Siêu âm là sóng âm thanh có tần số trên 20.000 Hz. Trong điều trị thường dùng siêu âm tần số 1 và 3 MHz với tác dụng chính sóng cơ học, tăng nhiệt và sinh học. Các kỹ thuật chính: trực tiếp, qua nước, siêu âm dẫn thuốc.
Chỉ định
Giảm đau cục bộ
Giảm cơ.
Viêm mãn tính.
Xơ cứng, sẹo nông ở da.
Dẫn một số thuốc vào tổ chức cục bộ ( siêu âm dãn thuốc).
Chống chỉ định
Trực tiếp lên các u, tinh hoàn, buồng trứng, thai nhi.
Không điều trị trên tinh hoàn, tử cung đang có thai, đang hành kinh.
Trực tiếp vùng khớp ở trẻ em.
Không điều trị trên các đầu xương của trẻ em, nhất là phần sụn.
Viêm tắc mạch.
Không điều trị vùng phổi người bị lao đang tiến triển hoặc viêm hạch do lao.
Viêm da cấp.
Không điều trị vùng phổi người bệnh bị giãn phế quản.
Trực tiếp vùng chảy máu, đe dọa chảy máu.
Chuẩn bị
Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Phương tiện
Máy điều trị siêu âm cùng các phụ kiện:
Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy, kiểm tra dây đất nếu có.
Thuốc siêu âm (siêu âm dẫn thuốc), chậu nước (siêu âm qua nước) nếu cần.
Kiểm tra tần phát siêu âm theo quy định (giọt nước)
Người bệnh
Giải thích cho người
Tư thế người bệnh phải thoái mái: nằm hoặc ngồi.
Bộc lộ và kiểm tra vùng da điều trị.
Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị chuyên khoa.
Các bước tiến hành
Đặt các thông số kỹ thuật và cách điều trị theo chỉ định.
Chọn gel thuốc theo chỉ định và tiến hành điều trị.
Hết giờ tắt máy (bằng tay hoặc tự động).
Kiểm tra vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.
Theo dõi
Cảm giác và phản ứng người bệnh.
Họat động của máy.
Tai biến và xử trí
Điện giật: Tắt máy và xử trí theo quy định.
Dự ứng tại chỗ: Xử trí theo phác đồ