Đại cương
Tổn thương đầu dài gân nhị đầu bao gồm viêm, thoái hóa hoặc rách chấn thương là một nguyên nhân gây đau khớp vai. Có thể có một hoặc nhiều vị trí tổn thương nằm ở nơi bám tận của đầu dài gân nhị đầu vào củ trên ổ chảo, sụn viền trước sau trên, gân nhị đầu (trong hoặc ngoài khớp), cung nhị đầu.
Chỉ định
Chỉ định cắt đầu dài gân nhị đầu là người bệnh lớn tuổi trên 50 và không hoạt động thể lực nặng. Các người bệnh này nằm trong 3 nhóm thương tổn: (1) viêm mãn gân nhị đầu kèm theo rách, (2) bán trật gân vào trong, (3) rách thoái hóa sụn viền trước sau trên kèm theo tổn thương gân nhị đầu.
Chống chỉ định
Người bệnh có bệnh nội khoa đi kèm có chống chỉ định gây mê, phẫu thuật Cắt đầu dài gân nhị đầu mang lại kết quả giảm đau kém khi trước mổ có dấu hiệu chỏm xương cánh tay dâng cao và kèm theo thoái hóa mỡ gân chóp xoay
Chuẩn bị
Người thực hiện: bác sỹ chấn thương chỉnh hình
Phương tiện: các phương tiện thông dụng của nội soi khớp vai: shaver, đốt nội soi, nguồn sáng, dây nước, dây hút, dàn máy nội soi, trocar khớp vai
Người bệnh: đánh dấu vùng vai mổ
Hồ sơ bệnh án: MRI khớp vai, x quang khớp khớp vai thẳng – nghiêng
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ: tuổi người bệnh, nghề nghiệp và nhu cầu hoạt động thể lực
Kiểm tra người bệnh: nghiệm pháp tổn thương đầu dài gân nhị đầu gây đau và bán trật (Yergarson, Speed) 3. Thực hiện kỹ thuật: (15-30ph)
Vào khớp vai nội soi qua 2 cổng thông thường: cổng trước và cổng sau
Giải phóng đầu dài gân nhị đầu tại vị trí nơi bám gân vào ổ chảo bằng đốt nội soi để đầu tận gân nhị đầu sau cắt cuộn dày treo lơ lửng trong rãnh nhị đầu, ngăn ngừa biến dạng “pop eyes”.
Cắt lọc phần mỏm cụt sau cắt với shaver.
Theo dõi
Hậu phẫu mang dây treo tay trong 3-5 ngày, cho phép vận động khớp vai hết tầm; không được gấp khuỷu có kháng lực trong vòng 1 tháng sau mổ
Theo dõi mức độ giảm đau, dấu “pop eyes” ở cánh tay.
Xử trí tai biến
Không có tai biến nghiêm trọng trong phẫu thuật cắt đầu dài gân nhị đầu