Bài giảng Tiến trình sản sinh sữa mẹ Hóa học của sữa mẹ
Lê Thị Mỹ Trinh 1, Âu Nhựt Luân 2
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
1Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: trinhle1501@gmail.com
2Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com
Tuyến vú sản xuất sữa mẹ ngay từ trong thai kỳ
Ngay từ trong thai kỳ, tại tuyến vú đã có những thay đổi quan trọng và đã có những hoạt động sản xuất sữa đầu tiên.
Quá trình tạo và tiết sữa ở người gồm 2 pha:
Mammogenesis
Lactogenesis
Pha mammogenesis: bắt đầu từ tuần thứ 10 và kéo dài suốt thai kỳ. Trong pha này, hệ thống cấu trúc nang tuyến của vú phát triển dẫn đến gia tăng thể tích mô vú sẵn sàng cho quá trình tiết sữa của pha lactogenesis.
Pha lactogenesis: gồm 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: bắt đầu từ rất sớm trong thai kỳ ngay khi mô tuyến vú chế tiết những thành phần đầu tiên của sữa mẹ như casein, lactose… kéo dài cho đến khoảng 10 ngày sau sanh. Sữa non và sữa chuyển tiếp thuộc giai đoạn 1 của pha lactogenesis.
Giai đoạn 2: chế tiết sữa trưởng thành, bắt đầu khoảng từ ngày thứ 10 sau sanh kéo dài suốt thời gian cho con bú.
Không mang thai |
Pha mammogenesis |
Pha lactogenesis |
Hình 1: Tuyến vú ở phụ nữ không mang thai (trái), tuyến vú trong pha mammogenesis (giữa) và tuyến vú trong pha lactogenesis (phải)
Quá trình sản xuất sữa tại nang sữa xảy ra dưới ảnh hưởng của prolactin. Sữa được tống xuất do co bóp bới oxytocin.
Trong thai kỳ, hệ thống ống dẫn sữa và nang tuyến vú phát triển mạnh. Mỗi nang sữa được tạo thành từ các tuyến sữa, các nang tuyến được bao quanh bởi các tế bào cơ biểu mô (myoepithelial cell).
Tế bào của tuyến sữa chịu tác động của prolactin từ thùy trước tuyến yên, có nhiễm vụ sản xuất sữa.
Các tế bào cơ biểu mô quanh tuyến sữa chịu tác động của oxytocin từ thùy sau tuyến yên.
Cả hai hormone này của tuyến yên đều được kích thích bởi động tác nút vú của trẻ.
Hình 2: Tế bào nang tuyến sữa, tế bào cơ biểu mô và hệ mao mạch Nang sữa (alveolus) được tạo bởi tế bào tuyến (alveolar cells) chịu ảnh hưởng của prolactin. Phía ngoài nang được bọc bằng các tế bào cơ biểu mô (myoepithelial cells) , co thắt dưới oxytocin. Cấp máu cho tuyến sữa là một hệ mạch phong phú (capillaries).
Sữa mẹ là một dung dịch và cũng là một huyền dịch, gồm các đại chất và vi chất
Sữa mẹ là một dung dịch-huyền dịch phức tạp của nước, lipid, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng và yếu tố vi lượng.
Sữa mẹ gồm các thành phần dinh dưỡng (macronutrient) và cả các thành phần không dinh dưỡng thiết yếu (micronutrient), phù hợp cho trẻ sơ sinh tăng trưởng và phát triển. Đây là một dung dịch-huyền dịch phức tạp của nước, lipid, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất và các thành phần vi lượng khác. Giai đoạn trẻ phát triển nhanh, sữa đậm đặc. Giai đoạn trẻ phát triển chậm, sữa loãng dần.
Thành phần của dung dịch-huyền dịch này không hằng định. Trong một bữa bú, giọt sữa mẹ đầu tiên khác giọt sau cùng. Trong một ngày, bữa bú sáng khác bữa bú chiều. Cùng một người, sữa non không giống sữa chuyển tiếp và có thành phần khác biệt rất lớn với sữa trưởng thành. Một sự biến đổi nhỏ trong thành phần hóa học sẽ dẫn đến sự thay đổi của hàng loạt các thông số vật lý của sữa như độ pH, độ thẩm thấu, hằng số phân ly và độ hòa tan…
Tiến trình tạo sữa mẹ rất phức tạp, gồm 5 pha độc lập:
I.Tống xuất (exocytosis) từ các tiểu thể nguồn gốc Golgi: protein của sữa mẹ, lactose.
II.Chế tiết chất béo của sữa mẹ qua các thể cầu chứa chất béo.
III.Di chuyển trực tiếp qua màng của các chất đơn giá: ions, nước, glucose qua bờ trên của tế bào.
IV.Di chuyển xuyên tế bào của các thành phần từ mô kẽ.
V.Di chuyển cạnh tế bào của các thành phần bạch cầu và các thành phần huyết tương. Con đường này chỉ mở ra trong thai kỳ mà thôi.
Hình 3: Sơ đồ tiến trình tạo lập sữa mẹ bằng 5 con đường độc lập
I.Tống xuất
II.Chế tiết qua các thể cầu
III.Di chuyển trực tiếp qua màng
IV.Di chuyển xuyên tế bào
V.Di chuyển cạnh tế bào
Ghi chú trên hình:
SV = Secretory vesicle: tiểu thể chế tiết
RER = Rough endoplasmic reticulum: lưới nội sinh chất
BM = Basement membrane: màng đáy
MFG = Milk fat globule: thể cầu chứa chất béo
CLD = Cytoplasmic lipid droplet: các giọt chất béo bào tương
N = Nucleus: nhân
PC = Plasma cell: Tương bào
GJ = Gap junction: điểm nối tế bào
D = Desmosome: Desmosome
ME = Myoepithelial cell: tế bào cơ biểu mô
Sữa non (colostrum)
Nhờ thành phần đặc biệt và hợp lý, sữa non là thức ăn lý tưởng nhất cho sơ sinh trong những ngày đầu tiên của trẻ.
Sữa non (colostrum) là một hỗn hợp màu vàng, đậm đặc, gồm các chất có sẵn trong hệ thống nang tuyến của vú từ trong thai kỳ và sữa mới vừa được tiết ra ngay sau sanh.
Thể tích sữa non rất thay đổi, khoảng 2-20 mL cho mỗi cữ bú đầu tiên, sau đó tăng dần và đạt trung bình 100 mL sau 24 giờ.
Thành phần các chất và tỷ lệ của chúng trong sữa non có sự khác biệt rất lớn so với sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành: sữa non ít béo hơn, giàu vitamin, khoáng chất, bạch cầu, natri, kali, chlor, lactose, lactoferrin, oligosaccharides, proteins mà đặc biệt là globulin miễn dịch IgA…
Nhờ thành phần các chất đặc biệt và hợp lý, sữa non là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên của cuộc sống.
Sữa non tạo điều kiện để hình thành và tống xuất phân su. Phân su chứa những yếu tố thuận lợi cho sự tạo lập vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa là Lactobacillus.
Sữa non cũng có nồng độ cao các chất chống oxy hóa và kháng thể bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập và khỏi sự gây bệnh của vi sinh vật trong ống sanh và trong môi trường mới ngoài buồng tử cung.
Hình 4: Sữa non
Sữa non là một hỗn hợp màu vàng, đậm đặc, gồm các chất có sẵn trong hệ thống nang tuyến của vú từ trong thai kz và sữa mới vừa được tiết ra ngay sau sanh
Sữa chuyển tiếp (foremiilk)
Sữa chuyển tiếp thường được tuyến vú tiết ra trong khoảng 1-2 tuần sau sanh.
So với sữa non, sữa chuyển tiếp (foremilk) có nồng độ proteins, globulin miễn dịch thấp hơn. Trong khi đó, có sự tăng nồng độ chất béo, lactose và nhiều năng lượng hơn.
So với sữa trưởng thành, sữa chuyển tiếp có nồng độ cao các vitamin tan trong nước, nồng độ thấp các vitamin tan trong dầu.
Hình 5: Sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành
So sánh sữa non (trái), sữa chuyển tiếp (giữa) và sữa trưởng thành (phải)
Sữa trưởng thành (hindmilk)
Nước là thành phần chính yếu của sữa mẹ.
Cũng như đa số động vật hữu nhũ, nước là thành phần chính yếu của sữa mẹ. Nước là dung môi hòa tan các chất khác nhau có trong sữa mẹ.
Nước trong sữa mẹ đóng vai trò quan trọng vào cơ chế điều nhiệt ở trẻ sơ sinh. 25% nhiệt lượng cơ thể thất thoát trong quá trình nước bay hơi qua da và qua hô hấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngay cả ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, sự mất nhiệt tăng lên đáng kể, trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn vẫn đảm bảo được cung cấp nước đầy đủ, không cần bổ sung nước từ bất cứ nguồn nào khác.
Carbohydrate là đại chất chính cung cấp năng lượng ở loài người.
Carbohydrate chính yếu trong sữa mẹ là lactose do tuyến vú tổng hợp.
Ngoài ra, còn có glucose, các loại oligosaccharide sữa người (Human Milk Oligosaccharides – HMOs) với độ dài chuỗi khác nhau và các glycoprotein có hoạt tính bifidus – quan trọng trong sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột.
Hình 6: Các th