Nội dung

Ca lâm sàng điện tâm đồ 38

Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”

Andrew R. Houghton, David Gray

Trường hợp

Bệnh nhân nam 69 tuổi.

Triệu chứng

Cảm thấy không khỏe trong khi lái xe.

Bệnh sử

Thỉnh thoảng có cơn chóng mặt, đột nhiên ngất khi đang lái xe gây tai nạn giao thông 

Tiền sử

Chưa ghi nhận bất thường.

Khám

Mạch: 45 bpm có đoạn ngưng dài. HA: 124/78.

JVP: không tăng Tim phổi bình thường

Không phù ngoại vi

Xét nghiệm

CTM: Hb 13.9, B.CẦU 6.6, T.cầu 203.

U&E: Na 139, K 3.9, urea 5.0, creatinine 109. 

XQ ngực: bóng tim bình thường, phổi sạch. 

Siêu âm tim: Cấu trúc van bình thường, chức năng thất trái bình thường

câu hỏi

1.ECG có hình ảnh gì?

2.Cơ chế?

3.Điều trị?

phân tích ecg

Tần số

45 bpm, sau đó ngừng 5.2 s

Nhịp

Chậm xoang sau đó là ngừng xoang, tiếp đó là nhịp thoát bộ nối

Trục QRS

Không thể đánh giá

Sóng P

Bình thường (khi xuất hiện)

Khoảng PR

dài (200 ms)

Khoảng QRS

Bình thường (80 ms)

Sóng T

Bình thường

Khoảng QTc

Bình thường (420 ms)

Trả lời

1.Hai dải nhịp tim trên ECG này biểu hiện 2 chuyển đạo. Hình ảnh nhịp chậm xoang tần số 45 lần/phút. Sau đó có 1 khoảng ngưng xoang 5,2s trong khoảng này không có sự xuất hiện của sóng P – Theo dõi nhịp thoát bộ nối và có một đoạn ngưng xoang. Nhịp chậm xoang trước đây được coi là rối loạn chức năng nút xoang (SND) 

2.Rối loạn chức năng nút xoang có thể không hình thành sóng p trong 1 khoảng thời gian không dự đoán trước được (so với block xoang nhĩ – Case 20). Nó cũng có thể do nguyên nhân ức chế quá mức dây thần kinh phế vị, nhồi máu, xơ hóa, viêm cơ tim cấp, bệnh cơ tim, thuốc(digoxin, procainamide, quinidine) hoặc bệnh thoái hóa tinh bột. Trường hợp này xuất hiện nhịp bộ nối (QRS hẹp và không có sóng P đi trước) 

3.Nếu không có biểu hiện triệu chứng, không cần điều trị, ngừng dùng các thuốc có thể gây rối loạn chức năng nút xoang. Các triệu chứng gồm đột ngột lơ mơ, khó thở, ngất, đau ngực, mệt mỏi, hoặc mất ngủ vào buổi tối. Triệu chứng hết khi đặt máy tạo nhịp qua da (AAI). 1 số bệnh nhân có thể cần đặt tạp nhịp 2 buồng (DDD) để tái lập dẫn truyền nhĩ thất 

Bàn luận

Nhịp ngừng xoang nên phân biệt với block nút xoang nhĩ. Trong nhịp ngừng xoang, nút xoang nhĩ sẽ xuất hiện sau 1 khoảng thời gian, do đó sóng P xuất hiện sau khoảng thời gian này. Còn block nút xoang có đoạn nghỉ và mất 1 hoặc vài sóng P, sau đó P sẽ xuất hiện chính xác tại thời điểm dự đoán được

Ngừng xoang và block nút xoang có thể nói đều do rối loạn chức năng nút xoang (SND), vẫn gọi là hội chứng suy nút xoang bao gồm nhịp chậm xoang, hội chứng nhịp tim nhanh-chậm và rung nhĩ.

Bệnh nhân lái xe và bị ngất nên khuyên bệnh nhân không nên lái xe đến khi điều trị ổn định. Tại Anh, bạn có thể tìm thấy thông tin về mảng y tế với việc lái xe ở trang web (www.dvla.gov.uk).

Further reading

Making Sense of the ECG: Sinus bradycardia, p 31; Sinus arrest, p 35; Sinoatrial block, p 36.