Nội dung

Các xét nghiệm đông máu: xét nghiệm hoạt tính tissue plasminogen

Sự tương tác của t-PA và chất ức chế của nó trong huyết tương vẫn tiếp tục sau khi mẫu máu được thu thập, tuy nhiên điều này có thể loại bỏ hoặc tối thiểu bằng cách giảm pH

T-PA có mối tương quan nghịch với BMI

Giới thiệu 

t-PA (tissue plasminogen activator) là một serine protease và là chất hoạt hóa chính của PLG thành plasmin (chất còn lại là u-PA), vì vậy nó là thành phần cốt yếu của hệ thống tiêu sợi huyết. Nó được tìm thấy hầu hết ở tế bào nội mạc, nơi nó hoạt động để giới hạn sự lan rộng của cục máu đông. t-PA được tiết liên tục vào máu và thải nhanh bởi gan. Thời gian bán hủy của t-PA chỉ khoảng 5 phút. Sự hoạt hóa plasminogen thành plasmin rất chậm/không đáng kể nếu không có fibrin, nhưng sẽ tăng lên rõ rệt khi có fibrin, vì các sợi fibrin bộc lộ vị trí gắn của cả PLG và t-PA, mang chúng lại gần nhau và định vị ở vị trí tạo cục máu đông. 

TAFI 

Thrombin-Activatable Fibrinolysis Inhibitor

XL-Fibrin

Cross-Linked Fibrin

α2-AP 

Alpha 2 antiplasmin [Plasmin inhibitor]

t-PA

Tissue Plasminogen Activator

u-PA 

Urinary Plasminogen Activator [Urokinase]

scu-PA

Single Chain Urinary Plasminogen Activator

Hoạt tính của t-PA bị ức chế bởi PAI-1 và hầu hết t-PA lưu hành đều kết hợp với chất này trong trạng thái bất hoạt.

Sự tăng mức t-PA đã xác định như một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đột quỵ, dù độ mạnh của mối quan hệ này bị thay đổi bởi mức PAI-1.

Hoạt tính của t-PA tăng lên đáng kể khi bị Plamin cắt tại Arg275-Ile276 để tạo thành phân tử 2 chuỗi.

Nguyên lý 

Việc xác định mức t-PA ở LABO là phức tạp bởi sự dao động của mức t-PA trong máu (phản ứng pha cấp) cũng như mức dao động của PAI-1 (phản ứng pha cấp, biến thiên trong ngày), sẽ gắn và bất hoạt t-PA.

Phương pháp ELISA đối với t-PA có lợi điểm là không bị ảnh hưởng bởi sự tương tác t-PA với chất ức chế của nó.

Phương pháp tạo màu (xác định gián tiếp thông qua phản ứng tạo plasmin) hoặc sinh-miễn dịch.

Phương pháp

Xét nghiệm miễn dịch: kit thương mại đã có sẵn cho việc đo kháng nguyên t-PA.

Xét nghiệm chức năng: hoạt tính tiêu sợi huyết bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và để đạt được kết quả chính xác đòi hỏi phải chuẩn hóa tối đa mẫu máu. Cụ thể phải lấy mẫu khi nghỉ ngơi, lúc đói vào buổi sáng, không hút thuốc hay uống rượu trong những giờ trước đó. Mẫu phải được chứa trong ống ổn định để tránh phức hợp t-PA và PAI-1 tạo thành trong in vitro.

Sinh-Miễn dịch (Bioimmunoassay (BIA)) t-PA tạo phức hợp cố định với kháng thể đơn dòng anti-t-PA tại pH=6. Sau khi rửa, cho human plasminogen và cơ chất plasmin tạo màu vào, ủ ở 37 độ C. Số lượng màu sắc thay đổi được đo bằng photometrically và tỷ lệ với lượng t-PA hiện diện. Việc làm toan hóa huyết tương sẽ giúp ngăn cản sự tương tác với PAI-1 hiện diện.

Phương pháp tạo màu: tương tự như BIA, nhưng không dùng kháng thể đơn dòng của anti-t-PA mà sử dụng chất kích thích giống fibrin để khuyếch đại plasminogen thành plasmin bởi t-PA.

Phân tích

ELISA: Cho biết tổng lượng t-PA, mặc dù một mức heparin rất cao có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm

Xét nghiệm chức năng: Sự hiện diện của những tác nhân khác làm ly giải PLG sẽ tương tác với test. Heparin gắn với t-PA và tăng hoạt tính của nó. Những yếu tố này phải được xem xét khi diễn giải kết quả. Xét nghiệm bất thường luôn luôn cần được làm lại, không nên chẩn đoán chỉ dựa vào bất thường của 1 lần xét nghiệm.

Mức hoạt tính t-PA giảm trong quá trình mang thai nhưng sẽ tăng nhanh sau sinh. Steroid sẽ làm tăng hoạt tính t-PA. Tương tự hoạt tính t-PA sẽ tăng ở bệnh nhân xơ gan.

Mức t-PA quá cao

Giảm hoạt tính tPA

Giảm kháng nguyên t-PA

Tăng hoạt tính t-PA

Streptokinase, rt-PA và những tác nhân tương tự khác

Heparin

Rượu (làm tăng PAI-1)

Hút thuốc (làm tăng PAI-1)

Một số loại thức ăn

Rượu (phản ứng rebound sau 12 giờ)

DDAVP

Vận động

Nọc độc côn trùng

Stress sinh lý hoặc xã hội

Thuốc tránh thai

Thuyên tắc tĩnh mạch

Mang thai

Steroid

Xơ gan

Khoảng tham chiếu

Kháng nguyên t-PA: 1-20 ng/L

Mức hoạt tính t-PA: 0.2-2 IU/ml

Tài liệu tham khảo

Alessi, M.C., Juhan, V.I., Declerck, P.J. & Collen, D. (1991) Molecular forms of plasminogen activator inhibitor-1 (PAI-1) and tissue-type plasminogen activator (t-PA) in human plasma. Thrombosis Research, 62, 275-285.

Petaja, J., Rasi, V., Vahtera, E. & Myllyla, G. (1991) Familial clustering of defective release of t-PA. British Journal Of Haematology, 79, 291-295.