Nội dung

Bài giảng đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm glasgow

Nguồn : TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – Bộ Y tế 2020

Giới thiệu về thang điểm glasgow

Thang điểm đánh giá người bệnh hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale, viết tắt là GCS) là công cụ đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh một cách lượng hóa. Ban đầu, thang điểm này được thiết lập để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, hiện nay thang điểm Glasgow còn được sử dụng đánh giá người bệnh trong những trường hợp bệnh lý khác. Thang điểm này khá khách quan, đáng tin cậy, có giá trị tiên lượng và rất thuận tiện trong việc theo dõi diễn tiến của người bệnh.

Thang điểm glasgow

Thang điểm có 3 yếu tố, gồm các đáp ứng bằng mắt, lời nói và vận động.

Đáp ứng

Mức độ

Điểm

Mắt

Mở mắt tự nhiên

4

Mở mắt khi ra lệnh

3

Mở mắt khi gây đau

2

Không mở mắt

1

Lời nói

Nói trả lời đúng

5

Trả lời hạn chế

4

Trả lời lộn xộn

3

Không rõ nói gì

2

Không nói

1

Vận động

Đáp ứng đúng khi ra lệnh

6

Đáp ứng đúng khi gây đau

5

Co chi lại, cử động không tự chủ

4

Co cứng mất vỏ

3

Duỗi cứng mất vỏ

2

Nằm yên không đáp ứng

1

Sau khi cho điểm chi tiết của mỗi đáp ứng, cộng tổng số điểm của ba loại đáp ứng được theo dõi, kết quả được đánh giá như sau:

Tổng điểm của 3 loại đáp ứng

Đánh giá

15 điểm

Bình thường

9 – 14 điểm

Rối loạn ý thức nhẹ

6 – 8 điểm

Rối loạn ý thức nặng

4 – 5 điểm

Hôn mê sâu

3 điểm

Hôn mê rất sâu, đe dọa không hồi phục

Tổng điểm càng thấp, tiên lượng càng nặng.

Nếu bệnh nhân hôn mê được đặt ống nội khí quản và thở máy, không đánh giá được lời nói, điểm hôn mê Glasgow chỉ được tính toán dựa trên hai tiêu chí là mở mắt và đáp ứng vận động.  Như vậy, với bệnh nhân hôn mê có đặt ống nội khí quản thì điểm hôn mê Glasgow cao nhất là 10 (T) và thấp nhất là 2 (T) (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3(T) – Hậu tố “T” có thể được thêm vào sau điểm Glasgow để cho biết bệnh nhân được đặt ống nội khí quản. Hậu tố “T” – là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là Tube (ống). 

Nếu bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm hôn mê Glasgow chỉ được đánh giá dựa trên hai tiêu chí là đáp ứng lời nói và đáp ứng vận động.  Như vậy, với bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm Glasgow cao nhất là 11(C) và thấp nhất là 2(C) (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3(C) – Hậu tố “C” có thể được thêm vào sau điểm Glasgow để cho biết bệnh nhân có cả hai mắt tổn thương không thể mở được; Hậu tố “C” là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là Closed (nhắm mắt). 

Áp dụng thang điểm glasgow trong khám người bệnh hôn mê/rối loạn ý thức

Thang điểm Glasgow được thiết lập lúc đầu dùng để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, sau đó thang điểm Glasgow được sử dụng để đánh giá trong những trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn ý thức.

Thực hiện đánh giá người bệnh rối loạn ý thức/hôn mê cũng phải tuân thủ theo các bước khám bệnh. Đánh giá ý thức của người bệnh là một phần trong việc thăm khám và nhận định người bệnh của Điều dưỡng. 

Đánh giá ý thức của người bệnh giúp cho nhận định mức độ hôn mê tại thời điểm đánh giá. Kết quả đánh giá ý thức theo thời gian sẽ giúp đánh giá sự tiến triển tốt hay không tốt của người bệnh hôn mê.

Quy trình thực hành khám đánh giá người bệnh hôn mê theo thang điểm glasgow

TT

Các bước thực hành

Lý  do

1

Người khám: trang phục đúng quy định

 

2

Chuẩn bị dụng cụ:

Thang điểm Glasgow

Đèn soi (đèn pin)

Dụng cụ khám vận động (nếu có)

Đảm bảo đủ phương tiện để khám

3

Chuẩn bị người bệnh:

Giải thích cho người bệnh và /hoặc gia đình

GĐ người bệnh

Tư thế: NB nằm trên giường hoặc cáng

(nếu ở phòng khám không đủ giường)

 

4

Quan sát người bệnh, chú ý quan sát mắt, tư thế, cử động của chi, lời nói.

Phát hiện dấu hiệu bất thường của người bệnh.

5

Nếu thấy NB nằm im, người khám thực hiện lay, gọi NB.

Đánh giá đáp ứng của NB khi lay, gọi (xem NB có mở mắt, trả lời không?)

6

Nếu NB tỉnh, đặt câu hỏi cho NB trả lời (câu hỏi đơn giản –  tên, tuổi, quê ở đâu?)

Kiểm tra đáp ứng của người bệnh bằng lời nói.

7

NB tỉnh, yêu cầu làm một số động tác đơn giản như co tay, co chân.

Kiểm tra đáp ứng vận động của người bệnh.

8

Nếu NB gọi hỏi không biết, người khám thực hiện kích thích gây đau. Dùng ngón cái và bờ ngoài ngón 2 tay thuận véo vào vùng da mỏng (mặt trong đùi, cẳng tay, cánh tay NB).

Kiểm tra đáp ứng vận động của NB khi gây đau.

9

Nhận định người bệnh (dựa vào kết quả điểm) Ghi kết quả điểm theo thang điểm Glasgow. ví dụ cách ghi: Glasgow 10 điểm (mắt: 3; lời nói: 4; vận động 3), lúc 19 giờ 20 phút.

Đánh giá mức độ hôn mê của NB tại thời điểm thăm khám/đánh giá.

10

Thu dọn dụng cụ, vệ sinh tay

 

Bảng kiểm thực hành khám đánh giá người bệnh hôn mê theo thang điểm glasgow

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Người khám: trang phục đúng quy định

 

 

 

2

Chuẩn bị dụng cụ:

 

 

 

3

Chuẩn bị người bệnh:

 

 

 

4

Quan sát người bệnh, chú ý quan sát mắt, tư thế, cử động của chi, lời nói.

 

 

 

5

Nếu thấy NB nằm im, người khám thực hiện lay, gọi NB

 

 

 

6

Nếu NB tỉnh, đặt câu hỏi cho NB trả lời

 

 

 

7

NB tỉnh, yêu cầu làm một số động tác đơn giản như co tay, co chân.

 

 

 

8

Nếu NB gọi hỏi không biết, người khám thực hiện kích thích gây đau. 

 

 

 

9

Nhận định người bệnh. 

Ghi kết quả điểm theo thang điểm Glasgow

 

 

 

10

Thu dọn dụng cụ, vệ sinh tay

 

 

 

Kết luận: Đánh giá người bệnh hôn mê theo thang điểm Glasgow là một phương pháp đánh giá tình trạng ý thức người bệnh. Giúp cho điều dưỡng, bác sĩ nhận biết mức độ hôn mê của người bệnh tại thời điểm đánh giá. Mức độ hôn mê sẽ diễn biến tốt hơn hoặc xấu đi tuỳ theo tiến triển của người bệnh. Khi thực hiện khám và đánh giá mức độ hôn mê dựa theo thang điểm Glasgow sẽ tiến hành đồng thời với các nội dung thăm khám khác trên người bệnh, từ đó điều dưỡng mới có cơ sở đưa ra nhận định và các chẩn đoán chăm sóc phù hợp.

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow

TT

Nội dung

Mức độ đạt

Làm độc lập, không cần  sự hỗ trợ    

(2)

Làm được, cần có sự hỗ trợ

(1)

Không làm hoặc làm sai  

(0)

1

Giải thích các bước đánh giá người bệnh theo thang điểm Glasgow.

 

 

 

2

Thực hiện kỹ năng đánh giá người bệnh theo thang điểm Glasgow.

 

 

 

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Điều dưỡng Ngoại tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục 2008.

Web: Yte 123.com/kham-danh-gia-benh-nhan-hon-me-theo-thang-diem-glasgow.