Nội dung

Ca lâm sàng điện tâm đồ 16

Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”

Andrew R. Houghton, David Gray

Trường hợp

Bệnh nhân nam 26 tuổi

Triệu chứng

Không triệu chứng.

Bệnh sử

Tình cờ đi khám

Tiền sử

Bình thường

Khám

mạch: 66 bpm, đều HA 126/84. 

JVP: bình thường . Tim phổi bình thường

Xét nghiệm

FBC: Hb 16.2, WCC 6.4, platelets 332.

U&E: Na 141, K 4.9, urea 5.5, creatinine 90.  XQ ngực: bình thường.

Siêu âm tim bình thường.

câu hỏi

1.ECG có hình ảnh gì?

2.Cơ chế?

3.Nguyên nhân có thể?

4.Điều trị?

Phân tích ecg

Tần số

66 bpm

Nhịp

Nhịp xoang

Trục QRS

Bình thường (—24°)

Các sóng P

Bình thường

Khoảng PR

Short (90 ms)

Khoảng QRS

Lengthened (160 ms)

Các sóng T

Bình thường

Khoảng QTc

Bình thường (452 ms)

Bình luận

Có sóng delta 

Trả lời

1.Sóng P đi trước mỗi QRS nên đây là nhịp xoang. Tuy nhiên, PR ngắn và tạo nét nhỏ vếch lên QRS hình thành sóng delta, nhìn rõ ở I, aVL và V1–V6

Đây là hội chứng Wolff–Parkinson– White (WPW)   

2.Dẫn truyền từ nhĩ xuống thất thường đi qua nút AV và bó His. ở hội chứng WPW, có đường dẫn phụ (qua bó kent)

Truyền xung dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất với tốc độ nhanh hơn qua nút AV, có nghĩa là khoảng PR ngắn hơn bình thường. Ngoài ra, tâm thất bị kích hoạt bởi đường phụ trước khi xung được truyền qua nút AV gọi là tiền kích thích tâm thất. Nó gây ra sóng delta, xung qua nút AV bắt kịp và kết hợp với xung qua đường phụ làm quá trình khử cực tâm thất trở lại bình thường 

3.Trong quá trình phát triển của bào thai, tâm nhĩ và tâm thất có hoạt động điện riêng biệt, kết nối thông qua nút AV và bó His. Điều này giúp bảo vệ tâm thất vì khi nhịp nhĩ nhanh, nút AV sẽ trơ ngăn truyền liên tục xung xuống thất. Nhưng khi không tách biệt hoạt động điện hoàn toàn giữa nhĩ – thất, mà vẫn còn đường phụ (thường nằm ở thành trái hoặc thành sau)vượt qua nút AV. Thi thoảng có nhiều con đường còn tồn tại  

4.Bệnh nhân có thể không triệu chứng. nhiều bệnh nhân WPW có cơn nhịp nhanh vào lại nhĩ thất AVRT, cần điều trị bằng thuốc hoặc đốtĐường phụ. Khi không hồi hộp đánh trống ngực, có thể không cần điều trị nhưng cần tư vấn bệnh nhân kỹ lưỡng  

Bình luận

Triệu chứng của AVRT rất khác nhau. Bệnh nhân phàn nàn về ‘đánh trống ngực’, thường xuất hiện đột ngột và chấm dứt đột ngột. Việc đánh trống ngực rất khác nhau về thời gian và mức độ nghiêm trọng, có thể kèm theo đau ngực, chóng mặt hoặc ngất.

Với sự dẫn truyền ngược qua nút nhĩ thất và ngược qua đường phụ = AVRT dẫn thuận chiều “Orthodromic “. Đây là loại phổ biến của AVRT và khi nhịp nhanh, sóng delta bị biến mất. Với AVRT dẫn ngược chiều (xuống con đường phụ và lên nút AV) gọi là AVRT antidromic. Cái này hiếm hơn và khi nó xảy ra, chỉ có các sóng delta khi toàn bộ tâm thất được kích hoạt bằng đường phụ mới nhìn thấy 

1 số bệnh nhân không có rối loạn nhịp được chẩn đoán hội chứng WPW khi vô tình làm ECG

Bệnh nhân nên mang bản sao của điện tim lúc nhịp xoang trong Trường hợp lâm sàng cần phẫu thuật để bác sĩ gây mê xem 

Hội chứng  LGL Lown–Ganong–Levine syndrome (see Case 31) là hội chứng PR ngắn, nhưng không giống như hội chứng WPW, con đường phụ không kích thích tâm thất mà kết nối tâm nhĩ với bó His. Sóng khử cực dẫn truyền chậm qua nút AV dẫn đến PR ngắn mà không có sóng delta. Nguy cơ rối loạn nhịp nhanh kịch phát cũng như hội chứng WPW.

Further reading

Making Sense of the ECG: AV re-entry tachycardias, p 46; Wolff–Parkinson–White syndrome, p 114.

Schilling RJ. Which patient should be referred to an electrophysiologist: supraventricular tachycardia. Heart 2002; 87: 299–304.