Nội dung

Chụp và nút mạch điều trị ung thư gan dưới x quang tăng sáng

Đại cương

Nút hóa chất động mạch gan (TACE) được coi là phương pháp điều trị hiệu quả trong các trường hợp ung thư gan không có chỉ định điều trị triệt căn. Phương pháp này lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1974 bởi Doyon và cộng sự. Hiện nay, ngoài vật liệu để nút mạch thường quy bằng hỗn dịch Lipidol kết hợp với hóa chất (Doxorubicin, Farmorubicin, Cisplastin…), còn có các hạt vi cầu gắn hóa chất (DC bead, Hepashere…) hoặc bằng hạt phóng xạ giúp cho tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Ung thư gan nguyên phát, hoặc thứ phát tăng sinh mạch không có chỉ định phẫu thuật

Điều trị tạm thời ung thư gan trong thời gian chờ phẫu thuật cắt gan.

Chống chỉ định

Khối u gan quá to: thể tích u gan chiếm hơn 1/2 thể tích gan.

Huyết khối tĩnh mạch cửa: Hiện nay là chống chỉ định tương đối, tùy từng người bệnh, nếu người bệnh trẻ, chức năng gan còn tốt có thể kết hợp nút siêu chọn lọc và truyền hóa chất động mạch (cysplastin) đối với những trường hợp này.

Rối loạn đông máu: Cần điều chỉnh trước khi can thiệp.

Xơ gan nặng: Child pugh C.

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa

Bác sỹ phụ trợ

Kỹ thuật viên điện quang

Điều dưỡng

Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)

Phương tiện

Máy X quang tăng sáng truyền hình

Máy bơm điện chuyên dụng

Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X             

Thuốc

Thuốc gây tê tại chỗ

Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)

Thuốc chống đông

Thuốc trung hòa thuốc chống đông

Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước 

Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

Vật tư y tế thông thường

Bơm tiêm 1; 3; 5; 10ml

Bơm tiêm dành cho máy bơm điện

Nước cất hoặc nước muối sinh lý 

Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật

Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ

Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.

Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

Vật tư y tế đặc biệt

Kim chọc động mạch

Bộ vào lòng mạch 5-6F

Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch

Ống thông chụp mạch 4-5F

Vi ống thông 2-3F

Vi dây dẫn 0.014-0.018inch

Bộ dây nối chữ Y.

Vật liệu gây tắc mạch

Hóa chất chống ung thư

Lipiodole siêu lỏng

Người bệnh

Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

Cần nhịn ăn, uống trước 4-6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước. 

Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ. 

Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…

Phiếu xét nghiệm

Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú

Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua

Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).

Các bước tiến hành             

Đường vào

Thường đường vào từ  động mạch đùi chung phải, trong trường hợp đặc biệt có thể sử dụng động mạch cánh tay. 

Tiến hành kỹ thuật

Chụp động mạch thân tạng và mạc treo tràng trên bằng ống thông 4-5F để đánh giá giải phẫu mạch máu nuôi u gan. Chú ý chụp thì muộn để đánh giá hệ thống tĩnh mạch cửa.

Sau khi đánh giá kỹ giải phẫu mạch máu hệ thân tạng – mạc treo tràng trên, xác định cuống mạch máu nuôi khối u gan, tiến hành luồn chọn lọc, siêu chọn lọc động mạch nuôi u bằng vi ống thông.

Tiến hành bơm hỗn dịch Lipidol/ hóa chất vào khối u. 

Trong trường hợp luồn được siêu chọn lọc, nếu mạch nuôi u nhỏ, có thể bơm 1-2 ml Lidocain 2% vào mạch máu qua vi ống thông để chống co thắt mạch và giảm đau.

Nhận định kết quả

Khối u gan lắng đọng hóa chất gây tắc mạch hoàn toàn

Toàn bộ các cuống động mạch nuôi khối u đã bị tắc hoàn toàn

Các động mạch cấp máu cho nhu mô gan lành còn được bảo tồn, không tắc.

Tai biến và xử trí

Liên quan đến quá trình can thiệp mạch: Chảy máu nơi chọc mạch, bóc tách động mạch chủ bụng hoặc động mạch thân tạng- động mạch gan.

Hội chứng sau nút mạch: thường hết sau 2 ngày – 1 tuần, gồm các triệu chứng

Đau  

Sốt: nên dùng thuốc hạ sốt.

Tăng men gan.

Hoại tử khối u gây áp xe: có thể phải dẫn lưu qua da, dùng kháng sinh.

Viêm và hoại tử túi mật. Điều trị nội khoa, nếu lâm sàng không cải thiện phải hội chẩn ngoại để phẫu thuật.