Định nghĩa
Đặt ống thông (catheter) tĩnh mạch rốn là kỹ thuật dùng 1 ống thông đặt vào tĩnh mạch rốn, được tiến hành ở trẻ sơ sinh trong các trường hợp trẻ cần đặt 1 đường truyền tĩnh mạch giúp điều trị, nuôi dưỡng và theo dõi trẻ.
Chỉ định
Thiết lập đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch, tiêm thuốc, lấy máu xét nghiệm.
Thay máu
Đo áp lực tĩnh mạch trung ương.
Nuôi qua đường tĩnh mạch trong những trường hợp cần thiết
Chống chỉ định
Nhiễm trùng rốn.
Thoát vị rốn.
Viêm ruột hoại tử.
Viêm phúc mạc.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Yêu cầu đảm bảo vô trùng tuyệt đối (áo, mũ, khẩu trang, găng)
1 Bác sĩ chuyên khoa sơ sinh là người thực hiện chính
1 Điều dưỡng phụ giúp bác sĩ
Phương tiện
Lồng ấp hoặc đèn sưởi ấm để giữ ấm trẻ.
Catheter rốn số 5F -2 ống tiêm 5ml -Khoá 3 chạc.
Dung dịch Natrichlorua 0,9%
Bộ dụng cụ đặt tĩnh mạch rốn (dao mổ, kéo, 1kẹp cong không răng , 2 kẹp có răng cưa dùng để giữ 2 mép cuống rốn; kẹp kelly cong dùng để tìm và banh tĩnh mạch rốn, dây buộc rốn, chỉ khâu, kim, gạc, vải vô trùng, cốc inox nhỏ, băng dính)
Bộ đồ, găng vô khuẩn.
Dung dịch sát trùng: cồn 70 độ.
Bông, băng dính, khay hạt đậu.
Trẻ sơ sinh
Nằm lồng ấp hoặc giường sưởi ấm
Bộc lộ vùng rốn
Hồ sơ bệnh án
Bác sĩ: ghi chỉ định kỹ thuật vào hồ sơ bệnh án; tình trạng trẻ sơ sinh trước, sau đặt catheter
Điều dưỡng viên: đối chiếu trẻ sơ sinh với hồ sơ bệnh án; ghi chép ngày giờ thực hiện kỹ thuật.
Các bước tiến hành
Điều dưỡng viên (người phụ)
Bước 1: đặt trẻ vào lồng ấp, hoặc dưới đèn sưởi
Bước 2: cố định kỹ tay, chân
Bước 3 : bộc lộ phần rốn và vùng bụng xung quanh rốn
Bước 4: sát khuẩn vùng chân rốn, dây rốn và vùng bụng xung quanh rốn.
Bước 5: chọn Catheter rốn phù hợp với trẻ, nối catheter với chạc 3 và ống tiêm đã được bơm đầy Natrichlorua 0,9%.
Bác sĩ
Bước 1: trải săng vô khuẩn lên bụng trẻ, để hở vùng quanh rốn.
Bước 2: thắt một vòng chỉ lỏng quanh chân rốn
Bước 3: dùng dao (hoặc kéo) cắt bỏ 1 phần cuống rốn cách gốc khoảng 1,5 cm. Nếu cuống rốn khô thì cắt sát chân rốn
Bước 4: xác định vị trí tĩnh mạch rốn: Quan sát bề mặt cắt: tĩnh mạch rốn thành mỏng, to, méo mó, chỉ có một, thường nằm ở vị trí 12 giờ, trong khi động mạch rốn thành dày, nhỏ, tròn, có 2 động mạch. Dùng kẹp không răng gạt bỏ cục máu đông trên bề mặt tĩnh mạch rốn
Bước 5: luồn catheter vào trong tĩnh mạch hướng về phía đầu như mức đã định, hút ngược ra thấy máu, sau đó bơm 1 lượng dịch nhỏ vào. Phải đảm bảo trong bơm tiêm không có khí
Bước 6: dùng chỉ khâu cố định Catheter vào da sát chân rốn hoặc có thể thắt vòng chỉ chân rốn, cố định catheter tĩnh mạch rốn. Dán băng dính vô khuẩn.
Lưu ý:
Khoảng cách phần Catheter nằm trong tĩnh mạch rốn:
Chiều dài catherter đưa vào tĩnh mạch rốn khoảng 4-5cm với trẻ đủ tháng, ít hơn với trẻ non tháng; có thể sử dụng cách đo khoảng cách catherter tĩnh mạch rốn đưa vào trẻ bằng 2/3 chiều dài từ vai đến rốn của trẻ
Để thay máu: đưa catheter đến nơi có thể bơm và rút máu dễ dàng, không nhất thiết phải theo chiều dài đã dự tính.
Để đo áp lực tĩnh mạch trung ương: đưa Catheter vào sâu đầu catheter phải ở trên cơ hoành 0,5- 1cm (trên phim X quang)
Khi lấy máu làm xét nghiệm, rút máu ra hết chiều dài Catheter vào ống tiêm
1, sau đó lấy ống tiêm 2 tiếp tục rút đủ số máu (không vượt quá 5% lượng máu của cơ thể). Sau đó, bơm ngược máu ở ống tiêm 1 vào lại tĩnh mạch.
Thời gian lưu Catheter
Theo dõi
Các chỉ số sinh tồn khi đã được đặt catheter để điều trị
Sự lưu thông dịch trong catheter
Tình trạng tại chân rốn
Tai biến và đề phõng
Nhiễm trùng: thực hiện nguyên tắc vô khuẩn trong khi tiến hành thủ thuật và chăm sóc catheter những ngày sau
Chảy máu do tuột catheter: phải cố định chắc chắn catheter tránh tuột khỏi tĩnh mạch rốn
Tắc nghẽn hoặc tắc mạch do cục máu đông: cần chú ý lấy cục máu đông ra khỏi bề mặt tĩnh mạch rốn trước khi đưa catheter vào tĩnh mạch
Loạn nhịp tim; tăng áp lực tĩnh mạch cửa; hoại tử gan do đặt sai vị trí: đảm bảo đúng kỹ thuật, cần kiểm tra vị trí của catheter bằng chụp xquang.