha loãng 1/10.000

Đánh giá mức độ nặng :

Theo thang điểm SCORAD

SCORAD

SCORAD từ 25 – 50          : Trung bình

SCORAD > 50        : Nặng

Nhập viện

Khi thương tổn lan tỏa

Không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị

Biến chứng đỏ da toàn thân

Dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Tài liệu tham khảo:

Hanifin JM, Cooper KD, Ho VC, et al (2004), “Guidelines of care for atopic dermatitis, developed in accordance with the American Academy of Dermatology (AAD)/American Academy of Dermatology Association ‘Administrative Regulations for Evidence-Based Clinical Practice Guidelines”. J Am Acad Dermatol 50, pp.391 -404.

Kohno, Y. (2010), “[Guidelines for the treatment of atopic dermatitis: epidemiology of atopic dermatitis]”. Arerugi = [Allergy], 59(11), 1533-1538.

Lynde, C., Barber, K., Claveau, J., Gratton, D., Ho, V., Krafchik, B., et al. (2005), “Canadian practical guide for the treatment and management of atopic dermatitis”. Journal of cutaneous medicine and surgery, 8 Suppl 5, 1-9.

Ohtsuki, M. (2009), “Tacrolimus ointment for the treatment of atopic dermatitis”.

Arerugi = [Allergy], 58(5), 499-506.

Pariser, D. (2009), “Topical corticosteroids and topical calcineurin inhibitors in the treatment of atopic dermatitis: focus on percutaneous absorption”. American journal of therapeutics, 16(3), 264-273.

Sakari Reitamo, Thomas A Luger, Martin steinhoff (2008), “Textbook of atopic dermatitis”. Informa healthcare.

Saeki, H., Furue, M., Furukawa, F., Hide, M., Ohtsuki, M., Katayama, I., et al. (2009), “Guidelines for management of atopic dermatitis”. The Journal of dermatology, 36(10), 563-577.

Sinclair, W., Aboobaker, J., Jordaan, F., Modi, D., Todd, G. (2008),  “Management of atopic dermatitis in adolescents and adults in South Africa”. South African medical journal = Suid-Afrikaanse tydskrif vir geneeskunde, 98(4 Pt 2), 303-319.

Svensson, A., Chambers, C., Ganemo, A., Mitchell, S. A. (2011), “A systematic review of tacrolimus ointment compared with corticosteroids in the treatment of atopic dermatitis”. Current medical research and opinion, 27(7), 1395-1406.

Tony Burns et al (2010), “Rook’s Textbook of Dermatology”, Wiley – Blackwell.