Nội dung

Ca lâm sàng điện tâm đồ 29

Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”

Andrew R. Houghton, David Gray

Trường hợp lâm sàng

Bệnh nhân nữ, 23 tuổi.

Lí do vào viện

Đánh trống ngực.

Bệnh sử

Hai năm nay có nhiều cơn đánh trống ngực, kéo dài ít phút, bắt đầu và kết thúc đột ngột. Cơn xuất hiện đột ngột 2h trước khi nhập viện.

Tiền sử

Nhiều cơn đánh trống ngực tương tự 2 năm nay 

Khám

Mạch : 180 bpm, đều . huyết áp  112/72. JVP: không nổi Tim phổi : bình thường.

Xét nghiệm

CTM: Hb 13.5, B.cầu 5.2, Tiểu cầu 302.

U&E: Na 140, K 4.4, urea 4.5, creatinine 73. XQ ngực : bình thường

câu hỏi

1.ECG trên là gì?

2.Cơ chế gây nên ECG trên?

3.Nguyên nhân nào gây nên?

4.Chìa khóa để xử trí là gì?

Phân tích ecg

Tần số

180 bpm

Nhịp

Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất

Trục QRS

Bình thường (+22°)

Các sóng P

Quan sáng thấy sóng P âm nhỏ ở cuối mỗi phức bộ QRS ở chuyển đạo dưới

Khoảng PR

Không áp dụng được

Khoảng QRS

Bình thường (60 ms)

Các sóng T

Bình thường

Khoảng QTc

Bình thường (450 ms)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời           

1.Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất(AVNRT)..

2.Vòng vào lại bao gồm 2 con đường qua nút nhĩ thất – 1 đường dẫn truyền nhanh nhưng thời gian trơ dài, đường còn lại dẫn truyền chậm nhưng thời gian trơ dài hơn.

3.Block thoáng qua nút nhĩ thất có thể cắt cơn AVNRT. Các biện pháp bao gồm:

Nghiệm pháp Valsalva

Xoa xoang cảnh

adenosine tĩnh mạch

Verapamil tĩnh mạch.

4.Bệnh nhân có thể được hướng dẫn nghiệm pháp Valsalva để cắt cơn cấp. AVNRT tái phát cần yêu cầu điều trị với các thuốc chống loạn nhịp  (e.g. sotalol, verapamil, flecainide) hoặc thăm dò điện sinh lý để thực hiện thủ thuật cắt đốt bằng sóng cao tần.

Bàn luận

Ở bệnh nhân có 2 đường qua nút nhĩ thất, xung động đến nút nhĩ thất bình thường  sẽ chia đôi  để di chuyển xuống dưới tại cùng thời điểm nhưng xung động qua đường nhanh sẽ đến nó His trước và khử cực tâm thất. Sau đó xung động đi theo đường chậm mới đến bó His nhưng bó His đã trơ nên xung động không được truyền đi xuống để khử cực  thất.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện nhát lạc vị trên thất trong thời gian trơ của đường dẫn truyền nhanh thì nhát lạc vị sẽ đi theo đường dẫn truyền chậm , sau đó khi xung động đi đến cuối đường dẫn truyền chậm thì đường nhanh đã hết thời kì trơ và có thể tái cực. Do đó, xung động sẽ đi vòng lên theo đường dẫn truyền nhanh , rồi lại vòng xuống qua đường dẫn truyền chậm, và cứ lặp lại. Dạng phổ biến của AVNRT là vòng vào lại chậm-nhanh ,vòng vào lại nhanhchậm và chậm-chậm cũng có thể xảy ra.

Trong  AVNRT,  sóng P thường khó hoặc không thể xác định được. ¼ các Trường hợp lâm sàng chúng lẫn trong phức bộ QRS, trong 2/3 các Trường hợp lâm sàng khác , chúng có thể nhìn thấy là 1 sóng nhỏ âm tính ở cuối phức bộ QRS ở các chuyển đạo dưới , và/ hoặc sóng dương nhỏ ở cuối phức bộ QRS ở V1. Ở 1 số ít các Trường hợp lâm sàng, sóng P có thể tìm thấy trước phức bộ QRS.

AVNRT phổ biến hơn 10 lần so với AVRT . ECG trong nhịp xoang của AVNRT thường bình thường còn trong AVRT có thể phát hiện khoảng PR ngắn hoặc sóng delta, gợi ý hội chứng WPW. Phân biệt giữa AVNRT và AVRT đôi khi rất khó khăn, cần đòi hỏi thăm dò điện sinh lý

Further reading

Making Sense of the ECG: Atrioventricular reentry tachycardias, p 47.

Schilling RJ. Which patient should be referred to an electrophysiologist: supraventricular tachycardia. Heart 2002; 87: 299–304