Nội dung

Hồi sức sau mổ tim trẻ em: chăm sóc bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp

Dịch: BS.Nguyễn Thị Hương

Máy tạo nhịp

Tạo ra những kích thích điện lặp lại tới cơ tim để kiểm soát nhịp tim

2 loại: tạm thời, vĩnh viễn

Gồm 2 phần: máy chủ tạo nhịp và các điện cực

Máy tạo nhịp tạm thời

Phân loại:

Máy tạo nhịp đặt ngoài cơ thể xuyên qua da

Máy tạo nhịp đặt tại thượng tâm mạc

Máy tạo nhịp đặt trong lồng ngực

Máy tạo nhịp đặt tại nội tâm mạc bằng đường tĩnh mạch

Chỉ định:

Tạo nhịp như ý muốn

Kiểm soát những rối loạn về nhịp

Dự phòng

Thành phần:

Máy chủ phát nhịp

Các chuyển đạo:

Nằm ngoài cơ thể

Thượng tâm mạc

có thể đặt bằng đường tĩnh mạch hoặc xuyên thành ngực

Hệ thống tạo nhịp:

Đơn cực

Cực đôi:

Dây dẫn

Đen – cực âm, phát nhịp

Đỏ – cực dương, không phát nhịp

Cách đặt máy:

Ngoài cơ thể (external): trong trường hợp cấp cứu cần đặt ngay tại giường

Thượng tâm mạc (epicardial): được phẫu thuật viên đặt trong lúc mổ

Xuyên thành ngực (transthoracic): thường trong trường hợp cấp cứu,  sau khi đã thất bại với những biện pháp đặt  máy  tạo nhịp tạm thời khác. Phẫu thuật viên sẽ chích kim từ  mỏm mũi kiếm xuyên qua thành ngực  tới tâm thất (P) rồi luồn dây dẫn thông qua  kim tới  cơ tim.

Bằng đường tĩnh mạch (transvenous): có thể đặt ngay tai giường, tốt nhất là dưới màn huỳnh quang. Tĩnh mạch được chọn thường là tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh, hoặc tĩnh mạch cánh tay, hay tĩnh mạch đùi.

Cài đặt:

Nhịp (rate)

Không đồng bộ

Chọn trước mức nhịp mong muốn

Thường cài đặt nhịp nhanh hơn nhịp vốn có của bệnh nhân để tránh cạnh tranh

Đồng bộ (demand)

Máy chỉ đánh khi nhịp tim bệnh nhân thấp hơn nhịp tim cài đặt

Phải cài đặt độ nhạy cảm cho máy phù hợp

Độ nhạy cảm của các điện cực (sensitivity threshold)

Đơn vị mV

Cho phép máy phát hiện ra sóng R, tức là nhịp sẵn có của bệnh nhân

Đèn báo hiệu (sense indicator)

Đèn sẽ nháy sáng khi máy phát hiện ra xung R của bệnh nhân

Chỉ có ở mode đồng bộ

Ngưỡng nhạy cảm của máy

Là cường độ dòng diện nhỏ nhất của sóng R của bệnh nhân mà máy sẽ phát hiện được

Thường cài đặt nhỏ hơn 2 – 3 lần cường độ thực tế của sóng R

Sự phát xung:

Phát xung (output/mA):

Cường độ dòng diện máy phát ra được tính bằng mA

Cài đặt độ lớn sao cho dòng điện từ máy phát ra đủ làm cơ  tim khử cực và  co  bóp. Độ lớn này tùy thuộc vào vị trí đặt điện cực trong tim, vào  diện tiếp xúc với  cơ tim, tình trạng giảm oxy máu, toan chuyển hóa, rối loạn điện  giải hay  các  thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.

Đèn báo phát xung:

Đèn này sẽ nháy sáng mỗi khi máy đánh

Đèn sáng không đồng nghĩa với cơ tim đang co bóp.

Ngưỡng phát xung (pacing threshold)

Là cường độ dòng diện nhỏ nhất cần để máy đánh được 100% số nhịp yêu cầu.

Thường ta sẽ cài đặt ngưỡng phát xung (output) lớn gấp đôi cường độ này

Các mode tạo nhịp:

Không đồng bộ nhĩ

Khởi phát nhịp từ tâm nhĩ

Con đường dẫn truyền tương tự như sinh lý bình thường

Có thể dùng trong trường hợp máy tạo nhịp thượng tâm mạc

Có thể có cạnh tranh giữa bệnh nhân và máy

Chỉ định khi ngưng tim hoặc chậm nhịp xoang có triệu chứng

Chống chỉ định: rung nhĩ, cuồng nhĩ, hay bệnh nhân bị chậm dẫn truyền

Đồng bộ thất:

Máy sẽ phát xung khi nhịp tim của bệnh nhân thấp hơn nhịp tim đã cài đặt trước đó

Không có sự hài hòa giữa nhĩ và thất

Chỉ định: nhịp chậm xoang, block dẫn truyền, rung nhĩ, cuồng nhĩ, các thể SVT và  nhịp bộ nối

Hai buồng không đồng bộ:

Nhịp được khởi phát tới tâm nhĩ và tâm thất theo mức nhịp cụ thể đã cài đặt trước   đó, tương thích với khoảng AV cũng được cài từ trước.

Dẫn truyền bình thường qua tim

Chỉ định: ngưng tim, nhịp chậm xoang có triệu chứng, block dẫn truyền

Hai buồng đồng bộ:

Nhịp chỉ được khởi phát tới tâm nhĩ và tâm thất khi nhịp tim của bệnh nhân thấp hơn mức nhịp được cài đặt trước đó.

Dẫn truyền bình thường qua tim

Chỉ định: ngưng tim, nhịp chậm xoang có triệu chứng, block dẫn truyền

Quy trình gắn máy: đối với máy tạo nhịp thượng tâm mạc

Nối cực âm của máy với điện cực thượng tâm mạc có nhiệm vụ phát xung

Nối cực dương của máy với điện cực còn lại, thường là điện cực dưới da,  điện  cực đặt  qua kim hay điện cực dạng miếng dán

Kiểm tra lại ngưỡng nhạy cảm và ngưỡng phát xung của máy

Chọn mode tạo nhịp

Máy bắt đầu hoạt động

Tuân thủ quy trình kiểm tra, giám sát và điều chỉnh máy tạo nhịp của bệnh viện

Xử trí lỗi thường gặp:

Không kết nối được: máy không đánh khi bệnh nhân ngưng tim hay chậm nhịp tim

Lỏng chỗ nối điện cực vào máy

Máy hết pin

Đứt dây dẫn

Điện cực bị rơi ra ngoài

Máy đánh nhưng tim không co bóp: không thấy sóng P hay QRS khi máy đánh

Lỏng chỗ nối điện cực vào máy

Ngưỡng phát xung còn thấp tăng thêm

Đứt dây dẫn

Điện cực bị rơi ra ngoài

Máy hết pin

Máy không nhạy cảm: máy luôn đánh bất kể nhịp hiện tại của bệnh nhân. Điều này nguy hiểm vì dễ dẫn đến nhịp nhanh thất hoặc rung thất

Tín hiệu QRS không đúng

Thiếu máu cơ tim, xơ sợi, rối loạn điện giải, block nhánh hoặc đặt sai vị trí điện cực

Máy quá nhạy cảm: máy luôn nhận thấy sóng QRS của bệnh nhân rồi tự ức chế chính nó

Sóng P hoặc T quá cao làm máy lầm tưởng với sóng R

Co cơ nội  tại  khác  trong cơ thể: xung điện tạo ra do bệnh nhân co cơ vân, run hay  co giật cũng làm máy hiểu nhầm

Theo dõi bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp:

ECG monitor

Theo dõi huyết động

Đảm bảo máy còn hoạt động

An toàn về sử dụng điện

Cài đặt lại máy sau khi phá rung

Chăm sóc chân điện cực

Để máy ở vị trí ít va chạm, đảm bảo máy không bị chỉnh do tình cờ

Cung cấp thông tin về máy cho bệnh nhân và gia đình