Khái niệm.
Trong đời sống cũng như trong các tài liệu tâm lí học, thuật ngữ tình cảm được sử dụng theo 2 nghĩa:
Lĩnh vực đời sống tình cảm của con người.
Thuộc tính nhân cách: tình yêu, lòng thù hận…
Lĩnh vực đời sống tình cảm của con người cũng là một chỉnh thể, bao gồm từ mức độ thấp như các rung động cho đến cảm xúc và phức tạp nhất là tình cảm. Để dễ phân biệt, thay vì gọi đời sống tình cảm, người ta thường dùng cụm từ cảm xúc, tình cảm.
Mọi hoạt động của con người đều nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định. Nếu thoả mãn nhu cầu, con người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Trái lại, nếu không được thoả mãn nhu cầu, con người cảm thấy khó chịu, bực bội, chán nản. Toàn bộ những hiện tượng: vui sướng, bực bội, chán nản… là các hiện tượng cảm xúc.
Cảm xúc, tình cảm là những hiện tượng tâm lí phản ánh mối quan hệ của sự vật hiện tượng có liên quan tới sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể.
So sánh tình cảm và nhận thức:
|
Cảm xúc, tình cảm |
Nhận thức |
Nội dung phản ánh |
Mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng với nhu cầu, động cơ |
Những thuộc tính, những mối quan hệ của sự vật hiện tượng |
Phạm vi |
Lựa chọn hơn (hẹp) |
Rộng |
Phương thức phản ánh |
Rung cảm |
Hình ảnh, biểu tượng, khái niệm |
Tính chủ thể |
Màu sắc chủ thể rõ nét |
Có phụ thuộc |
Cơ sở sinh lí của cảm xúc: có thể nói ở góc độ sinh lí, cảm xúc được điều hành và kiểm soát bởi 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch. Sự gắn bó chặt chẽ này là cơ sở cho nhiều nghiên cứu đo các phản ứng cảm xúc gián tiếp qua các chỉ số sinh lí (xem thêm phần stress).
Phân biệt cảm xúc và tình cảm:
Cảm xúc |
Tình cảm |
Quá trình |
Thuộc tính, phẩm chất của nhân cách |
Trạng thái hiện thời |
Vừa hiện thực, vừa tiềm tàng |
Có tính biến đổi |
Ổn định |
Khái quát thành tình cảm |
Thể hiện qua cảm xúc |
Có trước |
Có sau |
Kèm theo các biến đổi sinh lí |
|
Các mức độ của tình cảm.
Sắc thái cảm xúc của cảm giác:
Đây là mức độ thấp nhất của phản ánh cảm xúc, đi kèm theo cảm giác. Ví dụ, màu xanh lá cây thường gây ra trạng thái khoan khoái, nhẹ nhõm; màu đỏ kèm theo một cảm xúc rạo rực, nhức nhối.
Trong tiếng Việt: đỏ lòm, xanh lè, inh tai, nhức óc…nói lên sắc thái cảm xúc của cảm giác.
Sắc thái cảm xúc: thoáng qua, không mạnh mẽ, mang tính chất rất cụ thể, gắn liền với cảm giác nhất định và không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ.
Rung cảm:
Rung cảm là những cảm xúc ban đầu, có cường độ thấp, chưa biểu lộ rõ nét ra bên ngoài. Những rung cảm thường thoáng qua, không rõ nét và dễ mất đi, không để lại dấu vết gì: buồn thoảng qua, vui thoảng qua…
Cảm xúc:
Đây là mức độ phản ánh cao hơn, thường là sự thể hiện cụ thể, trực tiếp một tình cảm nào đó.
Cảm xúc có những đặc điểm: xẩy ra nhanh, mạnh, rõ rệt hơn so với màu sắc của cảm xúc, được chủ thể ý thức rõ nét hơn.
Trong cảm xúc cũng có một số dạng đặc biệt:
Xúc động: xúc động là dạng cảm xúc có cường độ mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn, chủ thể vẫn ý thức được song khó có khả năng làm chủ được hành vi của mình (Cả giận mất khôn – thành ngữ).
Tâm trạng: tâm trạng là một dạng cảm xúc diễn ra trong một thời gian dài, cường độ thể hiện yếu, nhiều khi chủ thể không ý thức được nguyên nhân:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn. (Xuân Diệu)
Tâm trạng là một trạng thái tâm lí (cụ thể ở đây là cảm xúc), làm nền cho các hoạt động của con người và ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của chủ thể…
Trạng thái stress cũng là một trạng thái đặc biệt của cảm xúc. Nó được xem ở góc độ là sự đáp ứng (cả về sinh lí, tâm lí và hành vi) của chủ thể đối với những tác động/tình huống gây stress. Trạng thái stress có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến các hoạt động của con người.
Tình cảm:
Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình.
Tình cảm là thuộc tính của nhân cách. Nó có các đặc điểm: ổn định, được ý thức rõ ràng.
Trong tình cảm có một dạng đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá lâu dài và được ý thức rõ ràng: sự say mê. Có say mê tích cực nhưng cũng có say mê tiêu cực thường được gọi là đam mê.
Con người có nhiều loại tình cảm khác nhau. Có thể phân chia thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao. Tình cảm cấp thấp liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu sinh lí, tình cảm cấp cao liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu xã hội của người.
Các loại tình cảm.
Tình cảm đạo đức:
Tình cảm đạo đức là những tình cảm có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức còn là sự thể hiện thái độ của con người đối với người khác, đối với xã hội và đối với trách nhiệm xã hội của bản thân.
Tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu ông bà cha mẹ…
Tình cảm trí tuệ:
Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc. Nó liên quan đến nhận thức, sáng tạo, đén sự thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người.
Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ của con người đối với các ý nghĩ, tư tưởng, các quá trình và kết quả hoạt động trí tuệ. Đó là: sự ham hiểu biết, ngạc nhiên, hoài nghi, tin tưởng…
Tình cảm thẩm mĩ:
Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái đẹp của con người. Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, con người, lao động).
Các quy luật của tình cảm.
Quy luật lây lan:
Cảm xúc, tình cảm của người này có thể được truyền, “lây” sang người khác: buồn lây, vui lây…
Tình cảm tập thể, tâm trạng tập thể, tâm trạng xã hội được hình thành theo quy luật này.
Quy luật thích ứng:
Giống như cảm giác, cảm xúc, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng, nghĩa là khi chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần thì cường độ bị suy yếu và lắng xuống (chai dạn tình cảm). Hiện tượng “xa thương, gần thường” là một trong những biểu hiện của quy luật này.
Quy luật tương phản (hay cảm ứng):
Đó là sự tác động qua lại giữa những cảm xúc trái chiều nhau: những cảm xúc âm tính lại có thể làm tăng cường độ của cảm xúc dương tính và ngược lại.
Cũng như trong cảm giác, quy luật tương phản của cảm xúc, tình cảm diễn ra theo 2 góc độ: tương phản kế tiếp và tương phản đồng thời.
Quy luật di chuyển:
Cảm xúc, tình cảm có thể được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác: “Yêu em yêu cả đường đi lối về “ hoặc: “Giận cá chém thớt; Vơ đũa cả nắm” đều là những biểu hiện của quy luật này.
Quy luật pha trộn:
Quy luật pha trộn thể hiện ở chỗ trong một loại tình cảm cùng tồn tại những cảm xúc trái dấu với nhau. Chúng không những không loại trừ nhau mà ngược lại, có thể còn diễn biến theo quy luật tương phản. Những cảm xúc yêu thương và ghen tuông có thể cùng tồn tại trong tình yêu. Không ít trường hợp càng yêu mãnh liệt, càng ghen dữ dội.
Quy luật về sự hình thành tình cảm:
Tình cảm được hình thành theo con đường tổng hợp hoá và khái quát hoá các cảm xúc cùng loại. Ví dụ, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là do các cảm xúc dương tính do cha mẹ đem lại trong suốt quá trình lớn khôn của đứa trẻ tạo thành.