Định nghĩa
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực là bệnh lý đĩa đệm do nhân nhầy thoát ra vòng sợi gây chèn ép vào thần kinh gây triệu chứng bệnh lý rễ thần kinh hoặc bệnh lý tủy thần kinh.
Chỉ định
Thoát vị đĩa đệm mềm (chưa vôi hóa) được chứng minh bằng các hình ảnh
CT scan và MRI, gây triệu chứng đau rễ thần kinh
Thoát vị đĩa đệm mềm chèn (chưa vôi hóa) gây triệu chứng bệnh lý tủy mức độ nhẹ.
Những trường hợp đau dọc trục cột sống và hoặc đau theo rễ thần kinh
(gian bả vai, dọc cổ ngực, đau ngực lan ra trước, đau liên sườn, và hoặc đau thắt lưng) được chứng minh có liên quan thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực
Thất bại trong điều trị bảo tồn.
Chống chỉ định
Đĩa đệm cứng/ vôi hóa.
Cốt hóa dây chằng dọc sau.
Triệu chứng thần kinh tiến triển nặng cần phẫu thuật mở giải ép.
Những bệnh lý cổ ngực cần giải ép và làm cứng.
Chuẩn bị
Người thực hiện quy trình kỹ thuật:
Bác sĩ phẫu thuật thần kinh
Phương tiện:
CT và MRI trước phẫu thuật, máy C-arm định vị hoặc dưới hướng dẫn của CT, máy nội soi, ống nội soi có kênh thao tác, các forcep nội soi có kênh thao tác.
Người bệnh:
Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực thỏa tiêu chí chỉ định và chống chỉ định
Hồ sơ bệnh án:
Đúng theo quy định Bộ Y tế.
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật:
Người bệnh nằm sấp, gây tê cục bộ
Dưới hướng dẫn của C-arm hoặc CT trong lúc mổ, xác định đúng tầng thoát vị, và chọn đường vào thích hợp dựa trên mốc giải phẫu
Điểm rạch da thường cách đường giữa khoảng 4-7 cm, đặt các nong mô mềm, đặt trocar.
Đặt ống nội soi vào trocar, làm sạch mô mềm, có thể cắt bỏ một phần diện khớp trên, dây chằng vàng.
Trong quá trình phẫu thuật, đốt mô mềm và cầm máu bằng sóng cao tần.
Xác định rễ thần kinh, dùng forcep lấy nhân đệm thoát vị.
Cầm máu, trả rễ thần kinh về vị trí bình thường.
Theo dõi
Chuyển phòng hậu phẫu theo dõi: tràn khí màng phổi, chảy dịch não tủy, tụ máu dưới da, tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu.
Người bệnh có thể tập vận động sớm sau khi phẫu thuật; Có thể xuất viện trong ngày; Kháng sinh đường uống trong 3 ngày; Tập vật lý trị liệu
Xử trí tai biến
Nếu nghi ngờ có tổn thương rễ thần kinh, nên ngừng và chuyển sang mổ mở.
Nếu không thể định vị khoang đĩa đệm và hoặc lấy nhân đệm không đủ, nên chuyển sang mổ mở.
Nếu tổn thương mạch máu lớn như đường đi động mạch chủ, không rút trocar, đặt tamponade, chuyển sang mổ mở phối hợp với các bác sĩ mạch máu.