Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”
Andrew R. Houghton, David Gray
Lâm sàng
Bệnh nhân nam 27 tuổi.
Biểu hiện lâm sàng
Không có triệu chứng tim mạch nhưng ECG có bất thường.
Tiền sử
Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật khớp gối và làm ECG kiểm tra trước mổ.
Khám
mạch: 60 bpm, không đều. huyết áp: 126/88. JVP: không nổi
Tiếng tim: bình thường Nghe phổi: bình thường Không phù ngoại vi.
Xét nghiệm
CTM: Hb 16.5, B.CẦU 4.3, PLT 353.
U&E: Na 140, K 4.5, urea 4.4, creatinine 98.
Chức năng tuyến giáp bình thường XQ ngực bình thường
câu hỏi
1.thấy gì trên ECG?
2.Cơ chế hình thành?
3.Nguyên nhân có khả năng gây ra?
4.vấn đề chính trong điều trị bệnh nhân này?
Phân tích ecg
Tần số
60 bpm
Nhịp
Sinus arrhythmia
Trục QRS
Bình thường (+43°)
Các sóng P
Bình thường
Khoảng PR
Bình thường (160 ms)
Khoảng QRS
Bình thường (100 ms)
Các sóng T
Bình thường
Khoảng QTc
Bình thường (400 ms)
trả lời
1.Mỗi sóng P đều theo sau bởi QRS bình thường nhưng nhip tim thay đổi. Quan sát bệnh nhân khẳng định điều này trùng với hô hấp, với nhịp tim tăng lên khi hít vào và giảm khi thở ra. Đây là loạn nhịp xoang
2.Có sự thay đổi tần số tim khi hít vào, tăng phản xạ trong khi hít vào (do tăng phản hồi tĩnh mạch về tim)
Và giảm tần số khi thở ra
3.Đây là đáp ứng sinh lý bình thường. Cơ chế loạn nhịp xoang đã được nghiên cứu và tranh luận trong nhiều năm. Có 1 số bằng chứng cho thấy đáp ứng thay đổi của tần số tim liên quan các receptor cảm áp ở động mạch cảnh và/hoặc receptor tim-phổi. 1 giả thuyết khác là cơ chế thần kinh trung ương (tần số tim được kiểm soát bởi trung tâm hành tủy). trung tâm tủy và nhân ambiguus, chi phối hoạt động phó giao cảm qua thần kinh phế vị, ảnh hưởng lên nút xoang. Khi hít vào kích thích vùng nhân vòng (accumbens) ức chế phản xạ phế vị làm tăng nhịp tim trong khi thở ra kích thích phản xạ phế vị làm giảm nhịp tim
4.Không cần điều trị. Giải thích với bệnh nhân kết quả này bình thường.
Bình luận
Loạn nhịp xoang không phải tình trạng bệnh lý. Loạn nhịp xoang thường gặp ở người trẻ và ít gặp hơn ở lứa tuổi trên 40.
Thông thường, nhịp tim trong nhịp xoang ít thay đổi khi nghỉ ngơi. ở bệnh nhân loạn nhịp xoang, thay đổi nhẹ khi đi xe đạp thường quá 120ms giữa khoảng RR dài nhất và ngắn nhất
Loạn nhịp xoang có thể nặng lên do các nguyên nhân kích thích phế vị
Further reading
Making Sense of the ECG: Sinus arrhythmia, p 34; Irregular cardiac rhythms, p 68.
Piepoli M, Sleight P, Leuzzi, S, et al. Origin of respiratory sinus arrhythmia in conscious humans. An important role for arterial carotid baroreceptors. Circulation. 1997; 95: 1813–21