Định nghĩa
Cắt polype nói chung và cắt polype đường tiêu hoá trên qua nội soi là thủ thuật lấy bỏ polype ra khỏi đường tiêu hoá với hai mục đích: Chẩn đoán xác định và điều trị phòng ngừa ung thư.
Chỉ định
Tất cả các trường hợp đơn hoặc đa polype kích thước vừa phải nhỏ hơn hoặc bằng 3cm.
Những trường hợp polype > 3cm tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Chống chỉ định
Các trường hợp của chống chỉ định nội soi đường tiêu hoá trên: Suy tim, suy hô hấp, suy kiệt nặng
Các trường hợp có bệnh về máu: Máu không đông, bệnh cầu cấp…
Các trường hợp polype đã được chẩn đoán xác định ung thư hoá.
Chuẩn bị
Kíp nội soi can thiệp
2 bác sỹ
2 điều dưỡng
Kíp gây mê (nếu làm dưới gây mê) theo quy trình gây mê
Dụng cụ trang thiết bị nội soi can thiệp
Máy nội soi
Nguồn sáng Snare điện
Màn hình Kim tiêm dùng trong nội soi
Dây soi tiêu hoá trên Clip cầm máu
Hệ thống máy vi tính Ligating device
Máy hút Graspning Forcep
Nguồn cắt đốt Một số thiết bị khác
Bàn soi hoặc giường soi để làm thủ thuật
Thuốc và vật tư tiêu hao
Nếu gây mê (thuốc gây mê riêng)
Thuốc an thần
Atropin 1/4mg x 2 ống
Lidocain 10 hoặc xylocain (thuốc xịt họng)
Bơm tiêm 20ml x 1 chiếc
Nước cất -Găng tay
Lọ đựng bệnh phẩm có Formol 10
Chuẩn bị thủ tục hành chính
Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Các xét nghiệm bổ sung đánh giá tình trạng người bệnh
Các xét nghiệm máu: Chức năng đông máu, máu chảy máu đông
Kết quả nội soi có chẩn đoán là polype
Kết quả giải phẫu bệnh đã được sinh thiết khi nội soi chẩn đoán
Thăm Khám Người bệnh
Tư vấn và giải thích cho người bệnh
Tình trạng chung của người bệnh
Giải thích cho người bệnh sự cần thiết phải cắt polype
Quy trình thực hiện nội soi can thiệp
Các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi can thiệp
Thời gian can thiệp
Chi phí cho nội soi can thiệp
Thăm khám người bệnh
Thể trạng chung của người bệnh
Tiền sử bệnh tật của người bệnh: Tim mạch, huyết áp…
Tiền sử dị ứng thuốc: Kháng sinh, lidocain, xylocain ….
Tiền sử choáng phản vệ
Các bệnh rối loạn đông máu
Các bệnh lây nhiễm: HIV, viêm gan B.
Tình trạng ăn, uống trước khi làm thủ thuật.
Các bước tiến hành
Phòng nội soi làm thủ thuật
Có đầy đủ thuốc và trang thiết bị cấp cứu
Oxy
Phòng nội soi làm thủ thuật phải đảm bảo vô trùng.
Người bệnh
Nhịn ăn trước khi thủ thuật tối thiểu 6h
Thụt tháo sạch ruột trước khi làm thủ thuật
Tư thế nằm nghiêng trái, chân trên co, chân dưới duỗi.
Người bệnh được gây mê hoặc an thần trước khi thủ thuật bằng:
seduxen 10mg x 1 ống tiêm bắp
Atropin sulphat 1/4mg x 2 ống tiêm dưới da.
Kíp làm thủ thuật qua nội soi ống mềm
Bác sỹ – điều dưỡng: Mặc áo mổ, đội mũ, khẩu trang, đeo găng.
Tiến hành đặt máy nội soi kiểm tra
Đặt ống bảo vệ máy: Người bệnh ngậm vào giữa hai hàm răng, điều dưỡng phụ giữ không cho người bệnh đẩy ra.
Đặt ống nội soi qua miệng vào thực quản – dạ dày- tá tràng.
Quan sát tổn thương
Vị trí polype
Đánh giá kích thước polype
Số lượng polype
Phân loại polype: Có cuống, không cuống, kích thước cuống, chân đế polype.
Chọn phương pháp cắt polype
Cắt ngang qua cuống bằng Snare + điện cao tần.
Cắt từng phần polype.
Tiêm phồng niêm mạc chân polype cắt qua phần niêm mạc phồng.
Thắt cuống polype to bằng Ligating device trước khi cắt bằng Snare + điện cao tần.
Cắt polype
Cắt polype theo phương pháp đã chọn dùng Snare + dòng điện cao tần.
Nếu polype cuống to, dài có thể dùng Snare + dòng điện cao tần đốt cuống trước sau đó cắt sau.
Kiểm tra diện cắt:
Tình trạng chảy máu? Kẹp Clip cầm máu.
Thủng?
Lấy polype đã cắt
Dùng Grasping lấy toàn bộ polype đã cắt làm giải phẫu bệnh
Lấy polype cho vào lọ Formol 10 để làm giải phẫu bệnh.
Theo dõi và xử trí tai biến
Nghỉ ngơi tại giường, theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.
Nhịn ăn – truyền dịch – kháng sinh.
Theo dõi chảy máu sau cắt: Có thể xử trí bằng kẹp Clip
Thủng muộn sau cắt: Chuyển xử trí ngoại khoa