Đại cương
Điều trị hỗ trợ cho những người bệnh suy tim nặng
Chỉ định
Người bệnh có những triệu chứng sau:
Suy tim có phân số tống máu thất trái (EF) dưới 35%
Có khoảng QRS trên 120ms
Người bệnh đã được điều trị nội khoa ổn định
Chống chỉ định
Suy tim đang tiến triển.
Bệnh cơ tim hạn chế
Bệnh cơ tim phì đại
Viêm cơ tim cấp
Suy tim do bệnh van tim
Bệnh tim bẩm sinh
Các nguyên nhân suy tim mà có thể sửa chữa được bằng phương pháp phẫu thuật như thay van tim, mổ làm cầu nối chủ vành – Người bệnh suy thất phải không thể hồi phục
Hội chứng vành cấp dưới 3 tháng, mới được tái tạo mạch vành (dưới 6 tháng)
Tăng huyết áp kháng trị liệu
Tai biến mạch não dưới 6 tháng
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh mạch ngoại vi
Tăng áp lực động mạch phổi nặng
Viêm cơ tim cấp
Chuẩn bị
Người thực hiện
02 bác sĩ và 02 điều dưỡng
Phương tiện
Máy chụp mạch số hóa xóa nền
Máy theo dõi điện tim liên tục (monitoring)
Máy sốc điện
Bộ dụng cụ trung phẫu vô khuẩn
Bộ máy tạo nhịp tái đồng bộ tim gồm: các điện cực thất phải, nhĩ phải, thất trái; các ống thông mở đường (sheath), các loại điện cực thường và điện cực thất trái; các dây thông dẫn đường (guide wire); bộ ống thông chụp SwanGanz (catheter Swan- Ganz).
Các ống thông trong lòng tĩnh mạch vành (CPS) vói các đầu khác nhau.
Máy lập trình hoặc máy thử ngưỡng và dây thử.
Các thuốc cấp cứu tim mạch, thuốc gây tê, gây tiền mê, thuốc sát khuẩn.
Chỉ khâu các loại
Người bệnh
Người bệnh nhịn ăn 5 giờ trước khi được làm thủ thuật.
Người bệnh được giải thích kỹ càng về mục đích tiến hành, cách thức tiến hành và các nguy cơ có thể gặp trong thủ thuật.
Dùng thuốc an thần nếu cần, nhất là khi thủ thuật kéo dài
Với những trường hợp cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ có kèm máy phá rung tự động (CRT-D), người bệnh được chuẩn bị tiền mê.
Thuốc chống đông: các nhóm thuốc thienopyridine được dừng trước 7 ngày trước thủ thuật. Nếu khi làm người bệnh có nguy cơ đông máu cao có thể cho thêm heparine 1000 đơn vị/ 1 giờ.
Hồ sơ bệnh án
Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế
Các bước tiến hành
Tạo đường vào và làm ổ máy.
Đường vào thường chọc từ 2 đến 3 đường tĩnh mạch theo thứ tự: tĩnh mạch dưới đòn trái, phải; tĩnh mạch cảnh trong trái và phải; tĩnh mạch nách trái và phải
Ổ máy thường được làm với kích thước 5x7cm
Đưa các điện cực
Cấy điện cực thất phải ở mỏm, vách hoặc đường ra. Thử ngưỡng. Cố định điện cực.
Đưa ống thông dài vào lòng tĩnh mạch vành và chụp xác định hệ tĩnh mạch vành. Xác định nhánh mục tiêu và đưa điện cực thất trái vào nhánh mục tiêu. Thử ngưỡng, xé ống thông dài và cố định điện cực.
Cấy điện cực nhĩ phải ở thành bên, tiểu nhĩ hoặc vách liên nhĩ. Thử ngưỡng, cố định điện cực.
Lắp máy.
Lập trình bằng máy chương trình và thử ngưỡng chống (DFT) sốc điện nếu máy tạo nhịp có bộ phận chống rung.
Đóng da.
Băng vô khuẩn
Theo dõi và xử trí
Chọc vào động mạch dưới đòn: rút kim và ép cầm máu.
Tràn khí và tràn máu màng phổi: kiểm tra dưới màn Xquang, nếu nhiều có thể hút dẫn lưu khí màng phổi, tràn máu nhiều có thể phải mở dẫn lưu.
Phản ứng phế vị: nâng cao hai chân, tiêm tĩnh mạch 2-4 ống atropine.
Thủng tim: chọc dẫn lưu nếu dịch màng tim nhiều.
Phù phổi cấp: thở oxy, morphin 10mg tiêm tĩnh mạch, digoxin 0,5mg tiêm tĩnh mạch, furosemid 20mg tiêm tĩnh mạch từ 2-4 ống.
Giật cơ hoành: thay đổi vị trí tạo nhịp khác.
Nhiễm trùng: dùng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
Khuyến cáo về thăm dò điện sinh lý tim và điều trị các rối loạn nhịp tim năm 2010, Hội Tim mạch Việt Nam.
ACC/AHA/HRS/ESC 2006 Guideline Update for Implantation of Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia Devices: Summary Article: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (ACC/AHA/NASPE Committee to Update the 2002 Pacemaker Guidelines).