Nội dung

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài

Định nghĩa bệnh

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài là bệnh lý ở da do tiếp xúc thường xuyên với yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.

Yếu tố gây bệnh

Ẩm ướt hoặc lạnh kéo dài có thể kèm theo các tác nhân khác như hóa chất, vi khuẩn, nấm.

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

Nuôi trồng thủy sản;

Chế biến thủy sản, thực phẩm;

Sơ chế mủ cao su;

Hầm lò;

Nạo vét mương, cống;

Nghề, công việc khác tiếp xúc với ẩm ướt và lạnh kéo dài.

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu

2 tháng.

Thời gian bảo đảm

Tổn thương móng: 9 tháng;

Các tổn thương khác: 15 ngày.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Viêm da tiếp xúc

Da có những đám tổn thương không đồng nhất, cụ thể: da đầu chi mỏng, bóng nhẵn, nếp da lòng bàn chân, bàn tay nổi rõ, da dày màu xám bẩn hoặc da sẫm màu, da khô, đỏ da, bong vẩy da, nứt da, các sẩn phù, mụn nước, mụn mủ, vết trợt loét bờ nham nhở; kẽ tay, chân viêm đỏ, trợt loét da xung quanh màu vàng và mủn. Vị trí tổn thương ở vùng tiếp xúc trực tiếp với lạnh ẩm: các đầu chi, da ngón tay, lòng bàn lay, mu bàn tay, cẳng tay, cánh tay, ngón chân, lòng bàn chân, mu bàn chân, cẳng chân, đùi, hiếm gặp (tháp mũi, dái tai);

Viêm quanh móng

Móng tay móng chân: xung quanh móng tay, móng chân sưng nề, đỏ, có vảy da đôi khi có mủ. Móng tay, móng chân mất bỏng, màu xám bẩn, trên bề mặt móng có những chấm trắng, lõm, có vằn ngang dọc. Móng dày, sần sùi, mọc chậm gốc móng tụt, rụng móng;

Các triệu chứng khác: đau hoặc ngứa vùng tổn thương, đầu chi có thể có cảm giác căng nóng, kiến bò, kim châm, đau nhức, tê nhiều ngón, cẳng tay, cẳng chân.

Bỏng lạnh

Vị trí tổn thương: thường ở vùng tiếp xúc trực tiếp với lạnh và ẩm như bàn tay, bàn chân; hiếm gặp dái tai và má.

Da thay đổi màu sắc, có thể là màu trắng, màu sáp, màu xám, xanh xám hoặc màu sắc lốm đốm;

Bề mặt da xuất hiện các mụn nước sau 12 – 36 giờ;

Tổn thương có thể tiến triển đến hoại tử thượng bì, nặng hơn loét đến lớp cân cơ;

Sờ: Tổn thương nhẹ, trung bình (độ 1, độ 2) sờ thấy bề mặt cứng, lớp sâu mềm mại; Khi bỏng lạnh nặng (độ 3) sờ thấy cả lớp nông và lớp sâu đều cứng.

Cơ năng: vùng tổn thương tê cóng, lạnh buốt, mất cảm giác.

Hội chứng raynaud

Hội chứng Raynaud trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn “trắng, lạnh” do co thắt tiểu động mạch nên mạng lưới mao quản không nhận được máu đến đầu ngón làm đầu ngón trở nên trắng và lạnh;

Giai đoạn 2: Giai đoạn “xanh tím” do ứ trệ máu tại các tiểu tĩnh mạch (mô phù nề do thiếu máu gây chèn ép) nên trên lâm sàng biểu hiện đầu ngón tay xanh tím và đau buốt;

Giai đoạn 3: Giai đoạn “đỏ, nóng” do mở các cơ tròn tiền mao mạch, máu đến nhanh và nhiều làm các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ.

Cận lâm sàng

Đo pH da: Cẳng tay pH ≥ 5,5; Mu tay pH ≥ 5,3;

Xét nghiệm nấm, vi khuẩn;

Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt khả năng trung hòa ≥ 7 phút. Các xét nghiệm pH da, nấm, vi khuẩn là chủ yếu.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm da tiếp xúc do các nguyên nhân khác, viêm quanh móng không do nguyên nhân nghề nghiệp, bỏng lạnh không do nguyên nhân nghề nghiệp, hội chứng Raynaud không do nguyên nhân nghề nghiệp, hội chứng Raynaud do rung chuyển nghề nghiệp, hội chứng Raynaud, viêm mao mạch

Hướng dẫn giám định

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ (bao gồm cả viêm da tiếp xúc)

 

1.1.

Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da hoặc rối loạn sắc tố

 

1.1.1.

Vùng mặt, cổ

 

1.1.1.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.1.2.

Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.1.

Vùng lưng – ngực – bụng

 

1.1.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

16 – 20

1.1.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

21 – 25

1.1.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

26 – 30

1.1.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.1.3.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.1.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.

Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa

 

1.2.1.

Vùng mặt, cổ

 

1.2.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

1.2.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

1.2.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

11 – 15

1.2.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

21 – 25

1.2.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

1.2.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.2.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

3 – 4

1.2.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

11 – 15

1.2.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

21 – 25

1.2.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 – 30

1.2.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

1.2.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.2.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

1.2.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

1.2.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

11 – 15

1.2.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

21 – 25

1.3.

Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi

 

1.3.1.

Vùng mặt, cổ

 

1.3.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

1.3.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

11 – 15

1.3.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

16 – 20

1.3.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể

21 – 25

1.3.1.5.

Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên

26 – 30

1.3.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

1.3.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

1.3.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

5 – 9

1.3.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4 % diện tích cơ thể

16 – 20

1.3.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

1.3.2.5.

Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

26 – 30

1.3.2.6.

Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

1.3.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.3.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

1.3.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

1.3.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

16 – 20

1.3.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

1.3.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

26 – 30

2.

Nấm da tùy theo mức độ tổn thương được áp dụng như Mục 1.1 hoặc Mục 1.2 hoặc Mục 1.3.

 

3.

Bệnh về móng và các di chứng (tính cho một chi)

 

3.1.

Tổn thương móng tay hoặc móng chân để lại di chứng: đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát

 

3.1.1.

Từ một đến ba móng

1 – 4

3.1.2.

Từ bốn đến năm móng

6 – 10

3.2.

Tổn thương móng tay hoặc móng chân bị biến dạng móng hoặc cụt rụng

 

3.2.1.

Từ một đến ba móng

6 – 10

3.2.2.

Từ bốn đến năm móng

11 – 15

4.

Hội chứng Raynaud

 

4.1.

Ảnh hưởng ít đến sinh hoạt: chỉ có rối loạn cơ năng (đau cách hồi), chưa có rối loạn dinh dưỡng

21 – 25

4.2.

Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, điều trị ổn định: có rối loạn dinh dưỡng hoặc biến chứng nhẹ (đau thường xuyên)

31 – 35

4.3.

Ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hoặc điều trị không có kết quả

41 – 45