Nội dung

Điều kiện, quy trình, thủ tục, thẩm quyền chuyển tuyến, vận chuyển người bệnh

Điều kiện chuyển tuyến:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị.

Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.

Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và tuyến xã).

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán xác định, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:

Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;

Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến.

Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh:

Giám đốc Sở Y tế quy định đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý.

Các Giám đốc Sở Y tế thống nhất quy định đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp gianh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.

Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 nêu trên được coi là chuyển đúng tuyến. 

Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 nêu trên được coi là chuyển vượt tuyến.

Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 nêu trên nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi phải cung cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh không theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến:

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.

Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.

Thủ tục chuyển tuyến:

Thủ tục chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến:

Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người người đại diện hợp phápcủa người bệnh; 

Chuẩn bị giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định của Bộ Y tế;

Trường hợp người bệnh cấp cứu hoặc bệnh nặng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển; 

Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnhchuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;

Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người người đại diện hợp phápcủa người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.

Thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới:

Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người người đại diện hợp phápcủa người bệnh; 

Chuẩn bị giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định của Bộ Y tế;

Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnhchuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.

Mẫu giấy chuyển tuyến:

Là văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh giao cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.

Nội dung giấy chuyển viện phản ánh thông tin người bệnh chuyển tuyến, bao gồm:

Thông tin hành chính: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số thẻ BHYT…        

Lý do chuyển tuyến.

Triệu chứng lâm sàng nổi bật, các xét nghiệm cận lâm sàng.

Chẩn đoán của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh.

Hướng điều trị (đối với trường hợp chuyển từ tuyến trên về điều trị tại tuyến dưới).

Vận chuyển người bệnh

Vận chuyển người bệnh trong tình trạng cấp cứu:Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chuẩn bị các điều kiện để vận chuyển người bệnh:

Xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp;

Trang thiết bị y tế, thuốc cấp cứu sử dụng cho người bệnh (nếu cần) trong quá trình vận chuyển; 

Người hộ tống là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi, xử trí kịp thời diễn biến bệnh lý của người bệnh trong quá trình vận chuyển và vận chuyển người bệnh theo kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh; bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến. 

Vận chuyển người bệnh trong tình trạng không cấp cứu:

Căn cứ tình trạng bệnh lý của người bệnh và điều kiện thực tiễn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hướng dẫn người bệnh hoặc người người đại diện hợp phápcủa người bệnh lựa chọn hình thức, phương tiện vận chuyển phù hợp.