Nội dung

Bài giảng quy trình ptns tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè đồng loại hai bó

Đại cương

Tổn thương dây chằng chéo trước (DCCT) là tổn thương một trong những dây chằng chính của khớp gối. Thường xảy ra sau tai nạn giao thông hoặc tai nạn thể thao: dừng hoặc thay đổi tư thế đột ngột, nhảy cao. Khớp gối sau chấn thương sưng nề, mất vững và đau khi đi lại.

Chỉ định

Đứt DCCT và dây chằng chéo sau (DCCS) đơn thuần gây mất vững khớp gối (ngăn kéo sau độ 3, 4).

Đứt DCCT và DCCS kèm tổn thương phối hợp khác của khớp gối (dây chằng bên, sụn chêm).

Chống chỉ định

Nhiễm trùng khớp gối

Hạn chế gấp duỗi gối sau chấn thương

Gãy xương kèm theo vùng lồi cầu đùi và mâm chày

Bệnh lý nội khoa hoặc tình trạng toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật

Chuẩn bị

Người thực hiện kỹ thuật:

Bác sỹ chuyên ngành chấn thương chỉnh hình có chứng chỉ nội soi khớp

Phương tiện:

Bộ dụng cụ nội soi khớp gối, máy nội soi khớp…

Người bệnh:

Người bệnh nằm ngửa, kê chặn chân ở đùi và bàn chân, garo hơi ở 1/3 trên đùi áp lực 400 mmHg.

Phẫu thuật viên chính đứng cùng bên với chân tổn thương, người phụ 1 đứng bên đối diện, người phụ 2 đứng phía trên phẫu thuật viên chính, màn hình camera được đặt phía trên người phụ 1.

Hồ sơ bệnh án:

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ:

Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế.

Kiểm tra người bệnh:

Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh.

Thực hiện kỹ thuật: 

Thì 1: Chuẩn bị mảnh ghép: Mảnh ghép gân bánh chè đồng loại:

Chia đôi mảnh ghép

Đặt lên bàn dụng cụ chuẩn bị gân          

Loại bỏ hết phần mỡ còn bám vào gân.

Giữ lại phần chốt xương 2 đầu.

Đo chiều dài của gân.

Khâu tết mảnh gân thành mảnh ghép có chiều dài và đường kính cần thiết để tạo hình dây chằng.

Thì 2: Thăm khám khớp gối qua nội soi:

Vào gối qua 2 lỗ vào: trước ngoài và trước trong.

Bơm nước áp lực 60 mmHg để làm giãn khớp.

Thăm khám khớp gối qua nội soi bắt đầu từ túi cùng hoạt dịch tứ đầu, đến khoang trong, khoang ngoài và cuối cùng là kiểm tra sự toàn vẹn của DCCT và DCCS.

Sửa chữa tổn thương sụn chêm nếu có; Dọn sạch tổ chức phần mềm xung quanh vị trí định khoan đường hầm đùi và đường hầm mâm chày để tạo hình dây chằng.

Thì 3: Tạo đường hầm xương đùi của DCCT:

Dùng thước định vị để xác định vị trí đường hầm xương đùi của DCCT. Xác định vị trí footprint; Gối gấp ở tư thế 110o; Đặt vị trí khoan ở tâm bó AM phía trước của thành sau lồi cầu ngoài; Tiếp theo khoan vị trí của bó PL sao cho khoảng cách giữa 2 đường hầm nhỏ nhất là 2mm và tạo với nhau một góc khoảng 30o.  + Đường kính của đường hầm đùi chính là đường kính để đưa lọt mảnh ghép vào trong xương đùi;  

Sau khi khoan xong đường hầm xương đùi, luồn sẵn 2 sợi chỉ chờ để thực hiện kéo mảnh ghép vào trong đường hầm ở thì sau.

Thì 4: Tạo đường hầm mâm chày của DCCT:

Xác định vị trí footprint của mâm chày

Khoan đường hầm PL trước: điểm dưới là phía trước của điểm bám MCL, tạo với mặt phẳng mâm chày một góc 75o; Điểm trên mâm chày là phía trước PCL khoảng 3-5mm.

Khoan đường hầm AM: để góc tạo với mặt phẳng mâm chày 40o sao cho 2 đường hầm cách nhau 1.5cm ở đầu ngoài. Vị trí ở trong gối ở phía trước bó PL sao cho đảm bảo 2 đường hầm cách nhau ít nhất 2mm tùy kĩ thuật, + Luồn chỉ chờ để kéo mảnh ghép vào trong đường hầm ở thì sau.

Thì 5: Luồn dây chằng và cố định dây chằng trong đường hầm:

Dùng chỉ chờ để kéo mảnh ghép vào trong đường hầm xương đùi và đường hầm mâm chày.

Cố định hai mảnh ghép trong đường hầm xương đùi và đường hầm chày.

Thì 6: Kiểm tra lại dây chằng:

 Dây chằng sau khi được cố định trong đường hầm xương đùi và đường hầm mâm chày cần kiểm tra lại độ căng của dây chằng cũng như độ vững của khớp gối qua nội soi và qua thăm khám lâm sàng.

Theo dõi

Tình trạng nhiễm trùng khớp gối sau mổ.

Tập phục hồi chức năng theo giai đoạn.  

Xử trí tai biến

Xử trí tai biến nếu có.