Tóm tắt
6 tuần đầu sau đẻ là thời kỳ hậu sản. Các nội dung thăm khám tập trung vào các diễn biến của bà mẹ và trẻ sơ sinh, phát hiện các bất thường và cung cấp tư vấn. Cán bộ y tế xã và y tế thôn bản là những người có thể cung cấp tốt nhất dịch vụ này. 1-2 tuần thăm khám một lần là lý tưởng.
nội dung chăm sóc
Hỏi
Hỏi về mẹ
Tình hình chung, nghỉ ngơi, ngủ, ăn uống
Sốt
Đại, tiểu tiện
Đau bụng dưới
Dịch âm đạo: số lượng, màu sắc, mùi…
Cho bú: số lần cho bú trong ngày, cách bú, lượng sữa mẹ…
Đã uống viên sắt, vitamin A chưa
Có kinh lại chưa
Các nhu cầu về KHHGĐ
Những lo lắng, thắc mắc liên quan đến sức khỏe mẹ và con
Hỏi về con
Bú: số lần bú, bú thế nào
Ngủ
Đái, ỉa
Đã tiêm phòng những loại vắc xin nào
Khám
Khám mẹ
Mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng
Kiểm tra vú và các vấn đề liên quan đến cho bú.
Nắn bụng để kiểm tra co hồi tử cung: mỗi ngày tử cung co nhỏ 1cm. Sau 2 tuần không còn nắn thấy đáy tử cung trên mu. Những ngày đầu có thể có đau do co hồi.
Sản dịch: trong 2 tuần, số lượng sản dịch khoảng 1500ml. Ngày đầu có thể ướt hết 4-5 băng vệ sinh, số lượng giảm dần. Về màu sắc: sản dịch lúc đầu đỏ, sau nhạt dần, từ ngày 5 – 10 sản dịch lờ lờ máu cá, sau đó là vàng nhạt của thanh huyết. Mùi tanh nồng nhưng không hôi. Mùi hôi là biểu hiện của nhiễm khuẩn.
Tầng sinh môn đã liền tốt chưa.
Đặt mỏ vịt nếu nghi có viêm sinh dục
Khám con
Thể trạng, cân nặng.
Thở: tần số thở, tiếng thở.
Mắt.
Da, rốn
Hướng dẫn chăm sóc
Chăm sóc mẹ
Sau mỗi lần đại tiểu tiện phải rửa sạch hoặc lau âm hộ
Có thể tắm hàng ngày bằng nước ấm
Đồ mặc rộng rãi, sạch sẽ và giữ bé sạch sẽ
Chế độ ăn đủ chất để có đủ sữa.
Cho con bú đều đặn
Sau 1 tuần có thể làm các việc nhẹ. Tránh làm việc nhiều, lao động nặng gây sa sinh dục
Thể dục: nếu có điều kiện nên làm các động tác thể dục giúp phục hồi cơ bụng, cơ tầng sinh môn, tránh táo bón, giúp ăn ngon.
Quan hệ tình dục: nên tránh trong 6 tuần vì dễ gây nhiễm khuẩn, sang chấn như rách túi cùng sau.
Trở lại khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường (xem mục 4 trong bài).
Cần đưa con đi tiêm chủng đúng lịch.
Cần áp dụng các biện pháp tránh thai sớm.
Chăm sóc con
Chăm sóc trẻ trong vòng 6 tuần đầu sau đẻ chủ yếu là thực hiện ở nhà. Người hộ sinh cần hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc. Trong tháng đầu, cán bộ y tế cố gắng đến thăm khám trẻ ít nhất 1 – 2 lần tại nhà.
Nội dung chăm sóc:
Các chăm sóc giống như trong phần chăm sóc trẻ trong vòng 1 tuần đầu sau đẻ bao gồm:
Chăm sóc chung hàng ngày
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Chăm sóc mắt
Chăm sóc rốn: rốn rụng vào ngày thứ 7 – 10, liền sẹo khoảng vào ngày thứ 15.
Vệ sinh thân thể và chăm sóc da
Theo dõi trẻ: màu da, nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt, bú mẹ, rốn.
Hướng dẫn bà mẹ biết về các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay
Đánh giá tình trạng xem con có phát triển bình thường không
Kiểm tra cân nặng, theo dõi tăng cân.
Phát hiện sớm bất thường về thính giác.
Tìm hiểu và hỗ trợ giải quyết các vấn đề bà mẹ lo lắng
Nếu trẻ có các tình trạng đặc biệt (đẻ non/nhẹ cân; các vấn đề về nuôi dưỡng; bị bệnh, HIV……) cần được chăm sóc theo dõi đặc biệt.
Xử trí và hướng dẫn bà mẹ giải quyết một số vấn đề thông thường: trẻ bị nhiễm khuẩn tại chỗ, mẹ có khó khăn khi cho con bú . v.v…..
Khi trẻ được 6 tuần tuổi: tiêm vắc xin BH – UV – HG, uống vắc xin bại liệt và tiêm nhắc lại viêm gan B.
Phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử trí
Mẹ
Có thiếu máu: điều trị thiếu máu
Có nhiễm khuẩn: điều trị nhiễm khuẩn
Cương vú và nứt núm vú: đánh giá bữa bú và có lời khuyên thích hợp
Có bệnh lý khác: chuyển tuyến
Nếu bình thường:
Thảo luận và hướng dẫn thực hiện một biện pháp KHHGĐ
Ghi phiếu theo dõi
Con
Nếu có bất thường: chuyển tuyến
Nếu trẻ không tăng cân: đánh giá bữa bú.
Nếu bình thường:
Hướng dẫn về vệ sinh, cho bú, giấc ngủ, theo dõi tăng trưởng, tiêm chủng
Ghi phiếu theo dõi
Ghi chú: Thăm tại cơ sở y tế hoặc tại nhà
Tóm tắt chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh 6 tuần sau đẻ
Hỏi |
Khám |
Phát hiện |
Xử trí |
|
Mẹ |
|
|
||
Tình hình chung Nghỉ, ngủ Ăn uống Sốt Đại tiểu tiện Đau bụng dưới Dịch âm đạo Sữa(có đủ cho con bú) Đã uống: Viên sắt Vitamin A Có kinh lại chưa? Đã giao hợp chưa? Các nhu cầu KHHGĐ |
Mạch Thân nhiệt Huyết áp Cân nặng Kiểm tra vú (các vấn đề về cho bú) Bụng (tử cung đã co hồi hoàn toàn?) Tầng sinh môn Dịch âm đạo Đặt mỏ vịt kiểm tra (nếu nghi có viêm sinh dục) |
Có thiếu máu Có nhiễm khuẩn Có bệnh lý khác |
Điều trị thiếu máu Điều trị nhiễm khuẩn Chuyển tuyến Thảo luận và hướng dẫn thực hiện một biện pháp KHHGĐ Ghi phiếu theo dõi |
|
Hỏi |
Khám |
Phát hiện |
Xử trí |
|
Con |
|
|
||
Bú Ngủ Đái, ỉa Các loại vắc xin đã tiêm |
Thể trạng Thở Cân nặng Mắt Da Rốn |
Nếu có bất thường Nếu bình thường |
Chuyển tuyến Hướng dẫn Vệ sinh Cho bú Cho ngủ Theo dõi tăng trưởng Tiêm phòng Ghi phiếu theo dõi |