Nội dung

Điều trị chứng giật cơ mí mắt  bằng tiêm botulinum toxin a (dysport, botox…) 

 

Định nghĩa

Chứng giật cơ mí mắt là một dạng loạn trương lực cơ khu trú của các cơ vòng mi (Orbicularis oculi). Biểu hiện lâm sàng là các động tác giật mí mắt tự động, không báo trước của các cơ vòng mi.

Khi bệnh tiến triển nặng các cơ vòng mi co rút làm người bệnh khó mở mắt dẫn đến mù chức năng.

Tiêm Botulinum toxin A tại chỗ là phương pháp điều trị đã được chứng minh là có hiệu quả.

Chỉ định

Điều trị chứng giật cơ mí mắt đã ảnh hưởng nhiều đến chức năng nhìn và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Chống chỉ định

Dị ứng với các thành phần của thuốc.

Chuẩn bị

Người thực hiện

01 bác sĩ và 01 điều dưỡng.                                

Phương tiện, dụng cụ, thuốc

Phương tiện, dụng cụ

Bơm tiêm 5ml kèm kim x 1 cái.

Bơm tiêm 1ml kèm kim x 1 cái.

Bộ dụng cụ sát trùng: bông, cồn, găng tay vô khuẩn.

Thuốc

Thuốc: Disport 500 đv x 1 lọ.

Nước muối sinh lý 9o/oo x  1 chai 100ml.

Người bệnh

Giải thích kỹ cho người bệnh về mục tiêu và cách tiến hành quy trình kỹ thuật.

Hồ sơ bệnh án

Ghi chép hồ sơ bệnh án với các trường hợp người bệnh nội trú. Ghi sổ thủ thuật và sổ y bạ với người bệnh ngoại trú.

Các bước tiến hành

Chọn các cơ để tiêm

Cơ Orbicularis Orculi mi trên và mi dưới.

Hai điểm ở mi trên và hai điểm ở mi dưới.

Chuẩn bị người bệnh

Đặt người bệnh ở tư thế nằm. Sát trùng da ở vị trí các cơ cần tiêm.

Pha thuốc

Độ pha loãng: pha 2,5ml nước muối sinh lý 9 o/oo vào lọ Disport 500 đv.

Liều lượng thuốc và cách tiêm

Liều lượng và vị trí tiêm: theo sơ đồ trên.

Đường tiêm: tiêm dưới da.

Theo dõi

Kiểm tra vết tiêm nếu chảy máu cần ép bằng bông vô khuẩn.

Theo dõi chung: mạch, huyết áp.

Theo dõi các biểu hiện dị ứng, sốc phản vệ.

Tai biến và xử trí

Sụp mi

Là biến chứng thường gặp và tạm thời, tự khỏi sau vài tuần.

Dự phòng: tránh tiêm vào vị trí bám của cơ nâng mi trên.

Tụ máu dưới da mí mắt

Cũng là biến chứng hay gặp, tự khỏi sau vài ngày. Sau tiêm dùng bông ép nhẹ mi mắt ở vị trí tiêm để không gây chảy máu và tụ máu.

Tài liệu tham khảo

Carlo Colosimo, Dorina Tiple and Alfredo Berardelli (2009): Treatment of belpharospasm. Manual of Botilinum Toxin therapy. Cambrige Medicine, 

49 – 52.

Calace P, Cortese G, Piscopo R (2003): Treatment of belpharospasm with Botilinum toxin A. Eur J Ophthamol. 13, 331 – 336.

Francisco G.E (2004): Botilinum Toxin – dosing and dilution. Am J Phys Med Rehabil. 83, 530 – 537.