Đại cương
Có khoảng 15% người bệnh ung thư phổi có tràn dịch màng phổi khi chẩn đoán. Mặc dù hầu hết các trường hợp tràn dịch cuối cùng được chẩn đoán xác định là ác tính, khoảng một nửa ban đầu có tế bào học âm tính. Cần chọc dò màng phổi để xác định nguồn gốc của tràn dịch qua chẩn đoán tế bào học.
Tràn dịch màng phổi có thể được giải quyết bằng điều trị hóa chất, đặc biệt ở người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ. Người bệnh không phải tế bào nhỏ có triệu chứng tràn dịch màng phổi cần điều trị hóa chất toàn thân và tích cực bơm hóa chất trực tiếp vào khoang màng phổi
Chỉ định
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có tràn dịch màng phổi
Ung thư phổi thế bào nhỏ có tràn dịch màng phổi
Ung thư màng phổi có tràn dịch màng phổi và một số ung thư di căn.
Chống chỉ định
Người bệnhdị ứng với hóa chất
Người bệnh có bệnh lý tim mạch
Thể trạng gầy yếu PS = 3-4
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ:
Khám lâm sàng (nhìn, sờm, gõ, nghe) kết hợp với phân tích hình ảnh tràn dịch màng phổi trên X- quang thẳng nghiêng sẽ giúp xác định vị trí chọc dò dịch màng phổi và bơm hóa chất thích hợp.
Tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm: công thức máu, thời gian máu chảy máu đông, chức năng gan, chức năng thận.
Điều dưỡng:
Giải thích cho người bệnh về tình trạng bệnh tật và phương pháp tiến hành bơm hóa chất màng phổi. Sau khi giải thích, người bệnh hợp tác để tiến hành bơm hóa chất màng phổi
Phương tiện
Dụng cụ sát khẩn vị trí vùng da để chọc dò màng phổi và bơm hóa chất màng phổi
Lidocain 1 hoặc 2 dùng cho gây tê tại chỗ
Kim chọc hút hoặc catheter có nòng 16-19
Ống tiêm cỡ 20-30ml dùng để gắn trực tiếp với kim chọc hút hoặc gián tiếp qua nối qua chạc ba có khóa điều chỉnh
Ống nối chạc ba có khóa điều chỉnh gồm ba nhánh: nhánh thứ nhất gắn với ống tiêm, nhánh thứ hai gắn với kim chọc hút và nhánh thứ ba nối với máy hút để hút loại bỏ dịch và bơm hóa chất màng phổi
Máy hút dịch và một ống nối với máy hút để hút loại bỏ dịch ra khỏi khoang màng phổi
Các loại hóa chất cần chuẩn bị: hóa chất bơm màng phổi: Bleomycin, Mitomycin, 5FU
Thuốc chống sốc
Người bệnh
Hồ sơ bệnh án
Kiểm tra người bệnh trước khi làm thủ thuật
Các bước tiến hành
Người bệnh ở tư thế ngồi thẳng trên ghế, lưng hơi cong và hướng về thủ thuật viên, hai tay đặt thoải mái trên thành ghế, dang rộng hai xương bả vai, thư thế đầu thẳng về phía trước
Nếu người bệnh không ngồi được để người bệnh ở tư thế Fowler (45-60 độ hoặc tư thế nủa nằm nửa ngồi)
Đánh dấu vị trí chọc dò (vị trí khoang liên sườn sẽ được chọc dò)
Sát trùng da tại vị trí chọc dò lan rộng ra xung quanh
Trải khăn mổ có lỗ
Gây tê tại chỗ bằng cách dùng ốn tiêm gắn kim nòng số 22 tiêm 2-4 ml lidocain 1%-2 theo từng lớp giải phẫu, thứ tự từ ngoài da vào trong cho đến màng phổi với hướng mũi kim thẳng vuông góc với thành ngực, ngay vùng dưới của khoang gian sườn, đi sát bờ trên xương sườn dưới
Rút ống tiêm và kim gây tê ra, dùng ống tiêm 20-50ml gắn trực tiếp với kim chọc hút có nòng số 18. Chọc kim thẳng góc với thành ngực tại vị trí chọc dò một cách từ từ xuyên qua thành ngực vào khoang màng phổi theo hướng đã được gây tê:
Tháo dịch màng phổi theo trọng lực: bằng cách nối kim chọc hút dịch màng phổi với một dây dẫn lưu dịch cho chảy tự do vào một bình dẫn lưu Hút dịch màng phổi bằng hệ thống máy hút dịch áp lực âm: bằng cách nối hệ thống máy hút dịch với kim chọc hút qua một dây ống dẫn lưu dịch
Hút tháo dịch màng phổi nên tháo bỏ khỏang 1000 ml
Pha hóa chất Bleomycin 30mg với 10ml glucose 5 , Mytomicin với 10ml NaCl 0.9%
Sau khi tháo dịch xong, bơm Bleomycin 30mg hoặc Mytomicin hoặc 5FU 500mg trực tiếp ở chạc thứ ba vào khoang màng phổi tốc độ chậm trong thời gian từ 5 – 10 phút, nhắc lại sau mỗi 3 tuần.
Trước mỗi chu kỳ bơm hóa chất phải kiểm tra lại công thức máu, chức năng gan, thận và chụp X-quang phổi:
Lưu ý: trong quá trình bơm hóa chất vào khoang màng phổi, luôn phải theo d i sát vẻ mặt trạng thái tâm lý người bệnh, phát hiện ra các triệu chứng bất thường như cảm giác nóng rát, khó thở và khó chịu, lập tức dừng ngay quá trình bơm hóa chất vào khoang màng phổi và theo dõi sát
Các dụng cụ và vô trùng
Theo dõi kết quả điều trị bằng cải thiện lâm sàng và trên hình ảnh X- quang
Tai biến và biến chứng
Sốc phản vệ với nhịp tim nhanh và tụt huyết áp độc ngột
Tràn khí màng phổi
Nhiễm trùng màng phổi