Đại cương
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp, tác nhân gây bệnh là do virus quai bị, ngoài gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai không hoá mủ, ngoài ra còn viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.
Bệnh lành tính, tự khỏi và gây miễn dịch bền vững.
Virus quai bị là virus ARN, thuộc nhóm Paramyxovirus, một số sợi mảnh ARN ở trung tâm hình xoắn, ngoài có vỏ bọc bằng lipid và protein.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
Viêm tuyến nước bọt mang tai:
Đây là thể thường gặp nhiều nhất trên lâm sàng.
Bệnh cấp tính, sốt 38°C-39°C hoặc cao hơn, kèm nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, ăn ngủ kém.
Biểu hiện đầu tiên là đau, xuất hiện ờ quanh ống tai ngoài, sau lan ra xung quanh gây khó nói, khó nuốt, khó há miệng. Hai tác giả Rilliet và Barthez lưu ý 3 điểm đau có tính chất gợi ý đến viêm tuyến nước bọt mang tai, đó là:
Điểm khớp thái dương hàm.
Điểm mỏm chũm.
Điểm hạch dưới hàm.
Tuyến mang tai:
Sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm.
Tuyến sưng to làm vành tai bị đẩy ra ngoài và lên trên.
Khi tuyến mang tal sưng to đôi khi khuôn mặt bị biến dạng.
Da vùng sưng có màu sắc bình thường căng, bóng, không nóng đỏ, có tính đàn hồi.
Thường sưng cả hai bên tuyến mang tai, bên này sau bên kia vài giờ tới vài ngày. Tỉ lệ số các trường hợp sưng cả hai bên so với một bên là 6/1.
Thăm khám thấy lỗ sténon phù nề, đò tấy nhưng không bao giờ có mù chảy ra khi ấn.
Viêm tinh hoàn
Hay gặp ở lứa tuổi dậy thì, chiếm 20% – 30% các trường hợp quai bị ờ người lớn. Rất hiếm gặp ờ trẻ dưới 2 tuổi và người trên 50 tuổi. Biểu hiện này đôi khi xuất hiện đơn độc không kèm viêm tuyến mang tai.
Bệnh xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 5 -10 ngày. Bệnh nhân sốt cao trở lại, rét run, nhức đầu, nôn, đau ở tinh hoàn sắp bị sưng, rồi tinh hoàn sưng to gấp 3-4 lần bình thường, đau nhức, da bìu đỏ, đôi khi mào tinh cũng sưng to. Thường bệnh nhân chỉ sưng một bên tinh hoàn nhưng cũng có thể sưng hai bên.
Bệnh tiến triển chừng 4-5 ngày bệnh nhân hết sốt nhưng tinh hoàn sưng lâu hơn, không hoá mủ. Sau chừng 2 tuần tinh hoàn mới hết sưng và phải sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Một số tác giả thấy tỉ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30% – 40% sau 2-4 tháng mắc bệnh.
Nếu bệnh nhân teo một bên tinh hoàn thì không có ảnh hưởng gì nhưng nếu teo cả hai bên thì có khả năng bị vô sinh.
Viêm màng não
Gặp ở 10% – 35% các trường hợp, nhất lả ờ trẻ nhỏ, có thể xảy ra đơn độc hoặc sau khi viêm tuyến mang tai 3 -10 ngày.
Triệu chứng lâm sàng: sốt cao, nhức đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật, cổ cứng, dấu Kernig (+). Nếu bệnh cảnh xảy ra sau viêm tuyến mang tai thì dễ liên hệ đến căn nguyên do virus quai bị.
Chọc dò dịch não tuỷ biểu hiện như một viêm màng não nước trong tăng lympho bào. Protein dịch não tuỷ tăng vừa (50 – 100mg%), đường bình thường.
Viêm não
Hiếm xảy ra hơn so với viêm màng não (0,5%), cũng có thể xảỷ ra đồng thời hoặc sau khi viêm’ tuyến mang tai khoảng 2-3 tuần.
Biểu hiện lâm sàng: cũng có bệnh cảnh giống như các viêm não virus khác với sốt cao, nhức đầu, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn hành vi tác phong, cấm khẩu, có thể liệt khu trú.
Xét nghiệm dịch não tuỷ trọng, áp lực tăng nhưng thành phần không có biến đổi.
Các rối loạn ý thức và vận động trong tổn thương thần kinh do virus quai bị thường cuối cùng sẽ tự phục hồi, rất hiếm có di chứng vĩnh viễn.
Viêm tuy cấp
Thường ít gặp, theo từng tác giả thường gặp 3 – 7% ờ người lớn, phần lớn là thể ẩn, chỉ biểu hiện biến đổi sinh hoá qua xét nghiệm.
Bệnh xảy ra vào tuần thứ hai (ngày thứ 4-10) khi viêm tuyến mang tai đã đỡ.
Bệnh nhân sốt trở lại, đau thượng vị cấp ờ điểm giữa đường nối từ mũi ức đến rốn. Nôn, đầy bụng, ỉa lỏng, chán ăn là những dấu hiệu hay gặp.
Xét nghiệm amylase huyết thanh và trong nước tiểu tăng cao từ ngày thứ 3 của bệnh và trờ về bình thường sau 15 ngày.
Bệnh diễn biến lành tính, khỏi sau 1 – 2 tuần, hiếm để lại di chứng.
Viêm buồng trứng: 7% sau dậy thì, sốt và đau hạ vị (hiếm khi vô sinh).
Dịch tễ học
Mùa đông xuân.
Sống ở nơi đang có bệnh nhân quai bị, hay lớp học, công trường, cơ quan có người bị quai bị.
Xét nghiệm
Công thức máu: bạch cầu máu bình thường hay giảm nhẹ, bạch cầu lympho tăng.
Sinh hoá: amylase máu và nước tiểu tăng cao.
Phân lập virus quai bị ờ tuyến nước bọt và dịch não tuỳ.
Làm phản ứng huyết thanh chẩn đoán: phản ứng kết hợp bổ thể hay phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu. Phản ứng ELISA, hay phương pháp miễn dịch huỳnh quang phát hiện kháng thể IgM, IgG đặc hiệu.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Vi khuẩn
Có biểu hiện nhiễm trùng vùng tuyến mang tai sưng, nóng, đỏ, đau và khi ấn vào có mủ chảy qua lỗ ống sténon.
Xét nghiệm máu số lượng bạch cầu tăng và tăng tl lệ bạch cầu đa nhân trung tính.
Tắc ống dẫn tuyến do sỏi: chẩn đoán: chụp cản quang ống sténon.
Bệnh khác
Virus khác: Virus lnfluenza, Parainfluenza (dựa vào xét nghiệm để chẩn đoán).
Lymphosarcom, Hodgkin, lupus ban đò: thăm khám toàn thân, sinh thiết hạch, xét nghiệm máu để có chẩn đoán xác định.
Lao hạch: chọc hạch làm tế bào học, chụp phổi và xét nghiệm máu.
Viêm tinh hoàn
Lao tinh hoàn và mào tinh hoàn:
Thăm khám toàn thân, diễn biến bệnh ít biểu hiện cấp tính, sốt về chiều, kết hợp thêm chụp phổi, siêu âm có dịch màng tinh hoàn và các xét nghiệm máu, đờm tìm trực khuẩn kháng cồn, toan (AFB: acid fast bacilli) và PCR lao trong dịch màng tinh hoàn.
Viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn trong bệnh lậu:
Xuất hiện sau khl quan hệ tình dục không an toàn, có đái máu, đái mủ.
Xét nghiệm nước tiểu nuôi cấy có vi khuẩn lậu.
Viêm màng não – não
Viêm màng não do vi khuẩn:
Biển hiện cấp tính, tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc nặng, hội chứng màng não rõ.
Chọc dịch não tuỷ để chẩn đoán.
Viêm màng não do lao: khởi phát từ từ, thăm khám toàn diện, chụp phổi, chọc dịch não tuỷ phân tích chẩn đoán.
Điều trị
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Kháng sinh không có tác dụng. Chỉ điều trị theo cơ chế và triệu chứng.
Viêm tuyến nước bọt
Thuốc corticoid sử dụng từ 5 – 7 ngày thì dừng, chỉ có tác dụng chống viêm và giảm đau chứ không hạn chế được khả năng teo tinh hoàn. Khi cho các loại thuốc này phải chú ý đến các trường hợp không dùng được thuốc, như người bệnh có tiền sử dạ dày và phải kết hợp với các thuốc bọc niêm mạc dạ dày.
Viêm não-màng não
Nếu bệnh nhân có biểu hiện tăng áp lực nội sọ nhiều (nhức đầu, nôn vọt): có thể chọc dò tuỷ sống lấy dịch não tuỷ làm giảm bớt áp lực, nhưng mỗi lần lấy không quá 15ml.
Dung dịch glucose 30% hoặc các dịch ưu trương khác với liều 250ml/ngày.
Manitol 20% 300ml/ngày.
Sử dụng corticoid tĩnh mạch (prednisolon, dexamethason) 25 – 30mg/ngày.
Trợ tim mạch, thăng bằng nước điện giải.
Chú ý đến chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hộ lí cho bệnh nhân.
Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm.
Viêm tụy
Chườm nóng vùng thượng vị, ăn nhẹ và lỏng, dùng thuốc giảm đau nếu cần, chú ý loại trừ các bệnh cảnh phải can thiệp ngoại khoa.
Phòng bệnh
Không tiếp xúc với người bệnh trong 14 – 21 ngày.
Tạo miễn dịch chủ động
Tiêm vaccin:
Đơn giá.
Đa giá: ba trong một (quai bị, sởi, rubella).
Chỉ định:
Người > 1 tuổi (mọi thời điểm), đặc biệt tuổi dậy thì, trưởng thành, thanh thiếu niên, cá nhân sống trong tập thể đông đúc.
Người nhiễm HIV không triệu chứng (thậm chí cả người có triệu chứng).
Tái tiêm chủng ờ người đã tiêm vaccin quai bị dùng virus chết (không thấy nguy cơ phản ứng phụ).
Tạo miễn dịch thụ động
Dự phòng đặc hiệu bằng 7 globulin miễn dịch chống quai bị, dùng sớm cho phụ nữ có thai khi tiếp xúc với bệnh nhân quai bị, 3-4ml tiêm bắp, tuy vậy khả năng bảo vệ không.
Tài liệu tham khảo
Bùi Đại và cộng sự (2005). “Bệnh quai bị’’ Bệnh học Truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học 2005, trang 191 – 197.
Trịnh Ngọc Phan (1983). “Bệnh quai bị”, Bệnh học Truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học 1983, trang 151-159.
Poul D. Hoeprich, M. Colin Jordan, Allan R. Ronalcĩ(1994). “Mumps” Iníectious diseases — Fith Edition, page 825 – 829.