Nội dung

Bài giảng quản lý xuất huyết tử cung bất thường ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

Vương Thị Ngọc Lan, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang

Định nghĩa xuất huyết tử cung bất thường và các thuật ngữ liên quan

Xuất huyết tử cung bất thường được định nghĩa là xuất huyết từ tử cung nhưng thay đổi so với chu kỳ kinh ở bất kỳ một trong các hình thức sau: thay đổi về tính chu kỳ, số ngày hành kinh, lượng máu kinh và triệu chứng đi kèm.

Khoảng 30% phụ nữ đi khám phụ khoa là do xuất huyết tử cung bất thường. Xuất huyết tử cung bất thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Năm 2011, Liên đoàn Sản Phụ khoa Thế Giới

(International Federation of Gynaecology and Obstetrics) (FIGO) phân xuất huyết tử cung bất thường thành 2 nhóm:

Nhóm có nguyên nhân không thuộc về cấu trúc

Nhóm có nguyên nhân thuộc về cấu trúc

Bảng 1. Phân loại PALM-COEIN

Nguyên nhân thuộc về cấu trúc Nguyên nhân không thuộc về cấu trúc

Polyps 

Adenomyosis

Bệnh tuyến-cơ tử cung

Leiomyomas

U xơ-cơ tử cung dưới niêm và vị trí khác

Malignancy and hyperplasia

Ác tính và tăng sinh nội mạc tử cung

Coagulopathy

Bệnh đông máu

Ovulatory dysfunction

Rối loạn phóng noãn

Endometrial

Rối loạn cơ chế cầm  máu tại  nội mạc tử cung 

Iatrogenic

Do thuốc

Not yet specified

Chưa thể phân loại được

Trước đây có rất nhiều thuật ngữ mô tả xuất huyết tử cung bất thường. Điều này gây nhiều khó khăn cho thực hành.

Năm 2011, FIGO điều chỉnh và đưa ra các thuật ngữ của xuất huyết tử cung bất thường nhằm thống nhất cách mô tả xuất huyết tử cung bất thường.

Thể tích

Sự đều đặn

Tần suất

Số ngày ra máu

Khác

Nặng

Không đều

Thường xuyên

Kéo dài

Giữa 2 kỳ kinh

Bình thường

Đều

Bình thường

Bình thường

Trước kỳ kinh

Nhẹ

Không có

Không thường xuyên

Ngắn

Do dùng nội tiết hay có thai

Các thuật ngữ được định nghĩa chi tiết trong bảng 3.

Bảng 3: Các thuật ngữ về xuất huyết tử cung bất thường

Đặc điểm

Thuật ngữ

Mô tả

Thể tích

Chảy máu kinh nặng

Lượng máu kinh mất nhiều,  ảnh hưởng đến thể  chất, tinh thần, xã hội, chất lượng cuộc sống của người  phụ  nữ. Có thể  xảy ra đơn độc hay đi kèm với triệu chứng khác

Sự  đều  đặn

(Bình thường dao động trong  khoảng  ±  2 đến  20 ngày)

Chảy máu kinh không đều

Sự  thay đổi về  đô dài giữa 2 chu kỳ  kinh trên 20 ngày (trong một khoảng thời gian quan sát là 90 ngày)

Vô kinh

Không có chảy máu từ tử cung (trong khoảng thời gian quan sát là 90 ngày)

Tần suất *

(Bình  thường  mỗi  24-38 ngày)

Chảy  máu  kinh  không thường xuyên

Chảy máu  kinh cách nhau hơn 38 ngày (1 đến 2 lần hành kinh trong 90 ngày)

Chảy  máu  kinh  thường xuyên

Chảy máu kinh cách nhau dưới 24 ngày (hơn 4 lần hành kinh trong 90 ngày)

Thời  gian  hành  kinh

(Bình  thường  3-8 ngày)

Chảy máu kinh kéo dài

Chảy máu kinh kéo dài trên 8 ngày

Chảy máu kinh ngắn

Chảy máu kinh ngắn hơn 3 ngày

Không đều, không liên  quan đến chảy  máu kinh

Giữa 2 chu kỳ

Chảy máu không theo chu kỳ, thường nhẹ  và ngắn, xảy ra trong thời gian giữa 2 chu kỳ kinh

Sau giao hợp

Chảy máu sau giao hợp

Chảy máu  điểm  trước và sau kinh

Chảy máu có thể đều đặn nhưng xuất hiện một hay nhiều ngày trước hay sau  chu kỳ kinh được nhận biết

Chảy  máu  ngoài  độ tuổi sinh sản

Chảy máu sau mãn kinh

Chảy máu xảy ra ở  thời điểm một hay nhiều năm sau khi người phụ  nữ  đã mãn kinh

Dậy thì sớm

Chảy máu xảy ra khi bé gái bé hơn 9 tuổi

Xuất huyết tử cung bất thường  cấp  hay mạn

Xuất huyết tử cung bất thường cấp 

Chảy máu ở  phụ  nữ  trong độ  tuổi sinh sản, không có thai, lượng nhiều đến mức cần thiết có can thiệp ngay lập tức để giảm máu mất tiếp tục

Xuất huyết tử cung bất thường mạn

Chảy  máu  bất  thường  về  số ngày hành  kinh, thể tích  và/hay tần suất và thường xảy ra trong hầu hết 6 tháng liên tục

Khoảng cách giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt thay đổi theo tuổi người phụ  nữ, thường dài hơn  ở  những năm đầu sau dậy thì và những năm trước khi mãn kinh

Tiếp cận xuất huyết tử cung bất thường

Lâm sàng cung cấp thông tin quan trọng cho định hướng chẩn đoán và định hướng thăm dò cận lâm sàng.

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng mang tính định hướng.

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng cẩn thận giúp tìm ra nguyên nhân của xuất huyết tử cung bất thường và định hướng cho các khảo sát tiếp theo và xử trí.

Khảo sát cận lâm sàng sơ cấp nhằm loại trừ xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến 3  tháng đầu thai kỳ và đánh giá tình trạng thiếu máu.

Xét nghiệm cận lâm sàng thường được dùng như xét nghiệm sơ cấp là β-hCG để loại trừ có thai.

Huyết đồ, hematocrite, hemoglobin được thực hiện cho các trường hợp xuất huyết tử cung nặng hay kéo dài.

Sau khi đã có định hướng qua thăm hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, và sau khi đã loại trừ xuất huyết của thai kỳ, cần thực hiện các khảo sát cận lâm sàng chuyên biệt dưới hướng dẫn của các chỉ báo lâm sàng về nguyên nhân.

Khảo sát tiếp theo là các khảo sát nội tiết. Tùy dấu hiệu tìm thấy qua hỏi bệnh sử và khám thực thể, gồm: chức năng tuyến giáp, prolactin, androgen, FSH, LH, estrogen.

Khảo sát đông máu được khuyến cáo cho các trường hợp có tiền sử xuất huyết tử cung bất thường nặng lúc mới dậy thì, bản thân hay gia đình có tiền sử  chảy máu bất thường.

Pap’s test để loại trừ chảy máu từ cổ tử cung.

Sinh thiết nội mạc tử cung được xem xét cho các phụ nữ bị xuất huyết tử cung bất thường trên 45 tuổi, hay phụ nữ trẻ dưới 45 tuổi có xuất huyết tử cung bất thường không đáp ứng điều trị nội, hay có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Chẩn đoán hình ảnh và soi buồng tử cung cung cấp thêm thông tin để đánh giá và điều trị xuất huyết tử cung bất thường. 

Siêu âm ngả âm đạo là khảo sát hình ảnh đầu tay cho xuất huyết tử cung bất thường. 

Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SIS) hay nội soi buồng tử cung thường được sử dụng khi nghi ngờ có bất thường của lòng tử cung như nhân xơ tử cung dưới niêm mạc hay polyp nội mạc tử cung.

Cộng hưởng từ (MRI bụng-chậu) có thể có ích trong bệnh tuyến cơ tử cung và các chẩn đoán phân biệt của nó, hay trong trường hợp có khối u tuyến yên tiết prolactin (MRI sọ não).

Xử trí xuất huyết tử cung bất thường

Nguyên tắc xử trí xuất huyết tử cung bất thường là 

Cầm máu

Xử trí nguyên nhân

Tái lập chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Chọn lựa biện pháp điều trị

Chọn lựa biện pháp xử trí xuất huyết tử cung bất thường dựa trên nhiều yếu tố:

Nguyên nhân xuất huyết tử cung bất thường

Tuổi người phụ nữ

Mong muốn có thai

Xử trí gồm

Nội khoa

Ngoại khoa

Các điều trị nội khoa chủ yếu cho mục đích cầm máu là điều trị bằng steroid sinh dục ngoại sinh. 

Điều trị bằng steroid ngoại sinh có thể được kết hợp với các thuốc cầm máu không chuyên biệt như kháng viêm không steroid (NSAID) hay các kháng ly giải fibrin.

Steroid sinh dục ngoại sinh nhằm mục tiêu khôi phục lại tình trạng nội mạc tử cung bị sụp đổ. 

Estrogen gây phát triển nội mạc

Progestogen gây phân tiết nội mạc

Một điều cần lưu ý rằng progestogen chỉ có thể có tác dụng nếu như nội mạc trước đó đã nhận được estrogen nội sinh hay ngoại sinh.

Progestogen không thể tác dụng trên một nội mạc không được chuẩn bị với estrogen nội hay ngoại sinh trước đó.

Steroid sinh dục có thể được dùng đơn độc từng loại steroid hay phối hợp cả hai steroid sinh dục. Chúng có thể dùng bằng nhiều đường khác nhau.

Các điều trị nội khoa cho mục đích điều trị nguyên nhân  thường là các nội tiết có tác động chuyên biệt:

GnRH đồng vận

SERM

SPRM

Các LASDS 

Đồng vận GnRH kéo dài gây một tình trạng “cắt tuyến yên nội khoa”. Thường được dùng cho điều trị u-xơ cơ tử cung hay bệnh tuyến-cơ tử cung, thông qua triệt nguồn cung cấp estrogen từ buồng trứng của nhân xơ hay của bệnh tuyếncơ tử cung.

Selective Estrogen Receptor Modulator (SERM) gây phóng noãn trong những hợp có rối loạn kiểu chu kỳ không phóng noãn (đa nang buồng trứng)

Selective Progesterone Receptor Modulator (SPRM) có tác động trên các u-xơ cơ tử cung, là các khối lệ thuộc progesterone.

Các hệ thống phóng thích steroid tác dụng dài, đặc biệt là dụng cụ tử cung phóng thích progestogen (LNG-IUD) có tác dụng trên các chảy máu nguồn gốc nội mạc tử cung

Điều trị ngoại khoa thường chủ yếu dùng cho các nguyên nhân thuộc bất thường cấu trúc mà không có chỉ định nội khoa hay thất bại với điều trị nội khoa đúng cách.

Nội soi buồng tử cung thường được dùng để cắt đốt polyp nội mạc tử cung hay nhân xơ dưới niêm mạc.

Trong trường hợp cần thiết và bệnh nhân không còn ý định sanh thêm con, các biện pháp mang tính phá hủy như đốt phá hủy nội mạc tử cung hay cắt nội mạc tử cung qua nội soi buồng tử cung, hay thuyên tắc động mạch tử cung để ngưng hay giảm xuất huyết tử cung một cách lâu dài. Bệnh nhân phải được tư vấn rằng đây là các biện pháp không hồi phục.

Chỉ nên xem xét đến cắt tử cung trong trường hợp thất bại với tất cả các điều trị khác.

Nhớ rằng thuyên tắc động mạch tử cung có ý nghĩa ngang với cắt tử cung.

Bảng 4. Tóm lược các khảo sát và chẩn đoán phân biệt của một trường hợp xuất huyết tử cung bất thường

Kiểu xuất huyết

Các dấu hiệu lâm sàng khác kết hợp

Các khả năng chẩn đoán

Khảo sát cần thực hiện

Thường gặp

Ít gặp hơn

Chu kỳ kinh đều, lượng  máu nhiều hay kéo dài

Tử cung lớn hơn bình  thường hay khám lâm sàng ghi nhận có khối u ở tử cung

U xơ-cơ tử cung

 

Siêu âm vùng chậu

SIS  hay  soi  buồng tử cung  nếu  nghi  ngờ  có  khối choán chỗ buồng tử cung như nhân xơ tử cung dưới niêm mạc 

Tử cung to, đau bụng kinh

Adenomyosis

 

Siêu âm vùng chậu.

Grey scale hay Doppler

MRI trong trường hợp khó phân định

Tiền sử gia đình có bệnh lý rối loạn đông máu

Dấu hiệu của chảy máu kéo dài

Điều trị thuốc kháng đông

Rối  loạn  đông máu

 

Chức năng đông máu

Yếu  tố  nguy  cơ  của  ung  thư  nội mạc tử cung

 

Ung  thư  nội mạc tử cung

Sinh thiết nội mạc tử cung

Chu kỳ kinh đều nhưng xuất huyết giữa 2 chu kỳ kinh

 

polyp nội mạc tử cung

 

Siêu âm vùng chậu

SIS hay soi buồng tử cung

Yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung

 

ung thư nội mạc tử cung

Sinh thiết nội mạc tử cung

Tiền sử gần đây có làm thủ thuật ở cổ tử cung, lòng tử cung hay mới sanh

 

 

Viêm nội mạc tử cung

Lấy mẫu nội mạc tử cung con, nhất là khi khám phụ khoa thấy có dấu hiệu viêm nhiễm

Chảy máu không có chu kỳ, tần suất nhiều hay ít hơn chu kỳ kinh bình thường và lượng và số ngày hành kinh  thay đổi

Rậm lông, mụn mặt, và / hay béo phì

Rối loạn phóng noãn  do hội chứng  buồng trứng đa nang

 

Testosterone toàn phần hay chỉ  số testosterone tự do (FTI)

Chảy sữa non

Rối loạn phóng noãn    do tăng prolactin máu

 

Prolactin      

MRI nếu prolactin rất cao, gợi ý microadenoma tuyến yên

Sụt cân hay tăng cân trong thời gian gần đây. Cảm giác nóng lạnh thất thường

Tiền sử  gia đình có RL chức năng tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp   

 

Chức năng tuyến giáp

Yếu tố nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

 

Ung thư nội mạc tử cung

Sinh thiết nội mạc tử cung

Vô kinh thứ phát

Dinh dưỡng kém hay tập  thể  thao quá nặng

Vô kinh do suy hạ đồi

 

FSH, LH

Test estrogen hay progestin

Bốc hỏa

Suy buồng trứng  

 

FSH, AMH

Tiền sử gần đây có làm thủ thuật ở cổ tử cung, lòng tử cung, hay  mới sanh con, nhất là khi  khám phụ  khoa  thấy  có dấu hiệu viêm  nhiễm (có thể có chảy máu nhưng rất ít và nhẹ)

 

Chít hẹp cổ tử cung

Khám  lâm  sàng  không  thể  đưa  dụng  cụ kiểm tra (thước đo lòng tử cung) qua lỗ  trong cổ tử cung

Dính  lòng  tử cung 

Nội soi buồng tử cung

Chảy máu không đều, nặng ở người có dùng thuốc hay dụng cụ tử cung tránh thai

Xuất huyết tử cung do sử dụng nội tiết ngoại lai

Tài liệu đọc thêm

Obstetrics and gynecology 7th edition. Tác giả Beckmann. Hợp tác xuất bản với ACOG. Nhà xuất bản Wolters Kluwer Health 2014.

Tài liệu tham khảo chính

ACOG, Committee on Gynecologic Practice. Management of Acute Abnormal Uterine Bleeding in Nonpregnant Reproductive-Aged Women. Committee opinion. Number 557, April 2013. (Reaffirmed 2015).