Nội dung

Đại cương về thuốc diệt ký sinh trùng đường ruột và đơn bào

Thuốc diệt giun, sán

Đại cương

Giun, sán ký sinh là những động vật đa bào, sống ký sinh trên cơ thể cả người và động vật. Có nhiều cách phân loại :

Phân loại của bm ký sinh trùng đại học y hà nội :

chia làm 2 nhóm :

Nhóm giun : chia làm 2 lớp :

Lớp giun tròn : giun đũa người, giun kim, giun tóc, giun chỉ, giun móc / mỏ, giun soắn…

Lớp giun đầu gai : chỉ ký sinh ở động vật, không ký sinh ở người.

Nhóm sán, gồm 2 lớp :

Lớp sán dây : sán dây bò, sán dây lợn, sán dây chuột, sán hạt dưa…

Lớp sán lá : sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột…

Phân loại của bm ký sinh trùng học viện quân y :

chia làm 3 ngành :

Ngành giun tròn ( Nematodes ) : ngành phụ giun tròn có 1 lớp Nematoda. Lớp này chia 2 lớp  phụ :

Lớp phụ Phasmidia : gồm những loại giun có thần kinh cảm giác ở đuôi và chia ra nhiều bộ : giun đũa, kim, móc, l­ươn, chỉ.

Lớp phụ Aphasmidia gồm những loại giun không có thần kinh cảm giác ở đuôi, gồm các bộ giun soắn, tóc.

Ngành giun dẹt ( Platodes ) :

Lớp sán lá ( Trematoda ).

Lớp sán dây ( Cestoda ).

Ngành giun đốt : có nhiều lớp, trong đó có lớp đỉa, vắt ( Hirudinea ) có liên quan đến y học.

Ở Việt Nam bệnh do giun, sán rất hay gặp vì nước ta là một nước ở vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi cho sự lan truyền của bệnh… Bệnh giun sán cũng hay gặp ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển ( châu Phi, châu Á…).

Giun và sán chủ yếu k‎ý  sinh ở ruột; ngoài ra còn có thể ký sinh ở nhiều bộ phận khác như gan, phổi, cơ, máu, bạch mạch, mắt…

Phân loại thuốc diệt giun, sán

Thuốc diệt giun

Thuốc diệt giun cư trú ở ruột ( giun đũa người, giun kim, giun tóc, giun móc / mỏ… ) : piperazine, pyrantel, albendazole, mebendazole, ivermectin…

Thuốc diệt giun cư trú ngoài ruột ( giun chỉ ) : thiabendazole, diethylcarbamazine, ivermectin…

Thuốc diệt sán

Thuốc diệt sán dây ( sán dây bò, sán dây lợn…) : niclosamide, praziquantel, paromomycin, hạt Bí đỏ ( trong hạt Bí đỏ có một alkaloid là cucurbitin diệt được sán )…

Thuốc diệt sán lá ( sán lá gan, sán lá phổi…) : praziquantel, hạt Bí đỏ ( cucurbitin ), oxamniquine, triclabendasole. Riêng metrifonate ( tên khác : trichlorfon ) nay không dùng do có độc tính cao, có thể gây tử vong…

Các cách tác dụng của thuốc diệt giun, sán

Thuốc làm liệt giun

Liệt có giai đoạn hưng phấn ban đầu : santonin, tinh dầu giun.

Do có độc tính cao, sử dụng không an toàn ( khi giun hưng phấn có thể gây tắc ruột, giun chui ống mật, ống tuỵ… ) nên hiện nay không dùng.

Liệt từ từ, không hồi phục, không có giai đoạn hưng phấn ban đầu ( liệt mềm ) : piperazine citrate.

Liệt cứng cơ giun : pyrantel pamoate, levamisole ( riêng levamisole hiện nay không dùng để diệt giun ( vì có độc tính cao ) mà chỉ còn dùng làm thuốc kích thích miễn dịch ).

Thuốc làm chết giun 

Thuốc gây rối loạn chuyển hoá cho giun, làm chết giun. Ví dụ : tetrachlorethylene ( biệt dược : didaken )… Tuy nhiên thuốc có độc tính cao, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân ( gây độc cho gan, thận, có thể gây tắc ruột, giun chui ống mật… ) nên hiện nay không dùng.

Thuốc làm tiêu giun ( ly giải giun )   

Các thuốc này có chứa các enzyme thuỷ phân protein như papain ( có nhiều trong nhựa quả đu đủ ), làm tiêu huỷ các thành phần protein của giun.

Ví dụ : biệt dược nematolyt ( mỗi gói chứa 3,0 g papain + 0,45 g cysteine HCl ). Cần chú ý thuốc có thể gây nguy hiểm cho các bệnh nhân đã có tổn thương ở ống tiêu hóa ( viêm, loét… ), vì vậy khi dùng phải thận trọng.

Thuốc làm thay đổi môi trường sống của giun

Các loại giun sống trong ruột, nơi có điều kiện nhiệt độ luôn luôn hằng định là 37oC và là môi trường yếm khí ( thiếu không khí, thiếu O2 ). Có thể làm thay đổi môi trường sống của giun bằng cách :

Bơm O2 vào tá tràng : 1 – 1,5 l / lần / 24 h, trong 3 ngày liên tục.

Thụt nước ấm 560C vào tá tràng.

Mặc dù các biện pháp này có hiệu quả tẩy giun cao, song do kỹ thuật đặt sonde tá tràng rất phức tạp, phải tiến hành trong bệnh viện, gây khó chịu cho bệnh nhân, không kinh tế… nên nay ít được sử dụng. Người ta chỉ áp dụng biện pháp này khi bệnh nhân không thể uống thuốc được ( dị ứng, suy gan nặng…).

Thuốc làm phong toả dinh dưỡng của giun và sán

Các thuốc này làm giun và sán giảm hấp thu glucose, giảm dự trữ glycogen, giảm tổng hợp ATP… Ví dụ : albendazole, mebendazole, niclosamide, praziquantel…

Nguyên tắc điều trị bệnh giun, sán

Chọn thuốc có hiệu quả với nhiều loại giun, sán vì ở nước ta có tỷ lệ nhiễm giun sán phối hợp cao, một người có thể bị nhiễm 2 – 3 loại giun, sán.

Tập trung thuốc với nồng độ cao để có tác dụng mạnh đến giun và sán. Muốn vậy thường cho bệnh nhân uống vào lúc đói, nhưng không quá đói vì dễ gây ngộ độc thuốc. Nên dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tẩy để tẩy sạch chất nhày phủ trên cơ thể giun, sán giúp cho thuốc ngấm được nhiều, nâng cao hiệu quả điều trị. Nên chọn thuốc có độc tính thấp nhưng có hiệu quả cao.

Sau khi uống thuốc điều trị giun, sán nên dùng thuốc tẩy để tống nhanh giun, sán ra khỏi cơ thể, tránh đ­ược nhiễm độc ( nhất là sau khi tẩy sán, do giun, sán bị chết, nát ) và phòng ngừa được khả năng giun, sán có thể hồi phục trở lại.

Phải xử lý giun, sán sau khi tẩy để tránh ô nhiễm môi tr­ường vì giun, sán thường chứa một lượng trứng rất lớn ( nên chôn trong hố sâu ít nhất 1 m và có đổ vôi bột bên trên…).

Sau khi tẩy giun, sán cần áp dụng các biện pháp vệ sinh, chống tái nhiễm. Ở nước ta môi trường ngoại cảnh thường bị ô nhiễm nặng nề bởi các mầm bệnh giun, sán, đó sẽ là điều kiện tái nhiễm rất thuận lợi.

Cần điều trị giun, sán định kỳ ( 6 – 12 tháng/lần ) để phòng chống tái nhiễm và các biến chứng có thể xảy ra. Điều trị giun, sán định kỳ được coi như một phương pháp bổ sung cho chương trình dinh dưỡng ở những vùng có lưu hành bệnh giun, sán.

Phổ tác dụng và cách chọn thuốc cụ thể chống giun, sán : bảng 1.

Bảng 1 : Phổ tác dụng và cách chọn thuốc cụ thể chống giun, sán

 

Loại thuốc

Loại giun sán

Đũa

Móc/mỏ

Tóc

Kim

Lươn

Soắn

Chỉ

Sán dây

Sán lá

Pyrantel pamoate

+

+

 

+

 

+

 

 

 

Piperazine citrate

+

 

 

+

 

 

 

 

 

Albendazole

+

+

+

+

+

 

 

+

±

Mebendazole

+

+

+

+

+

+

 

±

 

Cambendazole

 

 

 

 

+

 

 

 

 

Flubendazole

+

+

+

+

+

+

 

 

 

Thiabendazole

+

+

+

+

+

+

+

±

 

Diethylcarbamazine

 

 

 

 

 

 

+

 

 

Paromomycin

 

 

 

 

 

 

 

+

 

Niclosamide

 

 

 

 

 

 

 

+

 

Praziquantel

 

 

 

 

 

 

 

+

+

Hạt Bí đỏ ( cucurbitin )

 

 

 

 

 

 

 

+

+

Ivermectin

+

+

+

+

+

 

+

 

 

Oxamniquine

 

 

 

 

 

 

 

+

 

Triclabendazole

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Ghi chú :

+ : có tác dụng.

± : nghi ngờ ( có thể có tác dụng hoặc không ), hay chỉ có tác dụng ở liều cao.

 

                       

Các thuốc :

Mebendazol (fugacar, vermox, mebutar, nemasole)

Là dẫn xuất benzimidazol, ít tan trong nước và dung môi hữu cơ. Không hút ẩm, ổn định ở không khí.

Tác dụng

Thuốc có hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ. Mebendazol còn diệt được trứng của giun đũa và giun tóc. Với liều cao, thuốc có tác dụng đối với nang sán.

Cơ chế tác dụng của mebendazol giống như các dẫn xuất benzimidazol khác: thuốc liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng, ức chế sự trùng hợp tiểu quản thành các vi tiểu quản (là thành phần thiết yếu cho sự hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng), do đó làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP (nguồn cung cấp năng lượng cho ký sinh trùng). Cuối cùng ký sinh trùng bị bất động và chết.

Dược động học

Thuốc ít hấp thu qua ống tiêu hóa, sinh khả dụng qua đường uống dưới 20%. Sự hấp thu sẽ tăng lên khi uống mebendazol cùng với thức ăn có chất béo. Sau khi uống 4 giờ, thuốc đạt được nồng độ tối đa trong máu. Khoảng 95% thuốc gắn với protein huyết tương.

Chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất hydroxy và amino hóa mất hoạt tính. Thải trừ qua phân, chỉ một lượng nhỏ (5- 10%) thải qua nước tiểu.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Đôi khi gặp rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy), đau đầu nhẹ.

Dùng liều cao để điều trị nang sán, thuốc có thể gây ức chế tuỷ xương, rụng tóc, viêm gan, viêm thận, sốt và viêm da tróc vẩy. Vì vậy, khi dùng liều cao, phải theo dõi đều đặn nồng độ transaminase trong huyết thanh, bạch cầu và tiểu cầu.

Chỉ định

Điều trị nhiễm một hoặc nhiều loại giun như  giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ…

Khi không có albendazol, có thể dùng mebendazol trong bệnh nang sán.

Chống chỉ định

Không dùng mebendazol cho những người mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, suy gan.

Liều lượng

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi dùng liều như nhau

Nhiễm  giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ: uống mỗi lần 100 mg, ngày 2 lần trong 3ngày liền, hoặc có thể dùng liều duy nhất 500 mg.

Nhiễm giun kim: liều duy nhất 100 mg, uống nhắc lại sau 2 tuần vì giun kim rất dễ bị tái nhiễm.

Bệnh nang sán: uống 40 mg/ kg/ ngày, trong 1- 6 tháng

Tương tác thuốc

Cimetidin ức chế chuyển hóa mebendazol, có thể làm tăng nồng độ mebendazol trong huyết tương.

Dùng đồng thời với phenytoin hoặc carbamazepin sẽ làm giảm nồng độ mebendazoltrong máu.

Albendazol (albenza, eskazole, zeben, zentel)

Albendazol là một dẫn xuất benzimidazol carbamat, cấu trúc hóa học có nhiều liên quan với mebendazol.

Tác dụng

Thuốc có tác dụng tốt với nhiều loại giun như  giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ, giun lươn, giun xoắn và sán dây. Albendazol có tác dụng trên cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các loại giun sán ký sinh trong ống tiêu hóa, diệt được trứng giun đũa và giun tóc.

Cơ chế tác dụng tương tự như mebendazol.

Dược động học

Sau khi uống, albendazol được hấp thu rất kém (5%). Vì chuyển hóa lần đầu tại gan rất nhanh nên không thấy albendazol hoặc chỉ thấy ở dạng vết trong huyết tương. Albendazol sulfoxid (chất chuyển hóa vẫn còn hoạt tính của albendazol) gắn 70% với protein huyết tương, qua được hàng rào máu não và có nồng độ trong dịch não tuỷ bằng 1/3 nồng độ trong huyết tương. Thải trừ phần lớn qua thận, một lượng nhỏ qua mật. Thời gian bán thải khoảng 9 giờ.

Tác dụng không mong muốn

Khi điều trị trong thời gian ngắn (1- 3 ngày) khoảng 6% bệnh nhân gặp một vài tác dụng không mong muốn nhẹ, thoáng qua như: đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, mệt, mất ngủ.

Dùng liều cao, kéo dài để điều trị bệnh nang sán hoặc bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não, tác dụng có hại thường gặp nhiều và nặng hơn; đau đầu, rối loạn tiêu hóa (nôn, buồn nôn, đau bụng), rụng tóc, ban đỏ, ngứa, giảm bạch cầu…

Chỉ định

Nhiễm một hoặc nhiều loại giun như  giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ,giun lươn.

Điều trị bệnh nang sán và bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não.

Chống chỉ định

Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, người có bệnh gan nặng

Liều lượng

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi dùng liều như nhau. Không cần phải nhịn đói hoặc dùng thuốc tẩy.

Nhiễm  giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc: uống liều duy nhất 400 mg. Giun kim thường hay bị tái nhiễm, có thể dùng nhắc lại sau 2 – 4 tuần.

Nhiễm giun lươn, sán dây; mỗi ngày uống 400 mg, trong 3 ngày

Bệnh nang sán: dùng 4 đợt, mỗi đợt 28 ngày, mỗi ngày 10 – 15 mg/ kg chia làm 3 lần. Các đợt cách nhau 14 ngày. Tuy nhiên thời gian điều trị còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và sự dung nạp của người bệnh.

Nhiễm ấu trùng sán lợn có tổn thương não: mỗi ngày 15 mg/ kg chia làm 3 lần, trong 28ngày.

Tương tác thuốc

Dexamethason, cimetiđin, praziquantel làm tăng nồng độ albendazol sulfoxid trong máu khi dùng phối hợp

Thuốc diệt amip lỵ

Đại c­ương

Khái niệm chung

Mầm bệnh 

Amip ký sinh ở người có nhiều loài, nhưng chỉ có Entamoeba histolytica   ( E. histolytica ) là loài duy nhất thực sự gây bệnh cho người. Đây là một loài sinh vật đơn bào, sống ký sinh trong cơ thể cả người và động vật. Từ histolytica được ghép từ 2 từ : histo = mô và lytic = phân giải.

Hình thể : amip lỵ có nhiều thể.

Thể hoạt động lớn ăn hồng cầu : forma magna.

Thể hoạt động nhỏ không ăn hồng cầu : forma minuta.

Thể kén ( thể bào nang ) : forma cystica.

Thể tiền kén : forma precystica.

Thể xuất kén : forma metacystica.

Dịch tễ 

Amip lỵ phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu là ở các nước nhiệt đới ( ví dụ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ). Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm kén amip lỵ từ 2 – 5 %.

Amip lỵ có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm :

Bệnh amip ở ruột : lỵ amip cấp và mạn, viêm đại tràng mạn tính hậu lỵ.

Bệnh amip ngoài ruột : apxe gan, phổi, lách, não… do amip.

Người nhiễm E.histolytica là do ăn phải kén. Kén nhiễm vào người qua đường tiêu hóa bằng nhiều cách : thức ăn, nước uống hoặc do ruồi, gián vận chuyển mầm bệnh … Các bệnh do amip chủ yếu là điều trị nội khoa, nếu điều trị không triệt để, bệnh dễ trở thành mạn tính. Thể kén là thể bảo vệ và phát tán amip nên rất nguy hiểm vì dễ lan truyền bệnh ( kén được thải ra theo phân và có thể sống nhiều ngày trong nước ).  Amip ở thể kén khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ chuyển sang thể hoạt động.

Phân loại thuốc diệt amip lỵ

Thuốc diệt amip ở mô : diệt thể hoạt động lớn ( forma magna ). Còn có tác dụng diệt cả amip trong lòng ruột.

Emetine hydrochloride : hiện nay không dùng do có độc tính cao.

Dehydroemetine.

Hình 1 : Công thức cấu tạo của emetine và dehydroemetine

Các kháng sinh nhóm 5-nitroimidazole ( 5-nitroimidazole anti-infective drugs ):

Metronidazole ( biệt dược : atrivyl, flagil, flagyl, klion…). Hay dùng.

Các thuốc cùng nhóm : nimorazole, ornidazole, ternidazole, tinidazole, secnidazole… Các thuốc này ít được sử dụng hơn vì không kinh tế ( đắt tiền ).

Hình 2 : Công thức cấu tạo một số kháng sinh nhóm 5-nitroimidazole

Thuốc diệt amip ở trong lòng ruột ( diệt amip do tiếp xúc )

Các thuốc này thường được dùng theo đường uống. Thuốc rất ít hấp thu qua niêm mạc ruột nên tập trung nhiều trong lòng ruột, có tác dụng diệt thể hoạt động nhỏ ( forma minuta ) và thể kén ( forma cystica ). Do hiệu lực tác dụng kém nên hiện nay rất ít dùng. Chỉ nên dùng khi không có metronidazole hoặc phối hợp để dự phòng lỵ amip mạn… Bao gồm nhiều nhóm thuốc khác nhau.

Các amide : clefamide, diloxanide furoate…

Hình 3 : Công thức cấu tạo các thuốc diệt amip nhóm amide

Các dẫn xuất halogen của hydroxyquinoline : hiện nay rất ít dùng.

Ví dụ diiodohydroxyquinoline ( tên khác : iodoquinol  )…

Các dẫn xuất của arsenic hữu cơ

Gồm có acetarsol, carbason, diphetarson… Có tác dụng diệt amip do chiếm gốc –SH ( gốc thiol ) của ký sinh trùng. Hiện nay rất ít dùng để chữa lỵ amip vì có thể gây ngộ độc arsenic ( As ) và đã có nhiều thuốc khác tốt hơn và an toàn hơn nhiều.

Các thuốc khác 

Paromomycin  : đây là một kháng sinh nhóm aminoglycoside. Có thể dùng điều trị cả lỵ amip cấp và mạn.

Diapax : đây là một biệt dược phối hợp gồm có 3 thành phần                                      ( diiodohydroxyquinoline + tetracycline + chloroquine ).

Nguyên tắc điều trị bệnh amip lỵ

Dùng thuốc đặc hiệu.

Điều trị sớm.

Điều trị đủ liều.        

Điều trị triệt để ( xét nghiệm phân 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần vẫn âm tính ).

Điều trị kết hợp với kháng sinh.

Các thuốc :

Niclosamid (cestocid, yomesan, tredemine, niclocide)

Là dẫn xuất salicylanilid có clor, bột màu vàng nhạt, không mùi, không vị, không tan trong nước.

Tác dụng

Thuốc có hiệu lực cao đối với sán bò, sán lợn, sán cá (Diphyllobothrium latum), sán dây ruột (Hymenolepis nana) không có tác dụng trên ấu trùng sán lợn.

Thuốc có tác dụng tại chỗ, khi tiếp xúc với thuốc, đầu và thân sán bị “giết” ngay vì niclosamid ức chế sự oxy hóa. Thuốc còn ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng của sán do ức chế sự sản sinh ra adenosin triphosphat (ATP) ở ty lạp thể. Niclosamid cũng ức chế sự thu nhập glucose của sán. Sán không bám được vào ruột, bị tống ra ngoài theo phân thành các đoạn nhỏ.

Dược động học

Thuốc hầu như không hấp thu qua ống tiêu hóa. Thấm vào thân sán qua tổn thương mà niclosamid tạo ở vỏ sán, sán bị diệt ngay tại ruột của vật chủ.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc dung nạp tốt, ít gây tác dụng không mong muốn. Có thể gặp các rối loạn nhẹ ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, ban đỏ và ngứa hiếm gặp hơn và có thể do giải phóng các kháng nguyên từ ký sinh trùng bị phân huỷ.

Chỉ định

Niclosamid được dùng khi bị nhiễm sán bò, sán cá và sán lợn (nên dùng praziquantel khi bị nhiễm ấu trùng sán lợn)

Dùng điều trị sán dây ruột khi không có praziquantel

Chống chỉ định

Trường hợp nhiễm sán bò, sán cá, sán lợn: uống liều duy nhất vào sau bữa ăn sáng, nên nhai kỹ viên thuốc.

Người lớn:    2,0 g

Trẻ em 11- 34 kg:     1,0 g

Trẻ em > 34 kg:         1,5 g

Trẻ em

Trường hợp nhiễm sán dây ruột (Hymenolepis nana): dùng trong 7 ngày liên tiếp – Người lớn: mỗi ngày 2g uống 1 lần.

Trẻ em 11- 34 kg: ngày đầu uống 1 g, 6 ngày sau mỗi ngày 0,5 g uống 1 lần

Trẻ em > 34 kg: ngày đầu uống 1,5g, 6 ngày sau mỗi ngày 1g, uống 1 lần

Khi bị táo bón, cần làm sạch ruột trước khi điều trị. Sau khi dùng thuốc, nếu muốn tống sán ra nhanh hơn và nguyên con, nên dùng thuốc tẩy muối có tác dụng mạnh nhmagnesisulfat (uống 2- 4 giờ sau khi dùng niclosamid)

Tương tác thuốc

Rượu làm tăng khả năng hấp thu của niclosamid qua ống tiêu hóa, gây độc. Vì vậy, không được dùng rượu trong khi điều trị.

Praziquantel (biltricid, cysticid, droncit, cesol)

Là dẫn xuất isoquinolein- pyrazin tổng hợp, có phổ tác dụng rộng, thường được lựa chọn để điều trị các bệnh sán lá, sán dây.

Tác dụng

Thuốc có hiệu quả cao đối với giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của sán máng, các loại sán lá (sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột) và sán dây (sán cá, sán chó, sán mèo, sán bò, sán lợn)

Praziquantel không diệt được trứng sán, không phòng được bệnh nang sán.

Cơ chế tác dụng: thuốc làm tăng tính thấm của màng tế bào sán với ion calci, làm sán co cứng và cuối cùng làm liệt cơ của sán.

Khi tiếp xúc với praziquantel, vỏ sán xuất hiện các mụn nước, sau đó vỡ tung ra và phân huỷ. Cuối cùng sán bị chết và bị tống ra ngoài.

Dược động học

Thuốc được hấp thu nhanh khi uống (ngay cả khi uống trong bữa ăn), trên 80% liều dùng được hấp thu. Sau khi uống 1- 3 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.

Gắn với protein huyết tương khoảng 80%. Nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ bằng 15 20% nồng độ trong huyết tương. Thời gian bán thải là 1- 1,5 giờ. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, dưới dạng đã chuyển hóa (60- 80%).

Tác dụng không mong muốn

Các phản ứng có hại thường nhẹ, xảy ra một vài giờ sau uống thuốc và có thể kéo dài tới 1 ngày, hay gặp: đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngứa, mề đay, sốt nhẹ, đau cơ- khớp, tăng nhẹ enzym gan.

Các dấu hiệu sốt nhẹ, ngứa, phát ban đôi khi đi cùng với tăng bạch cầu ưa acid có thể do giải phóng protein ngoại lai từ sán chết.

Các phản ứng có hại thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm sán nặng, mức độ và tần suất của phản ứng có hại tăng theo liều lượng thuốc dùng.

Chỉ định

Nhiễm các loài sán máng gây bệnh ở người, bệnh sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột, sán dây lợn, sán dây bò.

Bệnh do ấu trùng sán lợn (bệnh gạo sán) ở não

Chống chỉ định

Bệnh gạo sán trong mắt, bệnh gạo sán tuỷ sống

Nên thận trọng khi dùng praziquantel ở người bị suy gan (phải giảm liều), phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú (ngừng cho bú trong những ngày điều trị  và 72 giờ sau điều trị vì thuốc qua được sữa mẹ)

Không được lái xe, điều khiển máy móc… trong khi dùng thuốc vì praziquantel gây chóng mặt, choáng váng.

Liều lượng

Nhiễm sán máng: liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 60 mg/ kg,chia làm 3 lần, cách nhau 4- 6 giờ trong ngày.

Nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột: uống 75 mg/ kg, chia làm 3 lần, trong 1 2 ngày.

Nhiễm sán dây lợn, sán dây bò, sán dây chó… dùng liều duy nhất 10 mg/ kg cho cả người lớn và trẻ em.

Đối với bệnh ấu trùng sán lợn ở não: uống 50 mg/ kg/ ngày, chia làm 3 lần , trong 14 đến 15 ngày (có thể đến 21 ngày đối với một số người bệnh).

Praziquantel thường uống ngay sau bữa ăn, nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai (thuốc có vị khó chịu, có thể gây buồn nôn)

Có thể dùng phối hợp praziquantel với dexamethason (6 – 24 mg/ ngày) hoặc prednisolon (30- 60 mg/ ngày) để giảm tác dụng phụ trên thần kinh trung ương ở những người bệnh mắc ấu trùng sán lợn ở não.

Tương tác thuốc

Carbamazepin, phenytoin và corticoid làm giảm đáng kể nồng độ praziquantel trong huyết tương trong khi cimetidin có tác dụng ngược lại.

Metrifonat (bilarcil)

Là một phức hợp phospho hữu cơ, được dùng trong điều trị từ 1960, tác dụng chủ yếu với các loài sán máng gây tổn thương ở bàng quang.

Tác dụng

Thuốc có tác dụng diệt sán máng gây bệnh ở bàng quang cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng, không có hiệu lực đối với trứng sán lá do đó trứng vẫn tồn tại trong nước tiểu một vài tháng sau khi sán trưởng thành đã bị diệt.

Cơ chế tác dụng của thuốc chưa hoàn toàn biết rõ, có thể do metrifonat ức chế enzym cholinesterase, làm liệt tạm thời sán trưởng thành. Cuối cùng sán bị đẩy từ đám rối mạch bàng quang đến các tiểu động mạch của phổi, mắc lại ở đó và chết.

Dược động học

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ tối đa trong máu đạt được sau khi uống 1- 2 giờ. Thời gian bán thải khoảng 1,5 giờ. Metrifonat và dichlorvos (chất chuyển hóa còn hoạt tính của metrifonat) được phân phối vào nhiều tổ chức và thải trừ hoàn toàn qua nước tiểu trong vòng 24- 48 giờ.

Tác dụng không mong muốn

Metrifonat có thể gây ra các triệu chứng cường hệ cholinergic nhẹ: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, co thắt phế quản, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi… Các dấu hiệu này có thể bắt đầu 30 phút sau khi uống thuốc và kéo dài tới 12 giờ.

Chỉ định

Nhiễm sán máng gây tổn thương ở bàng quang. Thuốc có giá thành rẻ nên có thể áp dụng rộng rãi cho cộng đồng trong chương trình điều trị sán máng bàng quang.

Phòng bệnh cho trẻ em ở những vùng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao.

Chống chỉ định

Phụ nữ có thai không được dùng metrifonat.

Sau giai đoạn tiếp xúc với chất diệt côn trùng loại phospho hữu cơ hoặc các thuốc ức chế cholinesterase không nên dùng metrifonat

Trong 48 giờ sau khi uống metrifonat không được dùng các thuốc giãn cơ.

Liều lượng

Mỗi lần uống 7,5- 10 mg/ kg, ngày 3 lần, trong 14 ngày.

Tương tác thuốc

Metrifonat hiệp đồng với tác dụng giãn cơ của succinylcholin

Triclabendazol (egaten)

Là dẫn xuất benzimidazol, tên hóa học là 6 – chloro- 5- (2, 3- dichlorophenoxy)- 2 methylthiobenzimidazol.

Tác dụng

Triclabendazol có hiệu lực cao với sán lá gan lớn (Fasciola) và sán lá phổi (paragonimus).

Thuốc được đưa vào danh mục thuốc thiết yếu để điều trị sán lá gan lớn từ 1997.

Cơ chế tác dụng: thuốc gắn có chọn lọc với các tiểu quản của sán lá, ngăn cản sự trùng hợp tiểu quản thành các vi tiểu quản, làm giảm hấp thu glucose và cạn dự trữ glycogen của sán.

Dược động học

Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu sẽ tăng lên khi uống triclabendazol sau bữa ăn. Thải trừ chủ yếu qua phân (90%), một phần qua nước tiểu (10%). Thời gian bán thải khoảng 11 giờ.

Tác dụng không mong muốn

Thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn nhẹ và thoáng qua: đau bụng vùng hạ sườn phải, vã mồ hôi, chóng mặt, nhức đầu, sốt nhẹ, ho, buồn nôn, nôn, nổi mẩn, ngứa.

Chỉ định

Triclabendazol được chỉ định trong nhiễm sán lá gan lớn cấp và mạn tính.

Chống chỉ định

Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân quá mẫn với thuốc; người đang vận hành máy móc, tàu xe.

Liều lượng

Người lớn dùng liều duy nhất 10 mg/ kg, uống sau khi ăn no.

Thuốc diệt trùng roi âm đạo

Đại cương

Khái niệm chung

Lớp trùng roi Flagellata bao gồm các sinh vật đơn bào, chuyển động bằng roi, sinh sản phân đôi theo chiều dọc… Trong lớp trùng roi có nhiều loài trùng roi gây bệnh nhưng quan trọng nhất là 4 loài sau :

Trùng roi âm đạo : Trichomonas vaginalis ( T. vaginalis ). T. vaginalis ký sinh chủ yếu ở âm đạo ( trong nước tiết âm đạo, ở các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục người ). Bình thường pH ở âm đạo = 3,8 – 4,4. Khi ký sinh ở âm đạo,      T. vaginalis chuyển pH ở âm đạo từ acid sang base, nên tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm men ( Candida albicans ) trong âm đạo sinh sản, gây viêm âm đạo bán cấp và mạn tính ( triệu chứng phổ biến là ngứa âm đạo, ra nhiều khí hư, giao hợp đau…).

Theo WHO, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm âm đạo bán cấp và mạn tính ở phụ nữ ( chiếm tỷ lệ 12 – 67 % ). Trên thế giới hiện có khoảng 170 triệu phụ nữ bị viêm âm đạo do trùng roi âm đạo. Ngoài ra nó còn ký sinh trong tuyến tiền liệt, niệu đạo, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Nam giới cũng có thể lây bệnh khi quan hệ tình dục không được bảo vệ với bệnh nhân.

Trùng roi thìa : Lamblia intestinalis ( có một số tên khác : Giardia lamblia, G. intestinalis, G. duodenalis, Lamblia giardia ) : do Lambl ( người Tiệp Khắc cũ, phát hiện ra năm 1859 ). Trùng roi thìa gây viêm ruột non.

Trùng roi gây bệnh ngủ : Trypanosoma.

Lê dạng trùng : Leishmania.

Hai loài sau ít gặp ở Việt Nam mà chủ yếu gặp ở châu Phi và Trung Cận đông. Trong bài này chỉ đề cập đến các thuốc điều trị bệnh do trùng roi âm đạo ( T. vaginalis ) gây ra. Các thuốc còn lại sẽ được đề cập trong các sách giáo khoa chuyên khoa.

Hình 4 : Hình ảnh của Trichomonas vaginalis và Lamblia intestinalis

Phân loại thuốc diệt trùng roi âm đạo

Các kháng sinh nhóm 5-nitroimidazole

Gồm có metronidazole, nimorazole, ornidazole, ternidazole, tinidazole, secnidazole… Xem bài : Thuốc kháng sinh.

Các thuốc khác

Kháng sinh khác : neomycin, azithromycin, chloramphenicol…

Kháng sinh chống nấm : nystatin, miconazole, fluconazole…

Thuốc chống viêm glucocorticoid : prednisolone, dexamethasone…

Thuốc sát khuẩn : acid boric ( hay boracic acid, orthoboric acid ), povidone-iodine ( PVP-I )…

Nguyên tắc điều trị bệnh trùng roi âm đạo

Cần điều trị cả hai vợ chồng ( hoặc bạn tình ) để tránh lây chéo. Đối với phụ nữ : cần phối hợp vừa uống thuốc vừa đặt thuốc vào âm đạo. Đối với nam : chỉ dùng đường uống.

Không giao hợp trong thời gian điều trị để bệnh khỏi truyền từ vợ sang chồng hoặc ngược lại.

Không nên uống rượu hoặc các đồ uống có chứa cồn khi dùng thuốc.

Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục th­ường xuyên sạch sẽ ( vì tăng cường vệ sinh sẽ giảm mức độ viêm nhiễm của bộ phận sinh dục ).

Cần phối hợp diệt T. vaginalis với diệt vi khuẩn và nấm men ( nên dùng kèm acid boric trong điều trị T. vaginalis để chống sự phát triển của nấm men và phối hợp với kháng sinh diệt vi khuẩn ).

Tài liệu tham khảo

Tr­ường Đại học Y Hà Nội ( 2007 ), D­ược lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Trường Đại học Dư­ợc Hà Nội ( 2006 ), D­ược lâm sàng và điều trị, NXB Y học, Hà Nội.

Bộ Y tế ( 2007 ), Dược lý học, NXB Y học, Hà Nội.

Học viện Quân y ( 2005 ), Ký sinh trùng và côn trùng y học ( Giáo trình Sau đại học ), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Laurence L. Brunton, John S. Lazo and Keith L. Parker ( 2006 ), Goodman & Gilman’s The pharmacological basis of therapeutics, 11th edition, McGraw-Hill, Medical publishing division, United states of America.