Nội dung

Ca lâm sàng điện tâm đồ 47

Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”

Andrew R. Houghton, David Gray

ngữ cảnh lâm sàng

Bệnh nhân nữ 63 tuổi

nhập viện trong tình trạng

Không triệu chứng

bệnh sử

Hiện tại không có triệu chứng

tiền sử

Đã điều trị hội chứng suy nút xoang 2 năm trước

Thăm khám Mạch: 70 bpm, đều

Huyết áp: 138/78. JVP:

Không tăng

Tiếng tim : Bình thường

Nghe phổi : Bình thường

Không phù ngoại biên

investigations

FBC: Hb 13.8, WCC 5.7, platelets 240.

U&E: Na 141, K 4.3, urea 2.8, creatinine 68.

câu hi

1.ECG này cho thấy những gì?

2.Thiết bị nào bệnh nhân được dùng 2 năm trước để điều trị hội chứng suy nút xoang?

3.Thiết bị này có 1 điện cực hay 2 điện cực? Bằng cách nào bạn biết?

4.Bạn hiểu như thế nào về thuật ngữ: AAIR?

phân tích ecg

Tần số

70 bpm

Nhịp

Ổ phát tạo nhịp nhĩ

Trục QRS

Các sóng P

theo sau các spike tạo nhịp nhĩ

Khoảng PR

ngắn

Thời gian QRS

Bình thường (80 ms)

Các sóng T

2 pha (phần đầu dương tính nhưng phần cuối âm tính)

Khoảng Qtc

Bình thường (350 ms)

các điểm kèm theo

Các spikes tạo nhịp đứng trước mỗi sóng P

trả lời

1.Có những phức bộ dọc trước mỗi sóng P. CHúng là sự hiện diện của các spikes tạo nhịp. Vị trí của chúng trước sóng P  cho thấy chúng là spike của máy tạo nhịp nhĩ.

2.Bệnh nhân đã được đặt 1 máy tạo nhịp 2 năm trước để điều trị hội chứng suy nút xoang. Phần đỉnh của chuyển đạo máy tạo nhịp nhĩ được đạt gần nút AV, nên hoạt động nhĩ xảy ra gần hoạt động thất ( khoảng PR ngắn

3.Không thể nói chắc chắn điều gì. Máy tạo nhịp rõ ràng có khả năng tạo nhịp nhĩ, vì bằng chứng được tìm thấy là các spike tạo nhịp theo sau bởi các sóng P, và một điện cực tạo nhịp nhĩ phải hiện diện. Tuy nhiên, sự vắng mặt ổ tạo nhịp thất không thể loại trừ khả năng điện cực thất cũng hiện diện- Nếu đây là máy tạo nhịp 2 buồng, chuyển đạo thất có thể đơn giản đang theo dõi hoạt động thât nhưng không cho thấy bất kỳ spikes tạo nhịp nào. Nếu nghi ngờ, hầu hết bệnh nhân đặt máy tạo nhịp sẽ có một tấm  card xác nhận loại máy tạo nhịp . Nếu thất bại trong việc xác định , film Xq ngực có thể cho thấy số lượng điện cực . Bệnh nhân này thực tế có máy tạo nhịp 1 buồng (AAIR)

Thuật ngữ AAIR là một mã máy tạo nhịp, và chỉ rằng  máy tạo nhịp có thể đặt tại nhĩ, nhạy cảm với nhĩ, bị chẹn bởi các hoạt động nội tại nhĩ , và đáp ứng với tần số.

bàn lun

Máy tạo nhịp vĩnh viễn có thể là máy tạo nhịp 1 buồng ( 1 điện cức đặt ở thất phải hoặc nhĩ phải) hoặc 2 buồng ( 2 điện cực , 1 ở nhĩ phải và 1 ở thất phải)

Với hội chứng suy nút xoang, máy tạo nhịp nhĩ 1 buồng thường phù hợp hơn  trừ khi có bất kỳ vấn đề nào ( hoặc vấn đề trầm trọng nào) trên sự dẫn truyền qua nút AV, và ở những ca như thế máy tạo nhịp 2 buồng là một lựa chọn tốt hơn

Các máy tạo nhịp  có thể được nhận biết trên ECG bằng các spikes pacing của chúng.Sự hiện diện một spike pacing theo sau bởi sóng P cho thấy đây là máy tạo nhịp nhĩ . Một spike pacing theo sau bởi 1 phức bộ QRS cho thấy đây là máy tạo nhịp thất

Các máy tạo nhịp được mô tả bởi các mã tạo nhịp

Chữ cái đầu xác định các buồng tim có thể đuọc đặt (A – nhĩ, V – thất, D – 2 buồngl).

Chữ cái thứ 2 có thể xác định số buồng tim có thể được kích thích (A – nhĩ, V – thất, D – 2 buồng).

Chữ cái thứ 3xác định việc máy tạo nhịp thực hiện được nếu nó phát hiện hoạt động điện thế trong tim(I – chẹn, T – tkích thích, D – cả 2).

Chữ cái thứ 4 xác định sự đáp ứng tần số (R) nếu hiện diện

Chữ cái thứ 5 xác định chưc năng chống loạn nhịp , nếu hiện diện ( P-pacing, S -shock , Ddual) Nên AAIR có thể đặt nhịp cho nhĩ

Tuy nhiên , nếu nó nhạy cảm với hoạt đông nhĩ ( các sóng P bình thường) , nó sẽ bị chẹn và ngừng tạo nhịp. R cho thấy máy có tính năng đáp úng tần số , và có thể tăng tần số tạo nhịp . Máy tạo nhịp có thể phát hiện các hoạt động sinh lý bằng cách theo dõi các thông số thay đổi như  tình trạng rung giật, hô hấp và nhiệt độ máu

further reading

Making Sense of the ECG: Sick sinus syndrome, p 35;

Pacing and the ECG, p 227.

Morgan JM. 2006. Basics of cardiac pacing: selection and mode choice. Heart 92, 850–54