ThS.BS. Hoàng Thị Diễm Thúy
Sinh lí bệnh
Là tình trạng viêm cầu thận do cơ chế tự miễn, thường khởi phát bởi nhiễm liên cầu tan huyết ß nhóm A ở họng và da. Trong một số trường hợp, có thể có vai trò của siêu vi, kí sinh trùng, Mycoplasma pneumoniae…
Cơ chế chính xác của các tổn thương thận trong viêm cầu thận cấp hậu nhiễm còn nhiều bàn cãi:
Phức hợp miễn dịch lắng đọng ở cầu thận, từ đó, khởi phát dòng thác bổ thể, thu hút các tế bào viêm và kích hoạt đông máu, lắng đọng fibrin từ đó gây tổn thương cầu thận.
Kháng nguyên của vi trùng có cấu trúc giống cầu thận.
Bổ thể do vi trùng kích hoạt đến lắng đóng tại cầu thận.
Lắng đóng các gốc tự do làm tổn thương thận tiến triển.
Chẩn đoán
Dịch tễ
Tuổi 2-12
Nam/ nữ = 2/1
Thường gặp vào mùa lạnh nhiều hơn
Bệnh có thể phát thành dịch theo địa phương, nhiều anh em trong gia đình cùng bị
Là bệnh có liên quan đến vệ sinh môi trường, mức sống.
Hỏi bệnh
Phù lần mấy, ngày thứ mấy
Có kèm tiểu ít, tiểu đỏ không
Có viêm họng trước đó 1-2 tuần không
Khám
Phù: 90%
Tiểu máu đại thể: 24-40%
Cao huyết áp: 80%
Tiểu máu vi thể : 80%
Tiểu đạm ở mức thận hư: 4%
Tiểu đạm thoáng qua: 25%
Thiểu niệu: 50%
Vô niệu: hiếm
30% nhập viện trong bệnh cảnh biến chứng của cao huyết áp như suy tim, phù phổi cấp, co giật.
Xét nghiệm
Máu
Ure, creatinin, ion đồ, đạm máu
C3 giảm, C4 không giảm hoặc giảm ít
ASO tăng
Nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểu
Soi nước tiểu thấy trụ hồng cầu, trụ hạt
Đạm niệu/ creatinin niệu
Hình ảnh học
Xq phổi
Siêu âm hệ niệu: không cần làm thường quy
Giải phẫu bệnh
Viêm cầu thận tăng sinh nội mạc mao mạch lan tỏa với tẩm nhuận tế bào viêm cấp.
Chỉ định sinh thiết thận
Vô niệu 48 giờ
Tăng creatinin máu > 2 tuần
Cao huyết áp > 3-4 tuần
Tiểu máu đại thể > 3-4 tuần
Hội chứng thận hư > 1 tháng
Tiểu đạm > 6 tuần
C3 giảm > 8 tuần
Tiểu máu vi thể > 2 năm
Bệnh tái phát
Chẩn đoán phân biệt
Viêm thận lupus
Tuổi > 10 tuổi, trẻ gái
Tổn thương ngoài thận đi kèm
Diễn tiến không thuận lợi
C3 và C4 giảm
Kháng thể Lupus +
Bệnh berger
Viêm họng xảy ra cùng lúc viêm thận
Viêm thận tái phát
Diễn tiến bất thường
Sinh thiết thận có lắng đọng
Điều trị
Kháng sinh
Không thường qui
Chỉ định khi có viêm họng hoặc viêm da tiến triển
Penicilline V 100.000 UI/kg hoặc Erythromycin 75 mg/kg/ngày x 10 ngày
Chế độ ăn
Hạn chế muối nước
Khi có suy thận: chế độ ăn giảm đạm, kali
Nghỉ ngơi tuyệt đối khi có cao huyết áp
Hạ áp
NIFEDIPINE phối hợp FUROSEMIDE
Không nên sử dụng ức chế men chuyển, chống chỉ định beta bloquant.
Lợi tiểu
Chỉ định: phù, cao huyết áp
FUROSEMIDE 2 mg/kg/ngày uống đến khi hết phù, cân nặng trở về cân nặng trước lúc bệnh (2 – 3 ngày)
Điều trị biến chứng
Suy tim, phù phổi cấp, tăng kali máu…
Thuốc ức chế miễn dịch
Có 25 – 40% viêm cầu thận cấp hậu nhiễm trùng có tiến triển suy thận nặng. Trong những trường hợp này, cần điều trị phối hợp Methylprednisolone và/ hoặc Cyclophosphamide .
Tóm tắt
Viêm cầu thận hậu nhiễm là tình trạng viêm cầu thận do cơ chế tự miễn, thường khởi phát bởi nhiễm liên cầu tan huyết ß nhóm A ở họng và da. Bệnh thường xảy ra ở trẻ 2-12 tuổi với 30% có biến chứng do quá tải. Lâm sàng: hội chứng viêm thận kèm giảm C3. Bệnh thường không tái phát. Điều trị chủ yêu triệu chứng trong giai đoạn cấp tính.
Từ khóa
Viêm cầu thận cấp hậu nhiễm, cao huyết áp, tiểu máu
Tài liệu tham khảo
Cynthia G Pan, Ellis D Avner (2007). “Glomerular disease”. Nelson Textbook of Pediatrics, 18th edition, pp. 6374-6498.
Endry Soulyok (2004). “Acute proliferative glomerulonephritis”. Pediatric Nephrology, 5th edition, pp. 602-610.
Stacy Cooper. “Nephrology”. The Harriet Lane Handbook: A Manual for Pediatric House Officers, 17th ed, Chapter 19, pp. 476- 493.