Nội dung

Đo áp lực hậu môn trực tràng ở trẻ em

Định nghĩa

Đo áp lực hậu môn trực tràng là một phương tiện để định lượng chức năng của cơ thắt hậu môn trong và ngoài.

Chỉ định 

Đánh giá mất tự chủ, khiếm khuyết cơ thắt

Táo bón

Tầm soát bệnh Hirscshprung

Hội chứng đau HMTT liên quan đến áp lưc bất thường cơ thắt

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng

Chống chỉ định:

Sốc, rối loạn đông máu

Sốt, hạ thân nhiệt

Suy hô hấp

Hẹp hậu môn

Giải thích thân nhân bệnh nhi:

Mục đích của xét nghiệm

Cách thức tiến hành, theo dõi và các biến chứng có thể xảy ra (chảy máu, thủng…)

Có thể phải thực hiện xét nghiệm lại nếu cần (không đủ mẫu, không kết luận được,…)

Thủ thuật trong ngày (có thể xuất viện trong ngày) trong trường hợp không có biến chứng.

Thiết bị: 

Gồm nhiều thành phần:

Máy ghi lại các chỉ số đo được thông qua biểu đồ

Bộ phận cảm nhận áp lực : ống thông hậu môn trực tràng có 8 kênh áp lực ở đầu tận và bóng

Hệ thống bơm dẫn truyền áp lực

Ống bơm 50 ml đề tạo áp lực trong lòng trực tràng.

Kỹ thuật

Thực hiện tại phòng khám, có thể tiền mê khi cần với Midazolam 0,1 mg/kg/nhỏ mũi.

Đo áp lực hậu môn trực tràng có thể đo bởi bác sĩ hoặc điều dưỡng.

Cần 1 người chính và 1 người phụ.

Đưa đầu đo vào đường trực tràng

Sửa soạn trước khi đo

Bơm thuốc hoặc thụt tháo trước đo áp lực 2 giờ

Không cần nhịn ăn trước đo

Bệnh nhân nằm nghiêng trái, háng và gối gấp 90 độ hoặc nằm ngửa

Theo dõi sau đo áp lực.

Sau đo trẻ có thể ăn uống bình thường

Biến chứng.

Hạ thân nhiệt

Xuất huyết tiêu hóa