Nội dung

Bài giảng hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh

Nguồn : TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI – Bộ Y tế 2020

Giới thiệu

Khi con người bị đau ốm, sức đề kháng của cơ thể đối với ngoại cảnh cũng như đối với các loại vi khuẩn sẽ giảm đi, nguy cơ bị nhiễm vi sinh vật ở người bệnh cao hơn người khoẻ. Chăm sóc vệ sinh cho người bệnh là một nhu cầu cơ bản hàng ngày, đặc biệt khi người bệnh nằm lâu, hạn chế vận động, không tự chăm sóc được. Nếu vệ sinh cá nhân kém, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc, gây bội nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị bệnh. Mặt khác, vệ sinh cơ thể sẽ giúp tăng cường tuần hoàn, thông thoát mồ hôi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chăm sóc vệ sinh còn làm tăng cường mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và người bệnh, giúp điều dưỡng viên phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và phòng ngừa các biến chứng do vệ sinh kém gây ra.

Nhóm kỹ năng hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh bao gồm:

Chăm sóc răng miệng

Gội đầu

Vệ sinh da (tắm)

Thay quần áo cho người bệnh

Chăm sóc răng miệng

Các tổn thương/bệnh thường gặp ở răng miệng

Bệnh nấm Candida (tưa)

Viêm góc môi (chốc mép)

Viêm họng loét màng

Nhiễm virus

Ung thư tế bào biểu mô

Áp dụng

Chăm sóc răng miệng thông thường

Áp dụng tất cả những trường hợp người bệnh tỉnh táo nhưng không đi lại được.

Chăm sóc răng miệng đặc biệt

Người bệnh tự hớp nước được nhưng không tự làm được (sốt cao, bệnh nặng…)

Người bệnh không tự hớp nước được, không tự làm được (gãy xương hàm…)

Người bệnh hôn mê

Người bệnh có vết thương ở miệng

Nguyên tắc chăm sóc răng miệng

Nên kết hợp chăm sóc răng miệng để hướng dẫn cho người bệnh và gia đình người bệnh lợi ích và kỹ thuật vệ sinh răng miệng.

Động tác chà răng phải theo chiều răng mọc.

Khi chà răng cho người bệnh phải theo một trình tự nhất định để tránh bỏ sót.

Nếu răng miệng người bệnh quá bẩn, lưỡi đóng bựa trắng nhiều nên bôi vào niêm mạc lưỡi dung dịch glycerine và nước cốt chanh truớc 15 – 20 phút, sau đó mới tiến hành chăm sóc.

Trường hợp có vết thương ở miệng, phải đảm bảo vô trùng khi chăm sóc.

Đối với hàm/răng giả: cần hướng dẫn người bệnh/gia đình một số lưu ý khi chăm sóc.

Sau khi ăn phải tháo ra và chải răng thật sạch với nước lạnh (khi chải tránh mặt trong của hàm, chỗ tiếp xúc với lợi và vòm miệng) để tránh sự mài mòn, dẫn đến làm giảm độ chính xác của hàm răng.

Ban đầu khi mang răng giả nên ăn những thức ăn lỏng, mềm.

Khi đi ngủ phải tháo răng, ngâm vào trong cốc nước lạnh có nắp đậy, không nên để răng ở chỗ khô và nóng, tránh để rơi răng giả vì có thể làm rạn nứt hoặc gãy vỡ.

Hàng ngày cần súc miệng kỹ với nước muối loãng hoặc các dung dịch súc miệng, để làm dịu niêm mạc lợi và vòm họng.

Tập nhai đều cả hai bên hàm tránh bị đau khớp hàm.

Tránh dùng tăm xỉa răng khi đang mang răng giả.

Chăm sóc răng miệng cho một số người bệnh đặc biệt

Người bệnh hôn mê phải chú ý tránh gây sặc nước vào đường hô hấp. Dùng máy hút liên tục trong quá trình vệ sinh răng miệng cho người bệnh là cần thiết.

Người bệnh tiểu đường cần chú ý đánh giá những tổn thương ở răng lợi và vòm họng. Thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương chảy máu lợi và niêm mạc miệng.

Người bệnh có nhiễm khuẩn miệng nên dùng mỡ có thuốc giảm đau bôi tại vết loét giúp cho giảm đau trong quá trình chăm sóc.

Quy trình thực hành kỹ thuật chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng miệng thông thường

TT

Thực hiện

Lý do

1

Chuẩn bị dụng cụ:

Bàn chải; kem đánh răng

Nước súc miệng: nước súc miệng có bổ sung thêm fluor hoặc dung dịch natri clorid 0,9%.

Khăn mặt; Găng tay sạch

Đè lưỡi; Cốc nước ấm; Khay quả đậu

Chỉ tơ nha khoa

Thuận tiện cho việc thao tác.

2

Nhận định, chuẩn bị người bệnh:

Thông báo, giải thích cho người bệnh biết kỹ thuật sắp làm.

Đặt người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao 300 – 450, mặt nghiêng về phía người chăm sóc.

Người bệnh hiểu và hợp tác

Tư thế thuận lợi cho chăm sóc

Tránh nước sặc vào phổi

A. Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

 

3

Nâng cao giường và thanh chắn giường.

An toàn, thoải mái cho người bệnh.

4

Đặt khăn lên ngực của người bệnh.

Dự phòng làm ướt, bẩn áo người bệnh.

5

Điều dưỡng: trang phục đúng quy định rửa tay thường quy.

Mang găng tay sạch.

 Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chéo

6

Làm ướt bàn chải, bôi kem đánh răng lên bàn chải.

Giúp cho việc phân phối đều kem đánh răng lên trên bề mặt răng.

7

Điều dưỡng chải răng cho người bệnh:

Đặt bàn chải nghiêng một góc 450 so với bề mặt nướu; sao cho các đầu lông chải tiếp xúc và thâm nhập vào bên dưới đường nướu.

Đánh bề mặt bên trong và bên ngoài của răng trên và dưới bằng cách đánh răng từ nướu đến thân răng.

Giữ đầu bàn chải song song với răng và chải nhẹ mặt nhai của răng.

Chải được tất cả bề mặt răng và để làm sạch dưới nướu, nơi mảng bám và cao răng tích tụ. Loại bỏ các hạt thức ăn bị kẹt giữa răng và dọc theo mặt nhai.

8

Hướng dẫn người bệnh cách chải răng (nếu người bệnh có thể tự chải răng được). Yêu cầu người bệnh giữ bàn chải một góc 450 và chải nhẹ trên bề mặt và các bên của răng.

 Hỗ trợ người bệnh tự làm

9

Súc miệng: Cho người bệnh súc miệng thật kỹ bằng nước, nhổ vào khay quả đậu. Sau đó cho người bệnh súc miệng dung dịch khử trùng trong 30 giây.

Làm sạch răng miệng.

Làm giảm mảng bám và viêm nướu giữa 2 răng.

10

Hỗ trợ người bệnh lau miệng.

Làm sạch miệng, tăng cảm giác thoải mái.

11

Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch giữa các kẽ răng.

Giữ chỉ áp sát răng trong khi đó kéo lên xuống ở các bên của răng.

Giải thích cho người bệnh/gia đình về tác dụng của dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

Loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa bệnh nướu răng và loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng

12

Cho người bệnh súc miệng kỹ bằng nước lạnh, nhổ vào khay hạt đậu.

Loại bỏ mảng bám và cao răng trong khoang miệng.

13

Giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái, hạ giường về vị trí ban đầu.

Tạo sự thoải mái và an toàn cho người bệnh

14

Thu dọn dụng cụ, đổ nước nhổ của người

bệnh, rửa sạch bàn chải Tháo bỏ găng bẩn

Đảm bảo an toàn vệ sinh bệnh viện – Phòng lây nhiễm chéo.

15

Rửa tay thường quy

Giảm sự lây truyền vi sinh vật.

16

Ghi hồ sơ:

Những bất thường về răng miệng của người bệnh: tổn thương, chảy máu, viêm…

Quản lý việc thực hiện thủ thuật.

Quản lý tình trạng răng miệng của người bệnh.

B. Vệ sinh răng miệng trong trường hợp người bệnh có răng giả

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

 

3

Đổ nước ấm vào chậu

Đánh, rửa hàm răng giả

4

Điều dưỡng: trang phục đúng quy định rửa tay thường quy.

Mang găng tay sạch.

Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chéo

5

Tháo hàm giả ra khỏi miệng người bệnh:

Người điều dưỡng dùng vải gạc kẹp vào cung răng cửa kéo nhẹ xuống (đối với hàm trên) hoặc nhấc nhẹ lên (đối với hàm dưới).

Có thể hướng dẫn người bệnh làm

Tháo hàm răng giả để dễ dàng vệ sinh

6

Kiểm tra vùng miệng: Đặt hàm răng giả vào cốc đựng hàm giả.

Dùng đèn soi và đè lưỡi kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh.

Đánh giá độ ẩm của niêm mạc, độ sạch của miệng người bệnh. Phát hiện những tổn thương nhiễm khuẩn, chảy máu hoặc loét…

7

Cho kem đánh răng hoặc dung dịch vệ sinh thích hợp vào hàm răng để chải răng. – Để ngang bàn chải và chải các bề mặt của răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. – Để dọc bàn chải và chải kỹ các mặt tiếp xúc giữa các kẽ răng (mặt trong và ngoài). Chải hàm trên sau đó đến hàm dưới. Hàm trên chải từ trên xuống dưới, hàm dưới từ dưới lên trên.

Giúp chải răng sạch và hiệu quả

Lấy các mảnh bám ở kẽ răng

8

Người bệnh súc sạch miệng. Rửa hàm răng bằng nước ấm

Làm sạch miệng, loại bỏ các chất bẩn trong quá trình chải răng.

9

Đặt lại hàm răng giả vào miệng người bệnh chắc chắn; Hỏi người bệnh xem đã thoải mái, vừa vặn chưa.

Đặt lại và chỉnh sửa hàm răng giả người bệnh cho vừa vặn

10

Một số người bệnh không thích gắn hàm răng giả (khi không cần thiết). Điều dưỡng để hàm răng giả của người bệnh vào cốc nước ấm, để cốc ở nơi an toàn, ghi lại (tên, tuổi, số buồng bệnh, giường người bệnh).

 Đề phòng thất lạc.

11

Thu dọn dụng cụ, đổ nước nhổ của người bệnh, rửa sạch bàn chải. Tháo bỏ găng tay bẩn

Đảm bảo an toàn vệ sinh bệnh viện

Phòng lây nhiễm chéo.

12

Rửa tay thường quy

Phòng nhiễm khuẩn chéo.

13

Ghi hồ sơ: Những bất thường về răng miệng của người bệnh: tổn thương, chảy máu, viêm…

Quản lý việc thực hiện thủ thuật.

Quản lý tình trạng răng miệng của người bệnh.

Bảng kiểm kỹ thuật chăm sóc răng miệng thông thường

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Kiểm tra, sắp xếp dụng cụ phù hợp.

 

 

 

2

Chuẩn bị người bệnh

 

 

 

A. Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải

 

 

 

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

 

 

 

3

Nâng cao giường, thanh chắn

 

 

 

4

Đặt khăn lên ngực người bệnh.

 

 

 

5

Rửa tay, mang găng tay sạch.

 

 

 

6

Làm ướt bàn chải, bôi kem đánh răng lên bàn chải.

 

 

 

7

Đưa bàn chải cho người bệnh và hướng dẫn người bệnh cách chải răng.

 

 

 

8

Chải răng giúp người bệnh nếu người bệnh không tự làm được

 

 

 

9

Cho người bệnh súc miệng, và nhổ vào khay quả đậu.

 

 

 

10

Hỗ trợ người bệnh lau miệng.

 

 

 

11

Cho người bệnh dùng chỉ tơ nha khoa giữa tất cả các kẽ răng.

 

 

 

12

Cho người bệnh súc miệng kỹ bằng nước lạnh và nhổ vào khay hạt đậu.

 

 

 

13

Đặt người bệnh nằm tư thế thoải mái

 

 

 

14

Thu dọn dụng cụ

 

 

 

15

Rửa tay thường quy

 

 

 

16

Ghi hồ sơ

 

 

 

B. Vệ sinh răng miệng trong trường hợp người bệnh có răng giả

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

 

 

 

3

Đổ nước ấm vào chậu

 

 

 

4

Rửa tay, mang găng tay sạch

 

 

 

5

Tháo hàm răng giả ra khỏi miệng, đặt vào cốc

 

 

 

6

Dùng đèn soi và đè lưỡi kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh.

 

 

 

7

Cho kem đánh răng hoặc dung dịch vệ sinh vào hàm răng để chải răng.

 

 

 

8

Rửa hàm răng bằng nước ấm

 

 

 

9

Đặt lại hàm răng vào miệng cho người bệnh hoặc để trong cốc nước ấm.

 

 

 

10

Thu dọn dụng cụ

 

 

 

11

Rửa tay thường quy

 

 

 

12

Ghi hồ sơ

 

 

 

Chăm sóc răng miệng đặc biệt

TT

Các bước thực hiện

Lý do

1

Chuẩn bị dụng cụ: bổ sung thêm:

Kìm mở miệng; Gạc

Glycerin; Nước cốt chanh; Vaselin

Thuận tiện và không gây trở ngại cho quá trình vệ sinh răng miệng người bệnh.

2

Chuẩn bị người bệnh:

Giải thích cho gia đình người bệnh

Đặt người bệnh nằm đầu thấp, mặt quay về phía người chăm sóc (nếu được).

Gia đình người bệnh yên tâm hợp tác

Tránh nước sặc vào phổi

3

Điều dưỡng: Trang phục, rửa tay, mang găng sạch.

Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chéo

4

Quàng khăn vào cổ người bệnh.

Đặt khay hạt đậu sát bên má người bệnh.

Hạn chế nước chảy làm ướt giường

Hứng chất nôn, dịch tiết của người bệnh

5

Mở miệng: Dùng kìm mở miệng hoặc đè lưỡi mở miệng người bệnh.

Làm sạch răng: dùng gạc thấm dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước súc miệng, chà sạch răng cho người bệnh:

Chà hàm trên, hàm dưới, mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của các răng.

Hàm trên lau từ trên xuống dưới, hàm dưới từ dưới lên trên.

Lau sạch hàm răng; Lấy sạch các chất bám ở các kẽ răng

6

Lau vòm miệng, mặt trên và mặt dưới lưỡi đến khi sạch.

Dùng khăn lau miệng cho người bệnh

Làm sạch lưỡi và vòm họng

7

Bôi glycerin, nước cốt chanh vào niêm mạc miệng, nướu và thoa vaselin vào môi.

Tránh khô môi, niêm mạc

8

Thu dọn, rửa tay

Tháo khăn bông, đổ nước trong khay quả đậu; Tháo găng, rửa tay.

 Loại bỏ vi khuẩn trên tay, ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo

9

Ghi hồ sơ:

Thời điểm VS răng miệng

Những bất thường về răng miệng của người bệnh: tổn thương, chảy máu, viêm…

Quản lý việc thực hiện thủ thuật

Quản lý tình trạng răng miệng của người bệnh

Bảng kiểm kỹ thuật chăm sóc răng miệng đặc biệt

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Sắp xếp dụng cụ phù hợp

 

 

 

2

Chuẩn bị người bệnh với tư thế an toàn

 

 

 

3

Điều dưỡng rửa tay, mang găng sạch

 

 

 

4

Quàng khăn vào cổ, đặt khay hạt đậu sát bên má người bệnh

 

 

 

5

Mở miệng; Chà sạch răng cho người bệnh

 

 

 

6

Lau vòm miệng, nền miệng

 

 

 

7

Bôi glycerin, nước cốt chanh, thoa vaselin

 

 

 

8

Thu dọn, rửa tay:

Tháo khăn bông, đổ nước ở khay quả đậu

Tháo găng, rửa tay

 

 

 

9

Ghi hồ sơ

 

 

 

Gội đầu cho người bệnh

Một số bệnh và tổn thương thường gặp ở tóc và da đầu

Gàu

Chấy

Rụng tóc

Áp dụng và không áp dụng gội đầu

Áp dụng: cho tất cả người bệnh nằm lâu, không tự gội đầu được.

Không áp dụng:

Đang sốt cao, mê sảng hay co giật 

Đang trong cơn đau cấp, suy hô hấp

Trụy mạch, huyết áp bất thường, tăng áp lực nội sọ

Nguyên tắc gội đầu cho người bệnh

Tránh nhiễm lạnh cho người bệnh.

Tránh để nước xà phòng vào mắt và tai của người bệnh.

Trường hợp đầu người bệnh có vết thương nên đắp vải thưa có chất nhờn (gạc vaselin) lên trên vết thương, gội đầu trước khi chăm sóc vết thương.

Hạn chế lắc lư đầu trong khi gội, giúp người bệnh thoải mái, tiện nghi và an toàn khi nằm gội.

Nếu vải trải giường hoặc quần áo người bệnh bị ướt phải thay ngay sau khi gội xong.

Quy trình thực hành kỹ thuật gội đầu tại giường cho người bệnh

TT

Thực hiện

Lý do

1

Chuẩn bị dụng cụ:

Dầu gội; Nước ấm; Nhiệt kế đo nước

Khăn bông, bông không thấm nước

Kim băng

Máng gội

Thùng đựng nước bẩn

Lược chải tóc

Túi đựng đồ bẩn

Máy sấy tóc

Thuận tiện cho việc thao tác

2

Nhận định, chuẩn bị người bệnh:

Thông báo, giải thích cho người bệnh/gia đình người bệnh.

Người bệnh hiểu và hợp tác tốt

3

Tắt quạt, đóng cửa, che bình phong

Tạo môi trường riêng biệt, tránh gió lùa

4

Tư thế người bệnh

Đặt nằm ngửa đầu thấp hơn vai, kê gối dưới vai (bao áo gối bằng nilon), quàng khăn bông quanh cổ và gáy, cài kim băng..

Đặt đầu người bệnh vào trong máng gội (máng nằm phía trên khăn).

Tránh làm ướt

Khăn để bao tóc sau gội xong

5

Gấp khăn mặt che mắt người bệnh, nút bông không thấm nước vào hai lỗ tai.

Bảo vệ mắt người bệnh trong khi tiến hành thủ thuật.

Tránh nước chảy vào ống tai ngoài.

6

Chải tóc cho suông từ ngọn đến chân tóc (tóc dài chia từng khóm để chải). Nếu có vết thương ở đầu, dùng gạc vaseline che chở vết thương

Giúp tóc dễ chải sau gội xong

Tránh nước bẩn vào vết thương gây nhiễm khuẩn.

7

Dội nước làm tóc ướt đều và hỏi xem nhiệt độ của nước có phù hợp hay không.

Xoa dầu gội

Chà tóc và xoa da đầu bằng các đầu ngón tay

(tránh làm xây xát và lắc lư đầu người bệnh)

Dội nước nhiều lần cho sạch xà phòng, tóc và da đầu được sạch.

Hỏi người bệnh xem có chỗ nào họ còn thấy khó chịu hay không.

Làm ướt tóc và da đầu

Xoa bóp kích thích tuần hoàn lưu thông ở da đầu.

Làm người bệnh cảm thấy dễ chịu

Làm sạch tóc và da đầu

8

Tháo bông ở tai người bệnh, bỏ khăn che mắt, kéo khăn quàng ở cổ bao kín tóc.

Bỏ máng ra, cho người bệnh nằm hoặc ngồi thoải mái trên giường

Dùng khăn lau khô tóc, sấy khô tóc.

Chải suông tóc, tết tóc cho người bệnh (nếu cần).

Nhận định tình trạng người bệnh bao gồm cả dấu hiệu sinh tồn.

Tránh ướt gối

Làm tóc được khô sau khi gội đầu, tránh nhiễm lạnh cho người bệnh

9

Đánh giá lượng tóc rụng, tình trạng của sợi tóc, tình trạng của da đầu.

Phát hiện sớm những tổn thương của tóc và da đầu

10

Thu dọn dụng cụ.

Rửa tay thường quy

Đảm bảo an toàn vệ sinh,

Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo

11

Ghi hồ sơ:

Tình trạng tóc của người bệnh

Vùng da đầu bị tổn thương: vị trí, tính chất tổn thương.

Sự hợp tác, hài lòng của người bệnh/gia đình

Theo dõi và quản lý người bệnh.

Ghi chép lại những thay đổi của người bệnh giúp cho công tác chăm sóc lên tục.

Bảng kiểm kỹ thuật gội đầu tại giường cho người bệnh

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Sắp xếp dụng cụ thích hợp

 

 

 

2

Chuẩn bị người bệnh

 

 

 

3

Tắt quạt, đóng cửa, che bình phong

 

 

 

4

Đặt đầu người bệnh vào trong máng gội

 

 

 

5

Gấp khăn che mắt, nút bông vào hai lỗ tai

 

 

 

6

Chải tóc cho suông từ ngọn đến chân tóc

 

 

 

7

Dội nước, xoa dầu gội. Chà tóc và xoa da đầu Dội nước làm sạch xà phòng.

 

 

 

8

Đặt người bệnh nằm hoặc ngồi thoải mái trên giường; lau, sấy khô tóc.

 

 

 

9

Đánh giá lượng tóc rụng, tình trạng của sợi tóc, da đầu

 

 

 

10

Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ

 

 

 

Vệ sinh da (tắm) cho người bệnh

Các hình thức tắm và áp dụng

Tắm ướt

Tắm toàn thân tại giường: áp dụng đối với người bệnh phụ thuộc hoàn toàn nằm tại giường như gãy xương, liệt, hôn mê, người bệnh sau phẫu thuật …

Tắm một phần tại giường: Chỉ tắm những phần cơ thể có nguy cơ gây khó chịu, bội nhiễm cho người bệnh nếu không được tắm như: tay, mặt, nách, khu vực đáy chậu. Áp dụng cho những người bệnh yếu liệt nằm tại giường nhưng vẫn có thể tự vệ sinh một phần và một phần cần sự hỗ trợ của điều dưỡng.

Tắm khô: Là tắm bằng dung dịch không cần dùng nước

Nhằm giúp những người bệnh không có khả năng tắm rửa theo cách thông thường trong bồn tắm hoặc tắm dưới sen vòi, vẫn có thể thường xuyên làm sạch thân thể một cách dễ dàng và thoải mái, ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật có hại trên da.

Tắm bồn:

Người bệnh ngồi hoặc nằm trong bồn tắm.

Áp dụng đối với những người bệnh có thể tự tắm được nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của điều dưỡng.

Tắm vòi sen:

Người bệnh có thể tự ngồi hoặc đứng dưới dòng nước chảy liên tục. Vòi sen giúp tắm kỹ hơn.

Áp dụng cho tất cả người bệnh có thể tự tắm một cách độc lập không cần sự hỗ trợ của điều dưỡng.

Không áp dụng

Người bệnh đang trong tình trạng quá nặng

Người bệnh đa vết thương

Nguyên tắc vệ sinh da

Đảm bảo sự kín đáo khi tắm cho người bệnh (chỉ để lộ phần đang tắm).

Chăm sóc theo thứ tự ưu tiên của người bệnh.

Tránh để người bệnh bị nhiễm lạnh.

Kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm cho người bệnh, xà phòng tắm không nên dùng loại có độ kiềm cao.

Đảm bảo an toàn cho người bệnh khi tắm: người cao tuổi không nên tắm quá kỹ vì da của người già ít chất nhờn hơn, nên tắm kỹ sẽ làm cho da trở nên khô ráp. Không nên tắm nước nóng sau khi ăn tối vì dễ bị xuất huyết não, nhồi máu cơ tim …

Xem xét yếu tố văn hóa của người bệnh liên quan đến tắm.

Xem xét thói quen vệ sinh cá nhân, thói quen sử dụng các sản phẩm vệ sinh và thời điểm thực hiện trong ngày.

Quy trình thực hành kỹ thuật tắm cho người bệnh

TT

Các bước thực hiện

Lý do

1

Chuẩn bị dụng cụ:

Chậu nước ấm

Vải phủ

Nhiệt kế

Vải trải giường

Gạc củ ấu

Tấm nilon

Xà phòng tắm

Đệm cao su sữa tắm

Găng tay sạch

Khăn bông

Bô dẹt

Quần áo sạch

Bình phong

Thuận tiện khi tiến hành

2

Nhận định, chuẩn bị người bệnh:

Báo và giải thích cho người bệnh/gia đình hiểu được mục đích của tắm.

Nhận định tình trạng người bệnh (Dấu hiệu sinh tồn bao gồm nhịp thở và mạch). – Hướng dẫn tư thế người bệnh khi tắm

Cho người bệnh đi vệ sinh (nếu cần)

Người bệnh hiểu và hợp tác tốt

A. Hỗ trợ người bệnh tắm bồn tắm – vòi sen (Nhận định mức độ tự chăm sóc của người bệnh)

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

 

3

Chuẩn bị phòng tắm an toàn:

Kiểm tra độ sạch của vòi sen, bồn tắm.

Đặt miếng đệm cao su dưới đáy bồn tắm

Miếng đệm dự phòng nguy cơ trượt, ngã

4

Treo bảng “đang sử dụng” lên cửa phòng tắm.

Bảo đảm sự riêng tư cho người bệnh

5

Hỗ trợ người bệnh tắm nếu cần thiết.

Giúp người bệnh mang áo choàng tắm và dép vào phòng tắm.

Tránh cho người bệnh bị ngã.

Tránh nhiễm lạnh.

6

Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng các tín hiệu khi cần sự hỗ trợ, giúp đỡ.

Hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ tắm: vòi nước nóng/ lạnh

Đề phòng có sự cố

Tránh làm tổn hại người bệnh (bỏng da do nước nóng).

7

Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp.

Không gây bỏng da, không lạnh đối với người bệnh.

8

Hướng dẫn người bệnh sử dụng các thanh an toàn khi đi vào/ra khỏi phòng tắm. Cảnh giác người bệnh trong việc sử dụng dầu tắm trong nước tắm.

Dự phòng nguy cơ người bệnh trượt chân và ngã trong lúc tắm.

9

Dặn người bệnh không ở trong bồn tắm quá 20 phút. Kiểm tra người bệnh 5 phút/lần.

Ngâm nước ấm quá lâu có thể gây giãn mạch và ứ trệ tuần hoàn, dẫn đến choáng váng hoặc chóng mặt.

10

Điều dưỡng trở lại phòng tắm khi người bệnh ra tín hiệu và chú ý gõ cửa trước khi vào.

Tạo sự riêng tư cho người bệnh.

11

Đối với người bệnh yếu, đi đứng không vững, cần phải xả hết nước trong bồn trước khi người bệnh chuẩn bị ra khỏi bồn, giúp người bệnh ra khỏi bồn tắm (nếu cần.)

Dự phòng nguy cơ ngã.

12

Khoác khăn tắm lên người bệnh và giúp người bệnh lau khô.

Tránh nhiễm lạnh

13

Người bệnh mặc áo quần sạch, mang dép và khăn phủ toàn người.

Giữ cho người bệnh khỏi bị lạnh

14

Giúp người bệnh trở lại giường, nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.

Tạo sự thư giãn sau khi tắm

15

Vệ sinh sạch bồn tắm hoặc vòi sen. Thu dọn dụng cụ.

 Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật

16

Rửa tay

Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật

17

Quan sát da người bệnh, chú ý các vị trí bị bẩn hoặc tổn thương trước đó

Đánh giá mức độ sạch của da và sự tổn thương da sau khi tắm

18

Đánh giá mức độ thoải mái và cảm giác của người bệnh.

Đánh giá hiệu quả của việc tắm

19

Ghi hồ sơ:

Ngày, giờ tắm.

Nhiệt độ nước tắm, loại dung dịch tắm, thời gian tắm.

Tình trạng da người bệnh trước và sau khi tắm.

Tình trạng sức khỏe của người bệnh trước, trong và sau khi tắm.

Tên người điều dưỡng thực hiện.

Theo dõi tiến triển sức khỏe của người bệnh.

Ghi chép lại những thay đổi của người bệnh giúp cho công tác chăm sóc liên tục.

B. Tắm cho người bệnh tại giường

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

 

3

Tắt quạt, đóng cửa, che rèm/bình phong.

Tránh nhiễm lạnh, đảm bảo kín đáo, không làm ảnh hưởng đến người bệnh khác.

4

Điều dưỡng rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh, mang găng sạch nếu người bệnh có nguy cơ lây nhiễm.

Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật.

5

Nâng thành giường bên đối diện, hạ thành giường bên gần với điều dưỡng; giúp người bệnh nằm sát mép giường gần với điều dưỡng. Điều chỉnh giường bệnh ở vị trí thích hợp.

Tránh cho người bệnh ngã khi thay đổi tư thế.

Điều dưỡng thuận lợi và dễ dàng khi tắm cho người bệnh.

6

Thay vải đắp (mền) mới cho người bệnh. Kiểm tra nhiệt độ của nước.

Không dính bẩn ở vải đắp cũ vào người bệnh trong quá trình tắm.

Người bệnh không bị lạnh.

7

Thu gom vải đắp bẩn đúng quy định

Giảm lây truyền các vi sinh vật.

8

Cởi áo quần của người bệnh (nên cởi bên không bị hạn chế hoạt động trước, bên hạn chế hoạt động cởi sau).

Đặt khăn tắm dưới đầu người bệnh.

Giúp cởi trang phục cho người bệnh dễ dàng và tránh làm tổn thương thêm cho người bệnh.

Tránh làm ướt vải trải giường.

9

Rửa mắt người bệnh:

Dùng nước ấm (khoảng 50 độ), không dùng xà phòng.

Gấp khăn rửa mặt quanh các ngón tay của điều dưỡng để tạo thành bao khăn. Nhúng bao khăn vào nước và vắt kỹ.

Sử dụng 2 góc trên của bao khăn để vệ sinh mắt cho người bệnh. Rửa từ đầu mắt đến đuôi mắt. Nếu người bệnh có vảy ở mí mắt, làm ẩm bằng khăn ấm sau đó để 2 – 3 phút rồi lấy đi. Làm khô mắt, nhẹ nhàng.

Xà phòng làm kích ứng mắt

Bao khăn giữ nước và độ nóng tốt hơn là khăn rửa mặt bình thường, giữ cho các cạnh của khăn khỏi bị chà lên người bệnh và nước không bị bắn ra vải trải giường, vải đắp.

Rửa mắt từ đầu mắt đến đuôi mắt giúp dự phòng các chất bài tiết xâm nhập vào tuyến lệ. Rửa mạnh có thể gây ra tổn thương bên trong mắt người bệnh.

10

Rửa và lau khô: trán, má, mũi, cổ và tai. (Đối với người bệnh nam có thể cạo râu ở thời điểm này hoặc sau khi tắm).

Nếu người bệnh muốn sử dụng sữa rửa mặt thì phải rửa lại bằng nước đến khi sạch.

Rửa sạch vùng mặt, cổ, tai

Người bệnh dễ chịu

11

Tắm tay:

Cánh tay và cẳng tay: Kéo vải phủ để lộ tay, trải nilon và khăn bông to dưới cẳng tay đến nách (tắm tay xa trước, tay gần sau), dùng khăn tắm từ cổ tay đến nách bằng nước ấm, xà phòng/sữa tắm, lau lại bằng nước sạch rồi lau khô (tắm 2 tay như nhau).

Hai bàn tay: trải nilon, đặt chậu nước lên giường cho hai bàn tay vào chậu nước rửa sạch bàn tay và ngón tay (từ cổ tay trở xuống), lau khô.

Tránh làm ướt và bẩn vải trải giường

Vệ sinh tay sạch sẽ

Kích thích tuần hoàn lưu thông tốt

12

Thay nước, kiểm tra nhiệt độ của nước.

Nước sạch, nhiệt độ phù hợp với người bệnh.

13

Tắm vùng ngực

Kéo chăn đắp để lộ ngực, bụng, hõm nách.

Trải khăn tắm lên che vùng ngực, bụng

Một tay, nâng rìa khăn tắm ra khỏi ngực. Một tay quấn khăn và tắm ngực, nách (chú ý nếp gấp của ngực).

Lau khô ngực của người bệnh và phủ khăn tắm trên ngực và bụng của người bệnh.

Bộc lộ vùng tắm

Đảm bảo kín đáo, giữ ấm cho người bệnh.

Tắm sạch vùng ngực

14

Tắm vùng bụng

Một tay nâng khăn tắm. Một tay quấn khăn, tắm bụng (chú ý đặc biệt đến các nếp gấp bụng và rốn). Lau từ bên này đến bên kia theo chiều của cơ bụng.

Lau khô và kéo vải đắp che kín ngực bụng

Tắm sạch vùng bụng

Đảm bảo kín đáo, giữ ấm cho người bệnh.

15

Tắm chân:

Tắm cẳng chân, đùi: Kéo vải phủ để lộ chân, trải nylon và khăn bông to dưới cẳng chân đến bẹn (tắm chân xa trước, chân gần sau), dùng khăn tắm từ cổ chân đến bẹn bằng nước ấm, xà phòng/sữa tắm, lau lại bằng nước sạch rồi lau khô (tắm 2 chân như nhau).

Tắm hai bàn chân: trải nilon, đặt chậu nước lên giường cho lần lượt từng bàn chân vào chậu nước rửa sạch bàn chân và ngón chân.

Lau khô hai bàn chân và thay nước tắm.

Tắm sạch vùng chân

Làm cho người bệnh dễ chịu

Ngăn cản sự nhiễm lạnh

16

Tắm ở lưng mông

Giúp người bệnh nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên. Lót khăn tắm phía dưới lưng mông của người bệnh.

Bộc lộ vùng lưng mông (đảm bảo kín đáo). Tắm từ thắt lưng lên đến vai theo chiều thớ cơ, sau đó tắm từ thắt lưng xuống mông theo chiều xoắn ốc bằng nước ấm, xà phòng/sữa tắm, lau lại bằng nước sạch, lau khô (chú ý đến những nếp gấp của vùng mông và hậu môn).

Thuận tiện cho việc tắm ở lưng mông- Lau sạch vùng lưng mông.

Người bệnh thấy dễ chịu

Các nếp gấp gần mông và hậu môn chứa nhiều vi khuẩn và là nơi ứ đọng của phân, nước tiểu.

17

Thay nước, mang găng tay sạch

– Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bàn tay và dính các chất bài tiết của cơ thể người bệnh.

18

Vệ sinh bộ phận sinh dục

Người bệnh tự rửa:

Giúp người bệnh nằm ngửa

Phủ khăn tắm lên người bệnh

Bộc lộ bộ phận sinh dục

Để người bệnh tự rửa.

Người bệnh không tự rửa được:

Lót nilon và đặt bô dẹt dưới mông người bệnh.

Bộc lộ vùng hậu môn sinh dục.

Người bệnh nam: Lấy miếng gạc lót tay và nâng nhẹ dương vật lên, rửa quanh lỗ tiểu dọc theo dương vật từ trên xuống, chú ý rửa kỹ các nếp da bao quy đầu.

Người bệnh nữ:

Để người bệnh nằm ngửa, chống hai chân. Dùng kìm gắp gạc củ ấu, rửa kỹ các nếp, rửa từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong (không được làm ngược lại), rửa dưới dòng nước dội, rửa nước xà phòng/dung dịch vệ sinh da, rửa lại cho sạch (mỗi lần rửa phải thay gạc mới) cuối cùng rửa hậu môn và lau khô.

Lấy bô dẹt ra.

Đảm bảo kín đáo cho người bệnh.

Người bệnh có khả năng tự tắm một phần thường thích tự rửa bộ phận sinh dục của họ.

Ngăn ngừa nước chảy làm bẩn ra giường. – Thuận tiện khi tiến hành

Loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn ở các nếp gấp.

Người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu.

19

Tháo bỏ găng tay

Phòng nhiễm khuẩn chéo.

20

Xoa chất dưỡng thể hoặc kem mềm da (nếu người bệnh yêu cầu).

Làm ẩm da, ngăn ngừa da khô, nứt.

21

Giúp người bệnh mặc lại áo quần. Chải đầu cho người bệnh. 

Giúp người bệnh thoải mái.

22

Ghi hồ sơ:

Ngày, giờ tắm.

Nhiệt độ nước tắm, loại dung dịch tắm, thời gian tắm.

Tình trạng da người bệnh trước và sau khi tắm.

Tình trạng sức khỏe của người bệnh trước, trong và sau khi tắm.

Tên người điều dưỡng thực hiện.

Theo dõi tiến triển sức khỏe của người bệnh.

Ghi chép lại những thay đổi của người bệnh giúp cho công tác chăm sóc liên tục.

Bảng kiểm kỹ thuật tắm cho người bệnh

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Kiểm tra, sắp xếp lại dụng cụ phù hợp.

 

 

 

2

Chuẩn bị người bệnh

 

 

 

Hỗ trợ người bệnh tắm bồn tắm – vòi sen

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

 

 

 

3

Chuẩn bị phòng tắm an toàn

 

 

 

4

Treo bảng “đang sử dụng” lên cửa phòng tắm.

 

 

 

5

Giúp người bệnh mang áo choàng tắm và dép vào phòng tắm.

 

 

 

6

Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng các dụng cụ tắm

 

 

 

7

Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp.

 

 

 

8

Dặn người bệnh không ở trong bồn tắm quá 20 phút.

 

 

 

9

Điều dưỡng trở lại phòng tắm khi người bệnh ra tín hiệu

 

 

 

10

Giúp người bệnh ra khỏi bồn tắm

 

 

 

11

Khoác khăn tắm lên người bệnh và lau khô.

 

 

 

12

Giúp người bệnh mặc áo quần sạch, mang dép.

 

 

 

13

Giúp người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái

 

 

 

14

Thu dọn dụng cụ.

 

 

 

15

Đánh giá mức độ thoải mái và cảm giác của người bệnh

 

 

 

16

Ghi hồ sơ

 

 

 

Tắm cho người bệnh tại giường

1-2

Thực hiện các bước 1 và 2 như trên

 

 

 

3

Tắt quạt, đóng cửa, che bình phong.

 

 

 

4

Rửa tay, mang găng

 

 

 

5

Điều chỉnh giường bệnh

 

 

 

6

Thay vải đắp mới cho người bệnh. Kiểm tra nhiệt độ của nước.

 

 

 

7

Thu gom vải đắp bẩn đúng qui định

 

 

 

8

Cởi áo quần của người bệnh

Đặt khăn tắm dưới đầu người bệnh

 

 

 

9

Rửa mắt cho người bệnh bằng nước ấm, trước khi rửa hỏi người bệnh xem nhiệt độ của nước có phù hợp không.

 

 

 

10

Rửa và lau khô: trán, má, mũi, cổ và tai

 

 

 

11

Thực hiện tắm tay cho người bệnh

 

 

 

12

Thay nước, kiểm tra nhiệt độ nước

 

 

 

13

Thực hiện tắm ngực cho người bệnh

 

 

 

14

Thực hiện tắm bụng cho người bệnh

 

 

 

15

Thực hiện tắm chân cho người bệnh

 

 

 

16

Chuẩn bị tư thế NB và thực hiện tắm lưng mông

 

 

 

17

Thay nước, mang găng tay sạch

 

 

 

18

Vệ sinh bộ phận sinh dục

 

 

 

19

Tháo bỏ găng tay, thu dọn dụng cụ

 

 

 

20

Giúp người bệnh mặc lại áo quần

 

 

 

21

Ghi hồ sơ

 

 

 

Bảng kiểm đánh giá năng lực thực hành hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh

TT

Năng lực

Mức độ đạt

 

Làm độc lập, không cần sự hỗ trợ (2)

Làm được, cần có sự hỗ trợ (1)

Không làm hoặc làm sai (0)

1

Nhận định được nhu cầu của người bệnh về chăm sóc vệ sinh

 

 

 

2

Thực hiện kỹ thuật vệ sinh răng miệng đảm bảo đúng quy trình, phù hợp với tình trạng người bệnh.

 

 

 

3

Thực hiện kỹ thuật tắm đảm bảo đúng quy trình, phù hợp với tình trạng người bệnh.

 

 

 

4

Thực hiện kỹ thuật gội đầu đảm bảo đúng quy trình, phù hợp với tình trạng người bệnh.

 

 

 

5

Hướng dẫn được người bệnh/gia đình thực hiện chăm sóc vệ sinh phù hợp với nhu cầu của người bệnh.

 

 

 

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Bộ Y tế (2012). Bài giảng kỹ năng điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.