Nội dung

Bài giảng hỗ trợ người bệnh ăn uống

Nguồn : TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – Bộ Y tế 2020

Giới thiệu

Dinh dưỡng là yếu tố cơ bản để duy trì và nâng cao sức khỏe, dù cơ thể ở tư thế nghỉ ngơi hoàn toàn không hoạt động vẫn tiêu hao một số năng lượng nhất định cung cấp cho các hoạt động bên trong cơ thể để duy trì sự sống. Khi cơ thể bị bệnh nhu cầu về dinh dưỡng lại càng trở nên quan trọng, giúp cho cơ thể có đủ khả năng chống lại bệnh tật và phục hồi sức khỏe. Ngoại trừ những người mắc một số bệnh gây rối loạn chức năng vận động, hấp thu, bài tiết ở ruột (như tắc ruột cơ học, liệt ruột, viêm tụy cấp…), việc nuôi dưỡng người bệnh qua đường tiêu hóa thường được chọn lựa, vì phù hợp với chức năng sinh lý đường tiêu hóa, giá thành thấp và ít xảy ra tai biến. Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa sớm có tác dụng duy trì cấu trúc giải phẫu và chức năng của tế bào niêm mạc ruột, kích hoạt cho hệ thống tiêu hoá sớm trở lại bình thường, hạn chế tình trạng phát tán vi khuẩn và nội độc tố từ đường tiêu hóa vào tuần hoàn (bacterial and endotoxin translocation), duy trì chức năng các cơ quan tiêu hóa khác như tụy và gan.

Vai trò của điều dưỡng viên là đánh giá tình trạng dinh dưỡng, xác định nguy cơ thiếu dinh dưỡng để lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh an toàn, hiệu quả; điều dưỡng viên cần phối hợp với nhóm chăm sóc để kiểm tra chế độ ăn bệnh lý hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ, chủ động mời cán bộ khoa dinh dưỡng tham gia hội chẩn về dinh dưỡng cho các trường hợp bệnh lý liên quan, để xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý, văn hóa, tôn giáo người bệnh. Phối hợp với khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Dưới đây sẽ giới thiệu một số quy trình thực hành hỗ trợ dinh dưỡng:

Hỗ trợ người bệnh ăn/uống qua đường miệng

Cho người bệnh ăn qua ống thông mũi-dạ dày

Hỗ trợ người bệnh ăn uống qua đường miệng

Chỉ định

Áp dụng cho người bệnh có khả năng nhai và nuốt bình thường, không có vết thương ở miệng, trí giác bình thường.

Yêu cầu

Kỹ năng về giao tiếp: thể hiện kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ ân cần, niềm nở, động viên để người bệnh ăn hết khẩu phần.

Kỹ năng về dinh dưỡng:

Chọn thức ăn phù hợp tình trạng bệnh lý, sở thích, tôn giáo của người bệnh; Trình bày khay/ đĩa thức ăn đẹp mắt, nhiều màu sắc để kích thích sự thèm ăn của người bệnh.

Tạo không khí vui vẻ, thoải mái, thích hợp cho bữa ăn.

Hướng dẫn người bệnh và gia đình kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và cách hỗ trợ ăn uống cho người bệnh.

Quy trình thực hành kỹ thuật hỗ trợ người bệnh ăn/uống qua đường miệng

TT

Thực hiện

Lý do

1

Ðiều dưỡng viên rửa tay

Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn

2

Chuẩn bị dung cụ:

Một khay cho ăn, thức ăn theo chỉ định.

Khăn bông

Bát, đĩa, thìa, đũa, cốc nước.

Khay quả đậu.

Chậu đựng nước sạch. – Tấm nilon

Hạn chế gián đoạn trong quá trình thực hiện

3

Nhận định, chuẩn bị người bệnh:

Giải thích cho người bệnh về bữa ăn, sự cần thiết của các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn, động viên người bệnh cố gắng ăn hết khẩu phần.

Đặt người bệnh tư thế thuận lợi: nằm đầu cao 450 hoặc ngồi ăn.

Giúp người bệnh hiểu và hợp tác

Tránh trào ngược

4

Trải tấm nilon cạnh giường, đặt chậu nước để rửa tay

Tránh thức ăn rơi ra giường.

5

Đặt khay quả đậu ở vị trí thuận lợi.

Hứng nước súc miệng.

6

Quàng khăn bông trước mặt, vệ sinh răng miệng, lau mặt cho người bệnh.

Kích thích vị giác giúp người bệnh ăn ngon miệng.

7

Nếu người bệnh có răng giả cần lắp đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.

Đảm bảo an toàn khi ăn, giúp người bệnh nhai tốt và ăn ngon miệng hơn.

8

Lấy thức ăn ra đĩa, cơm ra bát, kiểm tra nhiệt độ thức ăn, thêm gia vị vào thức ăn (nếu cần).

Giúp người bệnh ăn được dễ dàng, ăn được nhiều hơn.

9

Hỗ trợ người bệnh ăn. Bón từng thìa nhỏ cho người bệnh ăn (nếu cần).

Quan sát người bệnh nuốt xem có bị nghẹn, khó thở không

Người bệnh thực hiện bữa ăn an toàn, hiệu quả.

10

Tạo không khí vui vẻ, động viên người bệnh ăn hết khẩu phần ăn của mình.

Tâm lý thoải mái giúp người bệnh ăn được nhiều hơn.

11

Sau khi ăn: Hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh súc miệng, lau miệng.

Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh.

12

Tốt hơn nên cho người bệnh nằm đầu cao 300 – 450 khoảng 30- 60 phút sau khi ăn.

Tránh viêm phổi vì hít phải thức ăn trào ngược.

13

Dặn dò người bệnh/GĐ cho NB nghỉ ngơi tại giường, báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường như nôn, sặc, tím tái…

Dự phòng và phát hiện sớm các tai biến sau khi ăn xong.

14

Thu dọn dụng cụ

Đổ thức ăn thừa vào thùng chứa.

Rửa sạch khay và các dụng cụ khác bằng nước và xà phòng.

Lau khô và để vào nơi quy định.

Chuẩn bị dụng cụ cho bữa ăn sau

15

Ghi hồ sơ:

Ngày giờ ăn, khẩu phần ăn

Bệnh nhân tự ăn hay cần giúp đỡ

Lý do bệnh nhân ăn ít hay không ăn 

Thức ăn gì bệnh nhân không ăn được. 

Tên người cho ăn

Quản lý, theo dõi người bệnh Đảm bảo tính pháp lý.

Bảng kiểm kỹ thuật hỗ trợ người bệnh ăn/uống qua đường miệng

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Rửa tay

 

 

 

2

Chuẩn bị dụng cụ

 

 

 

3

Nhận định, chuẩn bị người bệnh

 

 

 

4

Trải tấm nilon cạnh giường, đặt chậu nước để rửa tay.

 

 

 

5

Đặt khay quả đậu ở vị trí thuận lợi.

 

 

 

6

Quàng khăn bông trước mặt, vệ sinh răng miệng, mặt cho người bệnh.

 

 

 

7

Kiểm tra, vệ sinh, lắp răng giả chắc chắn

 

 

 

8

Lấy cơm, thức ăn, kiểm tra nhiệt độ thức ăn,

 

 

 

9

Hỗ trợ người bệnh ăn. Quan sát người bệnh nuốt.

 

 

 

10

Tạo không khí vui vẻ, động viên NB

 

 

 

11

Hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh súc miệng, lau miệng.

 

 

 

12

Cho người bệnh nằm đầu cao 300 – 450 khoảng 30- 60 phút sau khi ăn.

 

 

 

13

Dặn dò người bệnh nghỉ ngơi, thông báo khi có triệu chứng bất thường.

 

 

 

14

Thu dọn dụng cụ

 

 

 

15

Ghi hồ sơ

 

 

 

Cho người bệnh ăn qua ống thông mũi – dạ dày

Định nghĩa

Cho người bệnh ăn qua ống thông mũi – dạ dày là kỹ thuật đưa ống thông qua đường mũi hoặc miệng vào dạ dày để bơm hoặc truyền thức ăn cho người bệnh cấp cứu hoặc nặng, không tự mình ăn được.

Áp dụng

Người bệnh không thể tự nhai, nuốt hoặc có nguy cơ sặc khi nuốt.

Đang đặt ống nội khí quản, hoặc mở khí quản.

Trẻ sơ sinh non yếu, hở hàm ếch không bú được, bú bị sặc

Không áp dụng

Tổn thương thực quản: Bỏng do acid, kiềm, áp xe thành họng, lỗ thông thực quản.

Tắc ruột, bán tắc ruột, hẹp khít môn vị.

Đang nôn mửa.

Tiêu chảy sau viêm phúc mạc, sau thủng tạng rỗng

Nguyên tắc an toàn khi cho người bệnh ăn qua ống thông mũi-dạ dày

Phải chắc chắn ống thông đã vào dạ dày: Phương pháp kiểm tra dạ dày thử trên giấy quỳ là cách tốt nhất để xác định vị trí ống vào đúng trong dạ dày. Nếu dùng phương pháp bơm hơi để thử, lượng khí bơm vào không quá 30ml ở người lớn và 5ml ở trẻ sơ sinh.

Khi đặt ống thông vào dạ dày có thể gây phản xạ thần kinh X, có thể gây chậm nhịp tim, cần nghe tim trước và sau khi đặt ống thông dạ dày.

Mỗi lần cho ăn phải kiểm tra vị trí ống thông, dịch tồn lưu của dạ dày

Dùng muỗng cà phê lấy ít nước thấm môi, để không bị khô môi và để tập phản xạ nuốt tốt hơn, thuận tiện rút ống thông.

Nếu không có tình trạng nhiễm khuẩn, vỡ ống hoặc bị tắc ống thì không nên thay ống thường xuyên.

Không được dùng ống thông bằng chlorure de polyvinyl để nuôi dưỡng đường tiêu hóa. Do chất liệu này cứng có thể gây hoại tử mô, loét thực quản – dạ dày, rò thực quản – khí quản ở người bệnh thông khí nhân tạo.

Vệ sinh răng miệng cho người bệnh 2 lần/ngày

Không đặt ống thông qua đường mũi khi người bệnh bị viêm mũi, chảy máu cam, polyp mũi.

Các cách kiểm tra ống dẫn để chắc chắn ống vào tới dạ dày (3 cách)

Lắp bơm tiêm vào đầu ống hút thử xem có dịch dạ dày không.

Nhúng đầu ống vào chén nước xem có sủi bọt không (nếu có sủi bọt theo nhịp thở là đưa nhầm ống vào đường khí quản).

Dùng bơm tiêm bơm hơi vào ống thông đồng thời dùng ống nghe để xem hơi có vào dạ dày không.

Cách cho thức ăn vào ống thông

Cho ăn bằng phễu: cho thức ăn chảy từ từ, không dùng áp lực để đẩy cho chảy nhanh. Khoảng cách giữa các lần cho ăn 4-6 giờ.

Cho ăn nhỏ giọt: nếu người bệnh bị chướng hơi sau ăn, hoặc có trào ngược thức ăn nên cho ăn nhỏ giọt chậm qua túi ăn có nút điều chỉnh giọt. Cho ăn 6-8 lần/ngày. Túi cho ăn phải thay sau 24 giờ.

Quy trình thực hành kỹ thuật cho người bệnh ăn qua ống thông mũi – dạ dày

Nhận định

Tình trạng mũi, niêm mạc mũi

Tình trạng thực quản, bụng

Tình trạng vệ sinh ống thông, thời gian lưu ống (nếu cho ăn lần sau)

Tình trạng dịch tồn lưu trong dạ dày (nếu cho ăn lần sau)  Vị trí ống thông (nếu cho ăn lần sau).

Sự hiểu biết và hợp tác của người bệnh và thân nhân

Nhận định các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ đặt nhầm ống thông vào khí quản do người bệnh mất phản xạ nuốt

Nguy cơ người bệnh bị viêm phổi hít sau khi đặt ống

Nguy cơ tụt ống do cố định không tốt, do người bệnh rút ống

Nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa do vệ sinh ống thông kém

Dụng cụ

Khay vô khuẩn 

Ống thông Levine (trẻ nhỏ dùng thông Nelaton)

Hình 1. Ống thông dạ dày

Hình 2. Các kích cỡ ống thông

Gạc miếng

Đè lưỡi

Phễu, bơm tiêm hoặc aceptosyringe

Cốc đựng dầu nhờn (dầu paraphin)

 

Hình 3. Bơm tiêm, aceptosyringe

Khay sạch

Lọ cắm 2 kẹp

Bình đựng thức ăn – số lượng thức ăn tùy thuộc vào bệnh lý và chỉ định của bác sĩ, thức ăn lỏng (sữa, súp, nước sinh tố trái cây hoặc thức ăn đóng hộp đã pha) nhiệt độ thức ăn 370C.

Ly đựng nước uống

Bát đựng thức ăn

Tăm bông để vệ sinh mũi

Khăn bông lớn

Tấm nilon

Găng tay sạch

Lọ dầu nhờn

Ống nghe; giấy thử

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

Băng dính, kéo cắt băng

Kim băng; dây thun

Khay hạt đậu

Túi đựng rác y tế

Bình phong (nếu đặt tại giường bệnh)

Các bước thực hiện

TT

Thực hiện

Lý  do

1

Chuẩn bị người bệnh:

Giải thích cho NB và gia đình về sự khó chịu khi đặt ống thông, động viên NB tuân theo sự hướng dẫn của điều dưỡng trong khi đặt ống thông.

Che bình phong

Đặt người bệnh nằm đầu cao 30 – 600 mặt nghiêng về một bên hoặc ngồi.

Trẻ sơ sinh, bệnh nhân hôn mê phải cho nằm nghiêng đầu thấp.

Người bệnh hiểu và hợp tác

Đảm bảo tế nhị cho người bệnh. Không làm ảnh hưởng người bệnh khác. 

Tư thế giúp việc đặt ống thông qua mũi hầu dễ dàng. Tránh thức ăn trào vào đường hô hấp.

2

Điều dưỡng: rửa tay, kiểm tra, sắp xếp dụng cụ hợp lý.

KSNK; phòng gián đoạn trong quá trình thực hiện, thuận tiện thao tác.

3

Choàng tấm nylon và khăn bông che cổ, ngực người bệnh.

Tránh chất tiết dính vào áo người bệnh.

A. Đặt ống thông dạ dày

1-3

Thực hiện các bước từ 1 đến 3 như trên

 

4

Vệ sinh 2 lỗ mũi nhẹ nhàng (đặt qua mũi), tránh gây kích thích làm người bệnh tăng tiết dịch nhầy.

Giảm bớt sự nhiễm bẩn từ mũi vào dạ dày khi đặt ống thông.

5

Đặt khay hạt đậu cạnh má người bệnh.

Hứng dịch chảy ra.

6

Mang găng tay sạch.

Hạn chế nhiễm khuẩn.

7

Đo ống (tránh để ống thông chạm lên người bệnh trong khi đo ống).

Từ cánh mũi tới dái tai, từ dái tai tới mũi ức.

Hoặc từ cung răng hàm trên tới rốn.

Xác định chính xác độ dài từ mũi tới tâm vị.

Hình 4. Đo ống

8

Làm dấu bằng băng dính nhỏ dán quanh ống nơi vị trí vừa đo.

Đảm bảo đưa ống vào đúng vị trí

Hình 5. Làm dấu bằng băng dính

9

Bôi trơn đầu ống thông 7-10 cm bằng chất trơn tan trong nước hoặc nhúng đầu ống thông vào ly nước.

Đưa ống thông qua đoạn hầu họng được dễ dàng.

Tránh tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

10

Đưa ống thông qua mũi (hoặc miệng) đến hầu theo hướng chếch lên trên.

Giúp đưa ống thông tới hầu

Hình 6. Đưa ống thông qua mũi

Hình 7. Nuốt ít nước khi đặt

11

Kiểm tra ống qua khỏi hầu (Dùng đè lưỡi nếu cần)

Xác định vị trí ống thông đã qua khỏi hầu

 

 

Hình 8. Kiểm tra ống qua hầu bằng que đè lưỡi

12

Đẩy tiếp ống thông vào sâu trong thực quản tới tâm vị: Hướng dẫn người bệnh nuốt, đưa ống thông theo nhịp nuốt của người bệnh (2,5 – 5 cm cho mỗi lần nuốt), đến mức đánh dấu.

Người bệnh giảm kích thích, không bị ho, không buồn nôn, ống thông không đi nhầm vào khí quản.

13

Kiểm tra vị trí ống thông:

Hút dịch vị quan sát màu sắc, kiểm tra độ pH bằng giấy quỳ.

Bơm 20- 30 ml khí vào dạ dày và đặt ống nghe vùng thượng vị kiểm tra (trẻ sơ sinh

Xác định chính xác ống thông vào đúng trong dạ dày.

14

Cố định ống thông trên mũi hoặc bên má.

Tránh tuột ống ra ngoài

 

Hình 9. Chuẩn bị băng dính cố định

 

 

 

Hình 10. Cố định ống thông trên mũi

B. Cho ăn qua ống thông

1

Gắn phễu (hoặc vỏ bơm tiêm, aceptosyringe) vào đầu ống thông. Cho ít nước vào ống để tráng ống.

Thức ăn qua ống thông dễ dàng hơn. Trơn lòng ống tránh bám dịch thức ăn trong lòng ống.

2

Cho ăn: Đặt phễu cao hơn dạ dày người bệnh 50 cm. Rót thức ăn vào phễu từ từ, liên tục. Theo dõi tình trạng người bệnh nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Khi cho ăn, điều dưỡng có thể hướng dẫn GĐ người bệnh cho NB ăn.

* Nếu cho NB ăn những lần sau, khi đã có sẵn ống thông:

Trước khi rót/bơm thức ống thông, dùng bơm tiêm 50 ml, hút qua ống thông kiếm tra xem thức ăn cho ăn lần trước còn hay hết? để tính số định lượng cho ăn lần này.

Hạn chế sự kích thích dạ dày, nôn mửa. Tránh khí vào dạ dày.

Hình 11. Rót thức ăn vào phễu

3

Tráng ống bằng 20 ml nước ấm.

Giảm bớt sự bám dính thức ăn và lên men thức ăn trong lòng ống.

4

Gập đuôi ống giữ dòng nước trong lòng ống, lau khô và che kín đuôi ống thông.

Tránh không khí và côn trùng vào ống thông.

5

Cố định ống (lên vai áo nếu người bệnh đi lại nhiều hoặc lên gối nếu nằm lâu tại chỗ).

Gọn gàng tiện nghi cho người bệnh.

6

Lau sạch miệng, mũi người bệnh.

Giúp người bệnh tiện nghi.

7

Duy trì tư thế đầu cao 30 – 600 khoảng 30 – 60 phút sau khi ăn. 

Theo dõi nhận định người bệnh sau khi ăn (quan sát hiện tượng trào ngược).

Hạn chế sự trào ngược thức ăn.

8

Cho bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái

Người bệnh thoải mái

9

Thu dọn và xử lý dụng cụ

Bảo quản dụng cụ và có sẵn dụng cụ cho lần ăn kế tiếp.

10

Ghi hồ sơ:

Ngày giờ cho ăn.

Thời gian đặt ống thông

Số lượng, màu sắc, tính chất dịch tồn lưu.

Loại thức ăn, số lượng

Tình trạng của bệnh nhân khi đặt ống, trong và sau khi cho ăn.

Thuận lợi khó khăn khi đặt ống – Tên người làm thủ thuật.

Theo dõi, chăm sóc người bệnh

Đảm bảo tính pháp lý

C. Kỹ thuật rút ống thông (rút khi thay ống thông, hoặc dừng cho ăn qua thông)

1

Tháo băng dính cố định ở mũi hoặc má người bệnh

Dễ dàng khi rút ống

2

Gập ống lại, lót gạc rút ống dần dần ra.

Tránh dịch dạ dày rơi vào khí quản

3

Lau sạch miệng, mũi cho người bệnh súc miệng (nếu được)

Giúp người bệnh dễ chịu

4

Thu dọn dụng cụ, rác thải Rửa tay 

Kiểm soát nhiễm khuẩn

5

Ghi hồ sơ

Thời gian rút ống

Thuận lợi, khó khăn khi rút ống

Ghi nhận điều dưỡng đã thực hiện thủ thuật.

Đảm bảo quy định pháp lý

Bảng kiểm kỹ thuật cho người bệnh ăn qua ống thông mũi – dạ dày

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Chuẩn bị người bệnh

 

 

 

2

Điều dưỡng rửa tay,

Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ

 

 

 

3

Choàng tấm nilon và khăn bông che cổ, ngực người bệnh.

 

 

 

Kỹ thuật đặt ống

4

Vệ sinh lỗ mũi

 

 

 

5

Đặt khay hạt đậu cạnh má người bệnh.

 

 

 

6

Mang găng tay sạch.

 

 

 

7

Đo ống

 

 

 

8

Đánh dấu vị trí vừa đo.

 

 

 

9

Bôi trơn đầu ống thông

 

 

 

10

Đưa ống thông qua mũi (hoặc miệng) đến hầu

 

 

 

11

Kiểm tra ống qua khỏi hầu

 

 

 

12

Đưa ống thông qua hầu, thực quản vào dạ dày.

 

 

 

13

Kiểm tra vị trí ống thông

 

 

 

14

Cố định ống thông

 

 

 

Kỹ thuật cho ăn

15

Gắn phễu vào đầu ống thông, tráng ống

 

 

 

16

Rót thức ăn vào phễu từ từ, liên tục.

* Hút thử dịch/thức ăn trước khi rót thức ăn (nếu cho ăn lần sau)

 

 

 

17

Tráng ống bằng nước ấm

 

 

 

18

Gập đuôi ống, cố định và bảo quản đuôi ống thông

 

 

 

19

Cố định ống thông

 

 

 

20

Lau sạch miệng, mũi người bệnh.

 

 

 

21

Đặt tư thế sau khi ăn.

Theo dõi người bệnh sau khi ăn

 

 

 

22

Cho người bệnh nằm ở tư thế thoải mái

 

 

 

23

Thu dọn và xử lý dụng cụ

 

 

 

24

Ghi hồ sơ

 

 

 

Kỹ thuật rút ống

25

Tháo băng dính cố định

 

 

 

26

Gập ống lại, lót gạc rút ống dần dần ra.

 

 

 

27

Lau sạch miệng, mũi cho người bệnh, súc miệng

 

 

 

28

Thu dọn dụng cụ, rác Rửa tay.

 

 

 

29

Ghi hồ sơ

 

 

 

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành hỗ trợ người bệnh ăn uống

TT

Năng lực

Mức độ đạt

 

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ (2)

Làm được, cần có sự hỗ trợ (1)

Không làm hoặc làm sai (0)

1

Nhận định được nhu cầu của người bệnh về áp dụng các biện pháp hỗ trợ ăn uống.

 

 

 

2

Thực hiện kỹ thuật hỗ trợ người bệnh ăn/uống qua đường miệng: đảm bảo đúng quy trình, an toàn và phù hợp với tình trạng người bệnh.

 

 

 

3

Thực hiện kỹ thuật cho người bệnh ăn qua ống thông mũi – dạ dày: đảm bảo đúng quy trình, an toàn và phù hợp với tình trạng người bệnh.

 

 

 

4

Hướng dẫn được gia đình người bệnh hỗ trợ người bệnh ăn/uống phù hợp với người bệnh và theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

 

 

 

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Bộ Y tế (2012). Bài giảng kỹ năng điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.