Đại cương
Đo thể tích ký thân là phương pháp đo dung tích toàn phổi có sử dụng buồng đo thể tích ký thân.
Chỉ định
Khi người bệnh có triệu chứng ho, khó thở, khò khè, ho kéo dài điều trị kháng sinh không kết quả.
Khi khám người bệnh nhận thấy lồng ngực hình thùng hay biến dạng lồng ngực, ran tít, ran ngáy, ran nổ.
Xét nghiệm: có giảm oxy máu, tăng CO2 máu, đa hồng cầu. X quang có hình ảnh khí phế thũng.
Theo dõi bệnh thần kinh: hội chứng Guillain-Barre, nhược cơ, viêm tủy lan lên.
Ảnh hưởng của các bệnh lý khác lên đường hô hấp: lupus ban đỏ, xơ cứng bì, tim mạch, viêm đa khớp dạng thấp..
Theo dõi hiệu quả của các phương pháp dự phòng và điều trị bệnh (vật lí trị liệu, phục hồi chức năng).
Giám định thương tật, suy giảm chức năng hô hấp (CNHH).
Theo dõi ảnh hưởng của môi trường gây bệnh phổi nghề nghiệp, của xạ trị hay của thuốc độc đến đường hô hấp.
Đánh giá chức năng hô hấp trước phẫu thuật ngực, bụng và lượng giá kết quả sau khi phẫu thuật đường hô hấp.
Tầm soát các đối tượng có nguy cơ cao: hút thuốc, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Chống chỉ định
Nhiễm trùng đường hô hấp: lao, viêm phổi.
Ho máu không rõ nguyên nhân.
Tràn khí màng phổi.
Tình trạng tim mạch không ổn định.
Nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não mới. Người bệnh không hợp tác.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa hô hấp: 01 người.
Kỹ thuật viên thành thạo về đo chức năng hô hấp: 01 người.
Phương tiện
Máy đo chức năng hô hấp loại Plethysmography.
03 bình hỗn hợp khí: (1) ni tơ + oxy + CO, (2) ni tơ + CH4 + CO; (3) oxy.
Phin lọc khuẩn cho đo chức năng hô hấp.
Người bệnh
Người bệnh được hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật đo chức năng hô hấp.
Các bước tiến hành
Kỹ thuật viên phải thực hiện chuẩn máy các buổi sáng.
Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp.
Tiếp nhận người bệnh:
Nhận phiếu yêu cầu làm CNHH với các thông số yêu cầu đặc biệt như: TLC, DLCO, SVC, FVC.
Ghi tên, tuổi, chẩn đoán vào sổ theo dõi.
Chuẩn bị người bệnh:
Ghi các chỉ số cân nặng, chiều cao ở trên cùng của phiếu yêu cầu.
Hướng dẫn người bệnh ngồi vào ghế và điền phiếu tự đánh giá trước đo CNHH.
Đánh giá các thông số trong phiếu tự điền. Hướng dẫn người bệnh xử trí khi có bất cứ yếu tố nào.
Điền thông tin người bệnh
Nhấp chọn “New Patient”.
Điền đầy đủ các thông tin: ID, tên người bệnh, ngày, giờ đo CNHH, chiều cao (điền cm vào cột cm); cân nặng (điền kg vào cột có kg), giới tính, Race (chọn asian), tên người đo, tên người đọc kết quả, tiền sử hút thuốc (bao-năm), chẩn đoán.
Nhấp chọn “Save” để lưu thông tin.
Tiến hành đo
Chuẩn bị người bệnh
Người bệnh sau khi đã hoàn tất phần điền các phiếu tự đánh giá trước khi đo CNHH, sẽ được đưa vào buồng đo CNHH.
Người bệnh được ngồi vào ghế trong buồng đo.
Điều chỉnh ghế ngồi và đầu đo phù hợp với người bệnh, sao cho lưng và cổ người bệnh thẳng.
Hướng dẫn người bệnh động tác thực hiện đo TLC, có thể yêu cầu người bệnh làm thử trước. Yêu cầu của động tác thở trong khi đo TLC: hai tay ép nhẹ hai bên má (nhằm hạn chế di động của má), thở ra, hít vào đều đặn với tần số 30-60 lần/ phút. Nhắc người bệnh tiếp tục thở ngay cả khi có cảm giác tắc ống thổi.
Kẹp mũi người bệnh.
Tiến hành đo
Nhấp “Go To” => chọn “Plethysmography”.
Nhấp chọn “Start Test” => chọn “Lung Volumes”.
Xuất hiện màn hình với thông báo nhắc “Pneumotach Offset”.
Nhắc người bệnh không ngậm ống, sau đó nhấp “OK”.
Xuất hiện màn hình nhắc tiếp theo => đóng kín cửa buồng đo cho đến khi nghe thấy hai tiếng “Cách” tương ứng với phía trên và dưới cửa buồng đo.
Yêu cầu người bệnh ngậm kín ống thổi.
Nhấp “Start” và tiến hành đo.
Yêu cầu người bệnh hít thở đều, trên màn hình xuất hiện biểu đồ nhịp thở có hình Sin. Nếu thấy biểu đồ này chưa đều có thể nhấp phím chữ “E” trên bàn phím để thực hiện lại.
Tiếp tục thở đều cho đến khi xuất hiện đường dọc đứng đứt đoạn màu xanh thì nhấp “Space bar” lần 1. Nhắc người bệnh tiếp tục thở đều cho đến khi xuất hiện trục dọc đứng đứt đoạn màu xanh thứ hai. Lúc này yêu cầu người bệnh hít vào chậm và hết sức, sau đó thở ra chậm và hết sức. Khi thấy người bệnh đã thở ra hết sức, nhắc người bệnh hít vào và bấm “Space bar” => kết thúc phép đo.
Phép đo đạt yêu cầu khi thấy đồng thời: FRC(+), VTG(+), SVC(+).
Thực hiện đo TLC 3-8 lần, khi thấy 3 kết quả có TLC không sai khác nhau quá 5% là phép đo đã hoàn tất tốt.
Chọn và in kết quả tốt nhất.
Kết thúc phép đo TLC với máy Plethysmography.
Đọc kết quả cnhh
Rối loạn thông khí (rltk) hạn chế: tlc ≤ 80%
RLTK hạn chế nhẹ: TLC: 65-80%.
RLTK hạn chế trung bình: TLC: 50-64%
RLTK hạn chế nặng: TLC
Theo dõi và xử trí
Để đảm bảo kết quả đo CNHH đạt chính xác, cần tiến hành xử trí các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả đo CNHH trước khi tiến hành đo
Stt |
Yếu tố phát hiện |
Xử trí |
1 |
Có dùng thuốc chữa khó thở trong 24 giờ trước |
Hẹn đo CNHH sau 4 giờ (từ khi dùng thuốc) khi người bệnh đã dùng các thuốc salbutamol, terbutanyl, ipratropium, theophyllin. Hẹn đo CNHH sau 12 giờ (từ khi dùng thuốc) khi người bệnh đã dùng các thuốc salmeterol, formoterol, theostat. Hẹn đo CNHH sau 24 giờ (từ khi dùng thuốc) khi người bệnh đã dùng các thuốc bambuterol. |
2 |
Đang dùng thuốc điều trị tim, đau ngực, tăng huyết áp |
Dựa theo thuốc hiện đang dùng. Cần dừng thuốc chẹn beta adrenergic trước đo CNHH ít nhất 6 giờ. |
3 |
Có đang mặc quần áo chật |
Hướng dẫn người bệnh nới lỏng quần áo trước khi đo CNHH. |
4 |
Hút thuốc lá 1 giờ trước |
Hướng dẫn người bệnh chờ, đo CNHH sau hút thuốc ít nhất 1 giờ. |
5 |
Uống rượu trong vòng 4 giờ trước |
Hướng dẫn người bệnh chờ, đo CNHH sau uống rượu ít nhất 4 giờ. |
6 |
Gắng sức mạnh 30 phút trước |
Nghỉ ngơi và đo CNHH sau 30 phút. |
7 |
Ăn quá no trong vòng 2 giờ trước |
Ngồi nghỉ, và đo CNHH sau ăn 2 giờ. |
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 1”. Nhà Xuất bản Y học (2007).
Wanger J, Clausen J.L, Coates A, et al. ‘‘ATS/ERS TASK FORCE: STANDARDISATION OF LUNG FUNCTION TESTING – Standardisation of the
measurement of lung volumes. Eur Respir J 2005; 26: 511–522
Miller MR, Crapo R, Hankinson J, et al. General considerations for lung function testing. Eur Respir J 2005; 26:153–161.
Miller MR, Hankinson J, Brusasco V, et al. Standardisation of spirometry. Eur Respir J 2005; 26: 319–338
Alfred P. Fishman, Jack A. Elias, Jay A. Fishman,”Pulmonary diseases and disorders”, 4th Mc Graw Hill company, 2008.
Dennis L. Kasper, Eugene Braunwald, Anthony S. Fauci et al”Harrison’s principle of internal medicine” 18th edition Mc Graw Hill company, 2011.
Gerald L. Baum, Jeffrey, Md. Glassroth et al”Baum’s Textbook of Pulmonary Diseases 7thedition”, Lippincott Williams & Wilkins Publishers, 2003.
Jonh F. Murray, Jay A. Nadel”Textbook of respiratory medicine 5th edition”, W.B Saunders company, 2010.