Nội dung

Đo áp lực bàng quang ở người bệnh nhi

 

Đại cương

Đánh giá chức năng cơ bàng quang

Đánh giá chức năng cơ thắt ngoài của bàng quang và cụ thể hơn cho việc khám sự rối loạn giữa cơ bàng quang và cơ thắt bàng quang.

Chỉ định

Trẻ bị rối loạn tiểu tiện: tiểu són, tiểu gấp, tiểu không tự chủ.

Chống chỉ định 

Cân nhắc khi người bệnh uống các loại thuốc ảnh hưởng tới chức năng bàng quang.

Nhiễm trùng tiểu: sốt, tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu hôi, đục …

Chuẩn bị

Người thực hiện:

Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đã được đào tạo

Phương tiện 

Máy đo áp lực bàng quang + điện cực

1 chai NaCl 0,9% 500 ml pha xanh methylen (1)

1 chai Nacl 0,9% 500 ml không pha xanh methylen (2)

Bơm tiêm 10ml, 20ml

Cồn Iode

Băng dính y tế

1 sonde tiểu (hai đầu ra)

1 sonde hậu môn

1 khay hạt đậu

Gel bôi trơn

Găng tay vô trùng

Xanh Methylen  vô trùng

Cốc đựng 1000 ml (có vạch đo)

Người bệnh

Người bệnh phải được làm rỗng đại tràng trước khi đo áp lực bàng quang

Rửa sạch bộ phận sinh dục

Điều dưỡng kiểm tra mạch, nhiệt độ

Yêu cầu trẻ (trẻ lớn) khi thấy khó chịu (căng bàng quang, tức bàng quang hoặc đau) hoặc có cảm giác mót tiểu thì phải báo lên.

Hồ sơ bệnh án 

Có chỉ định của bác sĩ điều trị, Phiếu đánh giá kết quả

Các bước tiến hành

Bộc lộ từ phần hông trở xuống

Sát trùng bộ phận sinh dục bằng cồn iốt

Đặt catheter bàng quang (đầu xanh nước biển: nối với chai dịch truyền; Xanh lá cây: đóng kín) dẫn lưu hết nước trong bàng quang.

Đặt catheter khác đặt vào trực tràng để đo áp lực ổ bụng khi bàng quang đầy. 

Đặt điện cực:đo chức năng cơ vùng tầng sinh môn.

+ Hai điện cực gắn ở hai bên môi lớn 

+ Một điện cực gắn ở bẹn phải

Nối ống thông tiểu với dây truyền

Mở thông 3 đường dây (dây truyền dịch (1),dây truyền dịch (2),ống thông tiểu)

Yêu cầu trẻ nhịn tiểu. Nếu trẻ có cảm giác buồn tiểu:

+ Giảm tốc độ bơm xuống 10-14 ml/ phút

+ Nói chuyện để trẻ quên, khuyến khích trẻ nhịn tiểu

Tiến hành đo: bơm dung dịch NaCl 0,9% (có pha xanh methylene) vào bàng quang. Tốc độ bơm: 10-20ml/ phút

Đo dung tích chứa và áp lực bàng quang. Người bệnh được ghi nhận cảm giác buồn tiểu, cảm giác bàng quang căng. 

Trẻ có cảm giác căng bàng quang, đau thì dừng lại kiểm tra. 

Nếu trẻ không có những cảm giác đó thì kiểm tra nước trong bàng quang có chảy ngoài ống thông tiểu không (dấu hiệu bàng quang quá đầy)

Bàng quang tiếp tục được bơm nước, ghi nhận cảm giác buồn tiểu vừa, cho đến khi trẻ buồn tiểu nhiều nhất, ghi nhận. 

Trẻ lớn: Khi buồn tiểu để trẻ tự rặn, đo áp lực 

Ngưng tiến trình đo

Lưu lại các chỉ số, làm lại lần 2

Rút nốt nước tiểu sau khi lưu lại các chỉ số – Rút ống thông tiểu.

Đánh dấu điểm bắt đầu tiểu và điểm bắt đầu giảm

Đo lượng nước trong bàng quang = chức năng chứa của bàng quang

Lau khô vùng sinh dục cho trẻ

Đưa trẻ ra và dọn dẹp dụng cụ. Rửa tay

Ghi hồ sơ: Kết quả bình thường khi

+ Thể tích nước tiểu bình thường

+ Nước tiểu tồn lưu

+ Có cảm giác buồn tiểu đầu tiên khi thể tích nước trong bàng quang 175-250ml

+ Cảm giác buồn tiểu nhiều nhất khi thể tích nước trong bàng quang 350 – 450ml

+ Lượng nước tối đa chứa trong bàng quang từ 400-500 ml

Theo dõi

Trong quá trình đo áp lực bàng quang, điều dưỡng phải để ý sắc mặt trẻ và các dấu hiệu bất thường khác.

Sau đo áp lực bàng quang, người bệnh có thể đau khi đi tiểu, nước tiểu hồng, nhiễm trùng tiểu 

Xử trí tai biến

Nếu có dấu hiệu bất thường dừng đo, cho kháng sinh dự phòng và uống nhiều nước.