Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”
Andrew R. Houghton, David Gray
Trường hợp
Bệnh nhân nữ 86 tuổi
Triệu chứng
Khó chịu, ngất và khó thở.
Bệnh sử
4 ngày trước bệnh nhân có khó thở và khó chịu, ngất và đột nhiên ngã ra sàn nhà
Tiền sử
Nhồi máu cơ tim 2 tháng trước, ĐTĐ type 2.
Khám
Mạch: 32 bpm đều
JVP: nổi 2cm. sóng đại bác liên tục.
nghe tim: tiếng T 2 thay đổi.
nghe phổi: ít ran ẩm 2 đáy phổi khi hít vào.
Phù ngoại vi nhẹ
Xét nghiệm
CTM: Hb 12.1, B.CẦU 6.3, T.cầu 206.
U&E: Na 136, K 4.2, urea 4.8, creatinine 81.
Chức năng tuyến giáp bình thường
XQ ngực: bóng tim to, sung huyết phổi
phân tích ecg
Tần số tim |
Tần số nhĩ – 90 chu kỳ/phút |
|
Tần số thất – 32 chu kỳ/phút |
Nhịp |
Block A-V 3 ( Block hoàn toàn) |
Trục QRS |
Không thể đánh giá (chỉ có 1 chuyển đạo) |
Sóng P |
Có xuất hiện |
Khoảng PR |
Thay đổi- Không có mối liên quan rõ ràng giữa sóng P phức bộ QRS |
Thời gian QRS |
Kéo dài (140 ms) |
Sóng T |
Đảo ngược ở chuyển đạo III, aVF, V1–V4 |
Khoảng QTc |
Kéo dài (475 ms) |
Câu hỏi
1.ECG có hình ảnh gì?
2.Nguyên nhân có thể?
3.Điều trị?
Trả lời
1.Block A-V 3 (block nhĩ thất hoàn toàn)
2.Block A-V 3 có thể là kết quả của:
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Sự xơ hóa và vôi hóa của hệ thống dẫn truyền(Bệnh Lev’s)
Thuốc làm chẹn nút nhĩ thất (vd. Chẹn beta, chẹn kênh canxi, digoxin – đặc biệt là phối hợp các thuốc trên)
Bệnh Lyme
Thấp khớp cấp
Block nhĩ thất hoàn toàn bẩm sinh
3.Block AV 3 liên quan đến những triệu chứng mà cần điều chỉnh nhịp
bình luận
Trong block AV 3 ( block nhĩ thất hoàn toàn), có 1 sự giãn đoạn dẫn truyền hoàn toàn giữa nhĩ và thất, vì vậy cả 2 hoạt động độc lập. Tần số nhĩ(sóng P) nhanh hơn tần số thất (phức bộ QRS), và sóng P xuất hiện không liên quan với phức bộ QRS.
Phức bộ QRS thường xuất hiện như là kết quả của thoát nhịp thất. Phức bộ QRS thường rộng bởi 1 nhịp dẫn phụ (“nhịp thoát”) xuất hiện ở nhánh trái hay nhánh phải. Tuy nhiên, nếu block nhĩ thất xảy ra ở vị trí cao hơn so với hệ thống dẫn truyền (ngang mức nút nhĩ thất) và nhịp dẫn phụ xuât phát từ nhánh của bó His, phức bộ QRS có thể hẹp.
Bất cứ nhịp nhĩ nào cũng có thể đồng xuất hiện với block nhĩ thất độ 3, và do đó sóng P có thể bất thường hoặc không xuất hiện
Trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp thành trước, block nhĩ thất độ3 cần điều chỉnh nhịp nếu bệnh nhân có triệu chứng hoặc huyết động đã được ổn định.Ở nhồi máu cơ tim cấp thành trước, sự tiến triển của block nhĩ thất độ 3 thường cho biết sự lan rộng của nhồi máu, và điều chỉnh nhịp tạm thời cần được chỉ định bất kể tình trạng về triệu chứng và huyết động của bệnh nhân.
Điều chỉnh nhịp tạm thời cần thiết trong khoảng thời gian phẫu thuật ở bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật mà phát hiện có block AV 3.
Further reading
Making Sense of the ECG: Third-degree atrioventricular block, p 123; Pacemakers and implantable cardioverter defibrillators, p 222.
GammageMD.Temporarycardiacpacing.Heart20 00;83: 715–20.
Morgan JM. Basics of cardiac pacing: selection and mode choice. Heart 2006; 92: 850–4