Nội dung

Hồi sức sau mổ tim trẻ em: cơn cao áp phổi và cách xử trí

Dịch: BS. Nguyễn Thị Minh Hiền

Cơn cao áp phổi

Định nghĩa cao áp phổi

Cơn cao áp phổi là sự tăng đột ngột áp lực động  mạch  phổi bằng hoặc cao hơn áp lực  hệ thống, đi kèm với tình trạng giảm cung lượng tim và giảm áp lực nhĩ trái. Hiện tượng này  thường khởi  phát bởi sự gia tăng dần nhanh của áp lực động mạch phổi mà không giảm áp lực hệ thống. Dấu hiệu này cần phải được khảo sát cẩn thận và can thiệp ngay mà không để cơn cao áp phổi xảy ra. Nếu không nhận biết được hay điều trị thích hợp thì hậu quả rất nặng nề. Đây là  tình  huống đặc biệt xảy ra trên những bệnh nhân có lưu lượng shunt trái – phải cao hay tắc nghẽn đường trở  về của tĩnh mạch phổi với tình trạng tăng phản ứng của mạch máu  phổi trong các tật tim bẩm sinh  như VSD, AVSD, TAPVD, TGA + VSD, thân chung động mạch, cửa sổ phế chủ.

Yếu tố thúc đẩy

Giảm pO2 máu động mạch

Giảm pH

Toan chuyển hoá

Kích thích

Nhiễm trùng, viêm phổi

Các phương pháp can thiệp đặc biệt đòi hỏi thực hiện trên những bệnh nhân này bao gồm

Theo dõi bằng monitor

Áp lực động mạch phổi

Áp lực nhĩ trái (LA)

Áp lực nhĩ phải (RA)

Các dấu hiệu của cơn cao áp phổi (PAH)

Độ bão hoà oxy máu

Sự tăng của áp lực động mạch phổi (PAP), áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP)

Nhịp tim chậm, tụt huyết áp

Mục tiêu điều trị

Duy trì áp lực động mạch phổi thấp hơn 0,75 so với áp lực động mạch hệ thống

Duy trì PaO2 > 100 mmHg

Duy trì pH ở mức giới hạn làm tăng kháng lực mạch máu phổi (PaCO2: 35 mmHg, pH > 7.40)

Biện pháp dự phòng

Thuốc giãn cơ

An thần mạnh – Fentanyl 5–10 mcg/kg/giờ với liều nạp và liều tấn công thích hợp

Tăng thông khí với 100% FiO2 – giữ pH ở mức thấp nhất là 7.4

Tránh sử dụng áp lực dương cuối kỳ thở ra PEEP > 4

Duy trì PaCO2 mức 30 – 35 mmHg

Khởi đầu Sidenafil 1-2 mg/kg/ngày chia thành 3-4 lần trong ngày bơm qua sonde dạ dày, cho liều đầu tiên ngay sau khi vào phòng mổ

Giữ FiO2 100% khi từ phòng mổ ra, giảm dần FiO2 tuỳ theo kết quả khí  máu  động  mạch  để đạt PO2 > 100 mmHg

Xem xét sử dụng khí NO hít (nitric oxide)

Phenoxybenzamine có thể đã nên dùng trong phòng mổ, tiếp tục với liều 1 mg/kg mỗi 12  giờ

Tập vật lý trị liệu hô hấp nếu thật cần thiết và cần sử dụng an thần và bóp bóng với oxy trước. Nếu việc tập vật lý trị liệu gây cơn cao áp phổi thì cần xem lại phương pháp này

Truyền Milrinone rất tốt giúp dãn động mạch phổi

Phương pháp điều trị

Mặc dù đã giữ FiO2 100% và pH > 7.45 mà cơn cao áp phổi vẫn xảy ra, cần thực hiện các  biện pháp sau

Bóp bóng với oxygen 100%

Tăng liều an thần và giãn cơ

Cân nhắc sử dụng NO hít

Sử dụng Sildenafil hay Bosentan thông qua ống Ryle (chỉ dùng Bosentan khi chức năng  gan bình thường)

Truyền Phenoxybenzamine và/hoặc truyền Milrinone

NO là một phương pháp để lựa chọn, chỉ nên sử dụng khi các biện  pháp  khác  không hiệu  quả.  Khi được hít với oxygen, nó giúp giãn các cơ trơn của mạch máu  phổi. Tuy nhiên nó có vài tác  dụng phụ toàn thân vì nó gắn kết chặt và bất hoạt Hb trong máu.

Liều 10-80 ppm và phải theo dõi sát để điều chỉnh kịp thời vì ở nồng độ cao hơn có  thể  gây độc  cho phổi. Liều test nên ở mức 50 ppm. Nếu không đáp  ứng phải giảm liều  và cai dần  để  tránh hiện tượng rebound.

Ngưng điều trị

Nếu bệnh nhi ổn định trong 24 giờ, cần cai dần các biện pháp hỗ trợ theo từng bước sau

Cho phép giảm dần pH đến mức 7.4

Ngưng thuốc giãn cơ

Giảm dần FiO2 đến 60%

Cai dần NO

Giảm dần thuốc an thần

Ngưng Phenoxybenzamine chỉ sau khi cai máy

Tiếp tục Sildenafil và/hoặc Bosentan trong 3 tháng