Nội dung

Đau bụng hố chậu

ĐAU BỤNG HỐ CHẬU

Nghĩ đến

Viêm ruột thừa (nếu đau bên phải).

Sỏi niệu quản.

Viêm phần phụ.

U nang buồng trứng.

Chửa ngoài tử cung vỡ.

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

Đau bên phải, liên tục, xuất hiện trong vòng 24 giờ Trước đó có thể đau quanh rốn rồi mới khu trú ở hố chậu phải

Kèm theo sốt nhẹ, nôn Khám hố chậu phải ấn đau

 

 

Viêm ruột thừa cấp

 

 

Chuyển tuyến

Đau một hoặc cả 2 bên, có thể đau cả dưới rốn, kèm theo các triệu chứng và dấu hiệu của viêm phần phụ (xem phần đau dưới rốn)

 

 

Viêm phần phụ

 

Điều trị kháng sinh theo phác đồ phụ khoa

Đau 1 bên, kèm theo chậm kinh và/hoặc có ra máu âm đạo bất thường)

Thử thai nhanh bằng test nước tiểu dương tính

 

 

Thai ngoài tử cung

 

Chuyển tuyến

Đau một bên âm ỉ có lúc trội lên từng cơn ở phụ nữ Không sốt

Khám có thể sờ thấy u

 

U nang buồng trứng

 

Chuyển tuyến

 

 

Sơ bộ chẩn đoán

Đau 1 bên dữ dội từng cơn lan xuống bẹn, bộ phận sinh dục

Kèm đái buốt, đái dắt, có thể đái máu

 

Sỏi niệu quản

 

Chuyển tuyến

Chú ý chung

Khi khám, ngoài khám bụng cần chú ý thêm đến các dấu hiệu toàn thân (sốt, mạch nhanh, mạch chậm, huyết áp bất thường, da xanh, niêm mạc nhợt, phù, khó thở, dấu hiệu mất nước, vàng da, gày sút trên 5 kg, …). Những dấu hiệu này gợi ý nên chuyển viện vì thường là do những nguyên nhân phức tạp.

Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, luôn chú ý khả năng thai ngoài tử cung và cho thử thai.

Khi khám bụng, cần lưu ý xem có dấu hiệu của bụng ngoại khoa ( bụng cứng, phản ứng thành bụng) là những dấu hiệu của viêm phúc mạc, nên chuyển.

Khi khám bụng thấy khối u ở bất kỳ vị trí nào cũng chuyển viện để tìm nguyên nhân.

Các trường hợp điều trị tại chỗ (kháng sinh, thuốc chống co thắt cơ trơn, nhuận tràng,…) đều cần được đánh giá kết quả và dặn bệnh nhân khám lại khi dùng thuốc không đỡ.

Tài liệu tham khảo

Norman A., 2012. Clinical guidelines for commune health centers. KICH project

Symptoms to diagnosis – An Evidence-Based Guide, Scott D.C. Stern; Adam S Cifu, Diane Altcorn. 2010.