Đại cương:
Hẹp động mạch cảnh và động mạch sống đoạn ngoài sọ là bệnh hay gặp ở người có tuổi, đặc biệt những người bệnh tăng huyết áp lâu năm hoặc đái tháo đường. Khi động mạch cảnh và đốt sống bị hẹp sẽ dẫn tới giảm lưu lượng máu tới não hoặc có nguy cơ cao hình thành hoặc di chuyển cục huyết khối gây tắc mạch não. Có hai phương pháp điều trị triệt để nhằm lập lại dòng chảy, gồm điều trị bằng phẫu thuật và đặt khung giá đỡ qua can thiệp nội mạch. Tạo hình đặt khung giá đỡ vào chỗ hẹp theo đường nội mạch là một phương pháp xâm nhập tối thiều và mang lại khẩu kính lòng mạch cho về bằng hoặc gằn bằng với đường kính ban đầu, từ đó phòng chống thiếu máu não hoặc nhồi máu não do hẹp mạch gây nên.
Chỉ định và chống chỉ định:
Chỉ định:
- Mức độ hẹp động mạch cảnh hoặc đốt sống
- Hẹp động mạch > 50% mà có triệu chứng lâm sàng liên quan đến hẹp mạch: thiếu máu, tai biến mạch máu não cùng bên tổn thương.
- Hẹp động mạch > 70% dù có triệu chứng hay không
- Các trường hợp hẹp mà không thể điều trị hoặc rất nguy hiểm nếu điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ cao hoặc không thể phẫu thuật gồm:
- Các trường hợp tái hẹp sau khi đã phẫu thuật một bên
- Tắc động mạch cảnh bên đối diện
- Tiền sử có bóc tách mạch vùng cổ hoặc xạ trị vùng cổ
- Tồn thương hẹp cao: hẹp động mạch cảnh vị trí trên góc xương hàm dưới
- Tồn thương hẹp thấp: tổn thương ờ phía dưới xương đòn
- Suy tim ứ huyết độ III-IV theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỉ
- Nhồi máu cơ tim với phân số tống máu dưới 30%
- Liệt hầu họng đối bên
- Bệnh lí phổi nặng
- Hẹp nhiều đoạn nối tiếp nhau
- Các trường hợp hẹp mạch cảnh và đốt sống không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Đặc điểm mảng xơ vữa gây hẹp: mảng xơ vữa mềm (ít vôi hóa), mảng xơ vữa gây hẹp theo chu vi lòng mạch,…
Chống chỉ định:
- Rối loạn đông máu nặng: IRN > 1,5, ti lệ prothrombin < 60%, số lượng tiểu cầu <100 G/l
- Hẹp kèm theo huyết khối
- Hội chứng Ehlers-Danlos
- Nên tránh can thiệp trên người bệnh bị nhồi máu dưới 6 tuần ngoại trừ trường hợp thực hiện can thiệp để tái thông mạch não cấp.
- Chống chỉ định tương đối: liên quan chù yếu với nguy cơ dị ứng thuôc đối quang và suy thận mạn. Các chống chỉ định tương đối liên quan đến việc phải dùng thuốc chống ngưng tập tiều cầu sau đặt khung giá đỡ: các trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp (vết thâm tím lan rộng) với aspirin và clopidrogel.
- Hẹp dài và có nhiều tổn thương.
- Mạch rất xoắn vặn và có các mảng xơ vữa lớn ở quai động mạch chủ (chống chi định tương đối).
- Nhiều xơ vữa vôi hóa động mạch cảnh trong
- Thận trọng trong trường hợp phụ nữ có thai.
Chuẩn bị:
Người thực hiện:
- Bác sĩ chuyên khoa.
- Bác sĩ phụ .
- Kĩ thuật viên điện quang.
- Điều dưỡng.
- Bác sĩ, kĩ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác).
Phương tiện:
- Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
- Máy bơm điện chuyên dụng
- Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
- Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X.
Thuốc:
- Thuốc gây tê tại chỗ
- Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
- Thuốc chống đông
- Thuốc trung hòa thuốc chống đông
- Thuốc đối quang iod tan trong nước
- Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc.
Vật tư y tế thông thường :
- Bơm tiêm 1;3;5;10ml.
- Bơm tiêm dành cho máy bơm điện.
- Nước cất hoặc nước muối sinh lý.
- Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ.
- Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
- Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
Vật tư y tế đặc biệt:
- Kim chọc động mạch.
- Bộ ống đặt lòng mạch 5-6F.
- Dây dẫn tiêu chuẩn 0,035 inch.
- Ống thông chụp mạch 4-5F Vi ống thông 1,9-3F.
- Vi dây dẫn 0,010-0,014 inch.
- Ống thông dẫn đường 6F.
- Khung giá đỡ nội mạch.
- Lưới lọc (filter).
- Bóng nong và bơm áp lực.
- Bộ dây nối chữ Y.
Người bệnh:
- Cần được dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu theo chi định chuyên khoa.
- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.
- Cần nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Có thề uống không quá 50mL nước.
- Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi.
- Nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2.
- Sát trùng da, sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cân cho thuốc an thần,…
Phiếu xét nghiệm:
- Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú.
- Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua.
- Phim ảnh chụp X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ (nếu có).
Các bước tiến hành:
Phương pháp vô cảm:
Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, đặt đường truyền tĩnh mạch (thường dùng huyết thanh mặn đẳng trương 0,9%), tiêm thuốc tiền mê, trường hợp ngoại lệ trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) chưa có ý thức cộng tác hoặc quá kích động sợ hãi cằn gây mê toàn thân khi làm thủ thuật.
Chọn kĩ thuật sử dụng và đường vào của ống thông:
Sừ dụng kĩ thuật Seldinger đường vào của ống thông có thể là: từ động mạch đùi.
Chụp động mạch não:
- Sát khuẩn và gây tê chỗ chọc
- Chọc kim và đặt ống vào lòng mạch
- Dùng chống đông: heparin tiêm bolus 2.500 UI
- Chụp mạch não 4 trục làm bilan toàn diện (lưu ý chỉ chụp cảnh gốc)
- Đặt ống thông dẫn đường 8F vào động mạch cảnh trong dưới chỗ hẹp
- Đặt lưới lọc trên đoạn hẹp
- Luồn khung giá đỡ theo dây dẫn lưới lọc (filter)
- Bung khung giá đỡ tại chỗ hẹp (đã được lựa chọn khung giá đỡ theo độ dài và mức độ hẹp của lòng mạch (kiểm tra và tiêm atropine nếu rối loạn nhịp chậm)
- Dùng bóng nong trong khung giá đỡ nếu cần thiết
- Rút lưới lọc bằng vi ống thông và chụp kiểm tra trước khi kết thúc thủ thuật.
Nhận định kết quả:
- Khung giá đỡ nằm đúng vị trí, mở hoàn toàn.
- Lòng mạch được tái thông hoàn toàn hoặc không hoàn toàn với mức độ hẹp cho phép không quá 30%.
- Đoạn mạch trước, trong và sau đoạn tái thông lưu thông bình thường, không có dấu hiệu huyết khối hay bóc tách.
Tai biến và xử trí:
Huyết khối di chuyển gây tắc mạch:
- Dùng thuốc tiêu sợi huyết tại chỗ: tPA bom 2-4 mg làn cách nhau 10 phút tối đa 20 mg
- Nếu tắc mạch lớn: dùng dụng cụ hút hoặc lấy huyết khối.
Chảy máu do tăng tái tưới máu:
- Thường ít gặp hơn với thể nhồi máu mạn tính so với thê câp tính. Chính vì vậy, với thể cấp tính cần chờ đợi sau nhồi máu não cấp ít nhất 10 đến 14 ngày.
- Nếu chảy máu mức độ ít không gây triệu chứng: theo dõi, liều trị nội khoa.
- Nếu chảy máu gây hiệu ứng khối lớn cần phẫu thuật dẫn lưu máu tụ.
Hội chứng tăng tái tưới máu:
- Do hậu quả mất sự tự điều chỉnh tưới máu sau nhồi máu do hẹp mạn tính kéo dài. Biểu hiện lâm sàng gồm: đau đầu, co giật, dấu hiệu thần kinh khu trú, chảy máu nội sọ và có thể tăng lên sau vài ngày được tái thông mạch.
- Các yếu tố nguy cơ gồm:
- Hẹp nặng động mạch cảnh hai bên
- Tăng huyết áp trong quá trình can thiệp
- Để phòng tránh hội chứng tăng tưới máu
- Nhận biết sớm dấu hiệu
- Kiểm soát huyết áp duy trì huyết áp tâm thu khoảng l00 mmHg: dùng labetalol và truyền liên tục nicardipin.
Bóc tách mạch:
- Dùng chống đông heparin 24 giờ duy trì APTT gấp 1,5-2 lần bình thường, sau đó dùng chống ngưng tập tiểu cầu theo chỉ định của chuyên khoa lâm sàng.
Tái hẹp lòng mạch:
- Điều trị các yếu tố nguy cơ: dùng thuốc điều trị giảm mỡ máu và các thuốc chống ôxy hóa (vitamin C và E).
- Nong bóng hoặc tạo cầu nối.
Nhịp chậm:
- Nhịp tim dưới 50 lần/phút (Bradycardia) và hạ huyết áp (< 80mmHg)
- Thường biểu hiện thoáng qua và ít gây triệu chứng hay hậu quả.
- Thường liên quan người bệnh > 77 tuồi và có bệnh lí mạch vành kèm theo.
- Xử trí: dùng kháng giao cảm như atropin hoặc glycopyrrolate trước khi nong bóng và giữ cân bằng lượng dịch ra-vào.
Máu tụ bẹn:
- Băng ép chỗ chọc cẩn thận, bất động chân ít nhất 8 tiếng hoặc có thể dùng dụng cụ đóng lòng mạch.
Co thắt mạch:
- Bơm thuốc dãn mạch chọn lọc đường động mạch: bơm 2 mg nimotop hòa trong nước muối sinh lý bơm chậm qua ống thông