Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”
Andrew R. Houghton, David Gray
Trường hợp
Bệnh nhân nam 66 tuổi.
Triệu chứng
Mệt mỏi
Tiền sử
Bệnh nhân được chẩn đoán THA 6 tuần trước và được điều trị. Từ lúc điều trị ông thấy mệt mỏi và thấy suy giảm khả năng khi gắng sức
Tiền sử dùng thuốc
THA điều trị atenolol 50 mg 1 lần/ngày
Khám
Mạch: 42 bpm, nhịp đều. huyết áp: 156/94.
JVP: không nổi
Tim phổi: bình thường Không phù ngoại vi.
Xét nghiệm
FBC: Hb 13.8, WCC 7.6, PLA 313.
U&E: Na 138, K 4.2, urea 5.2, creatinine 98.
câu hỏi
1.ECG nhịp gì?
2.Cần làm thêm xét nghiệm gì?
3.Cần điều trị gì?
4.Cần đặt máy tạo nhịp?
Phân tích ecg
Tần số |
42 bpm |
Nhịp |
Nhịp chậm xoang |
Trục QRS |
Bình thường (+1°) |
Các sóng P |
Bình thường |
Khoảng PR |
Bình thường (195 ms) |
Khoảng QRS |
Bình thường (100 ms) |
Các sóng T |
Bình thường |
Khoảng QTc |
Bình thường (368 ms) |
Trả lời
1 Nhịp chậm xoang, tần số tim 42 bpm
2 Ngoài CTM và U&E, cần đánh giá chức năng tuyến giáp (để loại trừ suy giáp)
Siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân mệt mỏi
3.Giảm liều beta blocker hoặc ngừng hẳn. Giảm liều hoặc ngừng beta blocker phải từ từ tránh hiện tường nhịp nhanh hoặc THA hồi phục
4.Có thể không cần đặt máy tạo nhịp- tiền sử mệt mỏi có thể vì nhịp chậm do dùng BB. Bệnh nhân sẽ cải thiện khi ngừng thuốc này
Bình luận
Nhịp chậm xoang có thể bình thường ở vận động viên và đa số người khi ngủ • Luôn tìm kiếm các nguyên nhân có thể điều trị như do dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc chẹn beta, digoxin hoặc thuốc chẹn kênh canxi có kiểm soát tần số như verapamil). Đừng quên rằng chẹn beta nhỏ mắt cũng có tác dụng toàn thân. Các nguyên nhân khác như suy giáp, hạ thân nhiệt, thiếu máu cục bộ và nmct, tăng áp lực nội sọ, tăng ure huyết, vàng da tắc mật và rối loạn điện giải
Không nên dùng thuốc chẹn beta như là thuốc đầu tay để điều trị THA chỉ khi có chỉ định khác. Do đó nên thay thế thuốc khác trong Trường hợp lâm sàng này. Với bệnh nhân THA trên 55 tuổi lưa chọn sẽ là CCB hoặc thiazide
Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn để điều trị nhịp chậm có triệu chứng, nhưng cần chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Trong Trường hợp lâm sàng này, ngừng thuốc rồi đánh giá lại tình trạng bệnh nhân. Nếu vẫn còn triệu chứng và mạch chậm cần tìm nguyên nhân và điều trị
Further reading
Making Sense of the ECG: Sinus bradycardia, p 31; Indications for temporary pacing, p 223; Indications for permanent pacing, p 225.
National Institute for Health and Clinical Excellence. Management of hypertension in adults in primary care – updated guidance. Clinical guideline 34. London: NICE, 2006.
Available at www.nice.org.uk/guidance/CG34