Nội dung

Ca lâm sàng điện tâm đồ 14

Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”

Andrew R. Houghton, David Gray

Trường hợp lâm sàng

bệnh nhân nam 66 tuổi.

Triệu chứng

cảm thấy hụt nhịp

Bệnh sử

Sau khi nghỉ hưu và sống an nhàn. Bệnh nhân phát hiện có gì đó không ổn khi đang ngồi đọc báo.

Ông nhận ra cứ mỗi 1s, tim ông dưỡng như mất 1 nhịp. Mặc dù rất thích đi bộ và cầu lông nhưng ông lo đây là dấu hiệu của bệnh tim, mẹ ông mới chết vì 1 cơn đau tim nặng. ông nói những vấn đề này với bác sĩ của mình.

Tiền sử

bình thường

Khám

Mạch: 57 bpm, không đều (có lúc mất mạch). HA: 144/94.

JVP: không nổi

Tim phổi bình thường

Không phù ngoại vi.

Xét nghiệm

CTM: Hb 14.3, B.CẦU 7.5, tiểu cầu 278.

U&E: Na 139, K 5.0, urea 5.1, creatinine 96.

Xquang ngực: bóng tim bình thường, phổi bình thường

Siêu âm tim: bình thường.

câu hỏi

1.ECG có hình ảnh gì?

2.Cơ chế?

3.Nguyên nhân?

4.Điều trị?

Phân tích ecg

Tần số

57 bpm

Nhịp

Nhịp xoang with second-degree atrioventricular block (Mobitz type  I)

Trục QRS

Unable to assess (rhythm strip)

Các sóng P

Bình thường

Khoảng PR

Variable – gradually lengthens before ‘resetting’ after a non- conducted P wave

Khoảng QRS

Bình thường (110 ms)

Các sóng T

Bình thường

Khoảng QTc

Bình thường (400 ms)

Trả lời

1.khoảng PR tăng dần đến khi xuất hiện 1 P không dẫn truyền gây ra cảm giác “hụt nhịp” Sau đó dẫn truyền lại bắt đầu bình thường và chu kỳ lại xuất hiện lại. Đây là Trường hợp lâm sàng block AV cấp 2 mobitz 1  (dạng Wenckebach)  

2.Nút nhĩ thất mệt mỏi sau mỗi lần xung được truyền tới khi nó quá mệt không dẫn nổi xung xuống tâm thất. Sau giai đoạn nghỉ ngơi này, nó lại dẫn truyền bình thường  

3.Rối loạn dẫn truyền này thường lành tính. Có thể xảy ra khi ngủ do tăng phản xạ phế vị và hay gặp ở người trẻ đi bộ. Ngoài ra cũng có thể do bệnh lí của hệ thống dẫn truyền 

4.Không cần điều trị trừ khi có biểu hiện mạch chậm

Bình luận

Mobitz type I or Wenckebach là ECG hay gặp trong khi ngủ. 

Hồi hộp có thể khó ghi nhận, đặc biệt khi nó chỉ xảy ra thời gian ngắn hoặc không thường xuyên. Lựa chọn:

Đeo Holter 24h, 48h hoặc 72h. để ghi lại nhịp tim và xác định liệu triệu chứng hồi hộp có liên quan tới vấn đề tim mạch. Áp dụng tốt khi triệu chứng hồi hộp xuất hiện mỗi ngày   

Nếu không ghi được bất thường, có thể sử dụng cardiomemo- thiết bị cầm tay ghi nhịp và đo nhịp tim của bệnh nhân đến khi “hồi hộp” xảy ra 

Ở một vài bệnh nhân, vẫn có thể nghi ngờ rối loạn nhịp nhưng không thường xuyên nên khó ghi được. Cần cấy thiết bị ghi điện tâm đồ dưới da (Reveal device). Máy kích thước nhỏ sau gây tê dưới da, cấy ngay dưới da vùng ngực trái. Bệnh nhân được hướng dẫn làm sao ghi lại và máy cũng tự động lưu trữ các dải nhịp khi nghi ngờ có loạn nhip

Further reading

Making Sense of the ECG: Mobitz type I atrioventricular block, p 120; Indications for permanent pacing, p 225