Nội dung

Các tư thế để khám bệnh

Mục đích

Tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ khám bệnh.

Giúp người bệnh được thoải mái tiện nghi khi khám.

Nhận định người bệnh

Tình trạng tri giác: tỉnh, hôn mê…

Bệnh lý kèm theo: liệt, chấn thương cột sống, vết thương vùng lưng, khó thở, tim mạch…

Tổng trạng gầy, trung bình hay béo phì.

Dụng cụ

Mền hay vải đắp và khăn lông khi cần che ngực

Tấm cao su và vải phủ (nếu cần)

Gối chêm (nếu cần)

Bình phong.

Búa phản xạ

Tăm bông

Mỏ vịt soi âm đạo

Kìm tiếp liệu

Phiến kính

Que gòn

Ống nghe, máy đo huyết áp.

Kỹ thuật tiến hành

Báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm

Đặt người bệnh nằm tư thế thích hợp

Che bình phong cho kín đáo

Tư thế nằm ngửa:

Dùng để khám tổng quát, khám ngực, bụng, chân

Đắp mền cho người bệnh được ấm áp  và kín đáo

Bỏ hẳn quần áo ra (nếu cần)

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu có gối

Hai tay xuôi theo thân mình hoặc để trên ngực

Hai chân chân thẳng hoặc co lại

Tư thế nằm ngửa chân chống và bẹt ra: khám âm đạo, thăm dò trực tràng

Lót tấm cao su và phủ vải dưới mông người bệnh

Đặt người bệnh nằm ngửa

Che kín người bệnh bằng mền hoặc vải đắp

Bỏ hẳn quần người bệnh ra

Đặt 2 chân người bệnh chống lên và bẹt ra, mông sát cạnh giường (nếu nằm trên bàn khám, đặt mông người bệnh sát cạnh bàn và để 2 bàn chân trên giá đỡ)

Hình 32.1. Tư thế nằm ngửa

Hình 32.2. Tư thế nằm ngửa, chân chống bẹt rộng

Tư thế nằm ngửa, chân chống bẹt ra nhiều hơn (hình 32.3):

Khám vùng hội âm, trực tràng, âm đạo, bàng quang, cổ tử cung (tư thế sản phụ khoa)

Lót tấm cao su và vải phủ dưới mông người bệnh.

Đặt người bệnh nằm ngửa.

Che kín người bệnh bằng mền hay vải đắp. 

Bỏ hẳn quần người bệnh ra.

Đặt hai chân người bệnh co sát bụng và dang rộng ra, mông sát cạnh giường (nếu nằm trên bàn khám, đặt mông người bệnh sát cạnh bàn và để 2 bàn chân trên giá đỡ).

Hình 32.3. Tư thế sản phụ khoa                  Hình 32.4. Tư thế Sim’s

Tư thế nằm nghiêng về bên trái (sim’s): khám hậu môn, âm đạo

Lót tấm cao su và vải phủ dưới mông người bệnh.

Đắp mền.

Bỏ hẳn quần người bệnh ra.

Đặt người bệnh nằm nghiệng về bên trái, chân trên co sát bụng, chân dưới hơi co, tay trái để ra sau lưng, tay phải ôm gối trước ngực.

Tư thế nằm sấp:

khám vùng gáy, lưng, cột sống, mông

Đắp mền cho người bệnh được ấm và kín đáo.

Bỏ hẳn quần áo ra.

Đặt người bệnh nằm sấp mặt nghiêng một bên trên gối.

Hai tay người bệnh xuôi theo thân mình hoặc để trên đầu.

Hai chân thẳng. 

Tư thế nằm chổng mông: soi trực tràng, khám âm đạo (người bệnh phải được làm sạch ruột trước khi soi trực tràng).

Hình 32.5. Tư thế nằm sấp

Hình 32.6. Tư thế nằm chổng mông

Tư thế đứng: khám chỉnh hình, thần kinh

Cho người bệnh đứng thẳng, đi qua, đi lại hoặc làm những cử động như  co, duỗi 2 tay, 2 chân để bác sỹ xem xét những tình trạng bất thường của cơ thể.

Dọn dẹp dụng cụ

Đem dụng cụ về phòng làm việc.

Dọn rửa và trả về chỗ cũ.

Hình 32.7. Tư thế đứng

Ghi hồ sơ

Ngày giờ bác sĩ khám bệnh.

Vị trí và tư thế khám.

Các mẫu thử (nếu có).

Phản ứng của người bệnh (nếu có).

Tên bác sĩ khám bệnh.

Tên điều dưỡng phụ tá.

Những điểm cần lưu ý

Chuẩn bị hồ sơ và dụng cụ đầy đủ trước khi khám. 

Vùng khám phải được chuẩn bị tốt. 

Luôn trấn an người bệnh, giữ cho người bệnh được kín đáo, ấm áp trong khi khám.

Giúp người bệnh mặc lại quần áo một cách thoải mái sau khi khám.

Nếu có gửi chất tiết đi xét nghiệm nhớ ghi vào hồ sơ.