Nội dung

Dị tật dính khớp sọ sớm

Đại cương

Định nghĩa

Biến dạng hộp sọ bẩm sinh do dính một hay nhiều khớp sọ trong thời kì phôi thai.

Phôi thai

Sự dính khớp sọ bẩm sinh gây sự phát triển bù trừ quá mức tại các khớp sọ kế cận

Tần xuất: 0.6/1000 trẻ sanh sống

Phân loại

Dính khớp sọ không hội chứng (dính khớp sọ đơn thuần)

Khớp

Biến dạng

Tỉ lệ

Dọc giữa

Đầu hình thuyền

40 – 60%

Khớp vành 1 bên

Đầu dẹt phía trước 1 bên

20 – 30%

Khớp vành 2 bên

Đầu dẹt 2 bên

10%

Khớp Metopic

Đầu tam giác

5 – 10%

Khớp Lambda

Đầu dẹt phía sau

1 – 3%

Dính khớp sọ hội chứng: phối hợp nhiều dị tật sọ mặt, tứ chi. Có > 50 hội chứng được mô tả nhưng có 3 hội chứng chính.

Hội chứng

Đặc điểm

Tần xuất

Crouzon

Dính khớp vành 2 bên

Thiểu sản xương hàm trên

Lồi mắt

1/25.000

Apert

Như Crouzon

Dính các ngón tay 2, 3, 4

Chậm phát triển

1/100.000

Pfeiffer

Dính tất cả khớp sọ

Thiểu sản ổ mắt, xương hàm trên

Ngón tay cái, chân cái rất to

1/200.000

Nguyên nhân:

Có liên quan đến đột biến gen mã hóa sự tăng trưởng nguyên bào sợi (FGFR1, FGFR2)

Chẩn đoán

Bệnh sử

Bệnh có thể được phát hiện ngay sau sanh hoặc vài tháng sau sanh khi có sự biến dạng rõ

Triệu chứng lâm sàng

Biến dạng hộp sọ điển hình tùy theo khớp bị dính

Sờ có gờ xương tại vị trí dính khớp

Không thể bập bênh theo đường khớp

Biến dạng vùng hàm mặt, tứ chi kèm theo

Chậm phát triển tâm thần vận động nếu có kèm hội chứng

Tăng áp lực nội sọ chủ yếu gặp trong dính khớp sọ hội chứng (40%)

Dính khớp

Hình dạng đầu

Đặc điểm

Dọc giữa

Đầu hình thuyền (Scaphocephaly)

Đầu dài (Dolichocephaly)

Vòng đầu bình thường

Tăng đk trước – sau

Hẹp đk lưỡng đỉnh

Ụ trán, ụ chẩm nhô cao

Khớp vành 1 bên

Đầu dẹt 1 bên (Unilateral plagiocephaly)

Trán bên dính bị dẹt, bên đối diện thì nhô ra trước

Trần ổ mắt bên dính đẩy lên cao và xoay ngoài (dấu Harlequin)

Mũi bị lệch sang đối bên

Khớp vành 2 bên

Đầu dẹt 2 bên (Bilateral plagiocephaly) 

Đầu ngắn (Brachycephaly)

Trán dẹt, rộng sang hai bên

Giảm đk trước–sau

Tăng đk lưỡng đỉnh

Khớp Metopic

Đầu hình tam giác (Trigonocephaly)

Đầu hình tam giác với góc nhọn nhô ra trước giữa hai xương trán

Không có hai ụ trán

Khớp Lambda

Đầu dẹt phía sau (Posterior plagiocephaly)

Dẹt vùng sau chẩm

Nhô ụ trán đối bên

Tất cả các khớp

Đầu hình tháp (Oxycephaly)

Đầu nhỏ, hình tháp

Cận lâm sàng

XQ sọ

Multislice CT scan sọ tạo hình 3D là xét nghiệm quan trọng nhất

CT scan não, MRI não để đánh giá tình trạng đầu nước hay các dị tật khác của não kèm theo

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định: khám lâm sàng + CT scan sọ 3D

Chẩn đoán phân biệt

Dính khớp lambda thật sự

Tật sọ dẹt phía sau do tư thế

Rất hiếm gặp: 1/150.000 trẻ

Thường gặp

Trẻ phát triển bình thường, phát triển rõ vài tháng sau sanh

Trẻ nằm lâu một tư thế, mắc bệnh mạn tính, vẹo cổ bẩm sinh, chậm phát triển…

Vành tai và u trán cùng bên bị đẩy ra sau

Vành tai và ụ trán cùng bên bị đẩy ra trước

 

Không thay đổi theo tư thế

Cải thiện dần sau khi thay đổi tư thế nằm

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Tạo hình lại hộp sọ để điều chỉnh và phòng ngừa biến dạng thứ phát

Giải phóng yếu tố chèn ép gây cản trở sự phát triển não bộ

Phương pháp phẫu thuật: có nhiều phương pháp

Trẻ nhỏ

Cắt đường khớp bị dính qua nội soi hay mổ hở 

Cắt và kéo giãn khớp sọ bằng dụng cụ

Trẻ 6 – 9 tháng là lứa tuổi phẫu thuật tạo hình tốt nhất do xương còn mềm mại và chưa biến dạng nhiều

Trẻ lớn >9 – 12 tháng thường biến dạng khá nhiều nên cần tạo hình một phần hoặc toàn bộ hộp sọ

Chăm sóc sau mổ

Cho trẻ nằm đầu cao để giảm phù nề vùng mặt

Thuốc giảm đau liều cao, kháng sinh, chống động kinh phòng ngừa

Theo dõi

Theo dõi và điều trị biến chứng

Biến chứng sớm: rách màng cứng, dò dịch não tủy, rách xoang tĩnh mạch. Các biến chứng này hiếm gặp, thường được phát hiện và khâu lại màng cứng ngay trong mổ.

Biến chứng muộn: 

Nhiễm trùng vết mổ: cắt lọc, kháng sinh

Tụ dịch não tủy: dẫn lưu thắt lưng

Tiêu xương sọ: mổ lại

Dính khớp tái phát: mổ lại

Tái khám

Tái khám mỗi tháng/6 tháng đầu, mỗi 6 – 12 tháng tiếp theo để đánh giá yếu tố thẩm mĩ

Hình ảnh

1.Dính khớp dọc giữa.

2.Dính khớp Metopic

3.Dính khớp vành 1 bên

(Nguồn: J.T Goorich, Atlas of Plastic Neurosurgery)

Tạo hình vùng trán – ổ mắt

(Nguồn: William Cheek, Atlas of Pediatric Neurosurgery)