HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, XỬ LÝ ĐỒ VẢI
Nội dung
Thu gom đồ vải
Cần hạn chế đụng chạm và làm khuấy động đồ vải bẩn nhằm phòng ngừa ô nhiễm chéo không khí và nhân viên xử lý. Đồ vải bẩn cần được đóng gói tại nơi sử dụng. Khi đóng gói đồ vải dính máu hay dịch cơ thể cần sử dụng kỹ thuật gói và cuộn sao cho đặt hầu hết phần máu bẩn ở giữa gói đồ vải. Phương pháp đóng gói này có tác dụng phòng ngừa ô nhiễm.
Mọi đồ vải y tế sử dụng trong bệnh viện đều được phân loại, giặt khử khuẩn theo quy định kiểm soát nhiễm khuẩn. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm cung cấp, tổ chức giao đồ vải, chiếu, ruột chăn, đệm sạch và nhận đồ vải, chiếu, ruột chăn, đệm bẩn tại khoa để khử trùng giặt là cho toàn bệnh viện.
Đồ vải của nhân viên được giặt theo quy trình riêng. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm giao đồ vải sạch và nhận đồ vải bẩn trực tiếp tại khoa cho toàn bệnh viện theo lịch. Riêng quân, tư trang cá nhân (quần áo, chăn bông…) thì phải nộp tiền theo qui định của bệnh viện.
Đóng gói đồ vải bị lây nhiễm
Đồ vải bẩn nên được đặt trong túi chống thấm để tránh rò rỉ và ô nhiễm môi trường, nhân viên vận chuyển. Một số nghiên cứu cho thấy không có khác biệt về lượng vi khuẩn có ở đồ vải sử dụng trong buồng cách ly hay trong buồng điều trị thông thường. Việc giặt lại gây tốn kém thêm; (4) Nếu có dụng cụ kim loại vô ý để trong đồ vải thì có thể gây hư hỏng máy giặt cũng như đồ vải vì đồ vải theo cách đóng gói này không được phân loại. Cần ngừng sử dụng túi 2 lớp, nhất là ngừng sử dụng túi tan trong nước nóng để tiết kiệm chi phí. Túi nilon và túi vải bạt đều không thấm nước và có thể sử dụng cho thu gom, vận chuyển đồ vải bẩn.
Khi người bệnh vào viện, sau khi vào viện sẽ được nhận cơ số đồ vải tại bàn tiếp đón cho mượn đồ vải… Khi ra viện, người bệnh trả trực tiếp tại các khoa lâm sàng.
Quá trình nằm viện, được thay đồ vải tận giường người bệnh theo lịch vào các ngày trong tuần với quần áo, chăn, drap. Nếu người bệnh muốn thay đồ vải theo yêu cầu công vụ khoa lâm sàng thay bằng cơ số dự trữ tại khoa.
Khi ra viện: người bệnh phải trả lại toàn bộ số đồ vải đã mượn tại khoa và khoa lâm sàng xác nhận đã trả quân trang để bệnh nhân thanh toán ra viện.
Quần áo công tác của nhân viên: thay 2 lần/tuần (có lịch cụ thể). Khoa HSCC, khoa Sản, khoa GMHS, khu vực cách ly được thay khi bẩn.
Quần áo người bệnh: thay 3 lần/tuần (có lịch cụ thể). khoa HSCC, khoa Sản, khoa GMHS, phòng cấp cứu các khoa lâm sàng, khu vực cách ly được thay khi bẩn.
Drap trải giường của người bệnh: thay 1 lần/tuần; Chiếu, chăn, màn thay khi ra viện hoặc thay ngay khi dính bẩn với máu, dịch cơ thể.
Vận chuyển đồ vải bẩn
Vận chuyển đồ vải bẩn có thể thực hiện bằng xe đẩy tay hoặc máng trượt. Sử dụng xe đẩy tay vẫn là một thực hành thông dụng. Xe đẩy tay nên được dùng riêng cho đồ vải sạch và bẩn để tránh nhiễm khuẩn lại những đồ vải sạch từ xe chở đồ bẩn. Có thể sử dụng máng trượt để vận chuyển đồ vải bẩn. Tuy nhiên, có nhiều bất cập liên quan tới thiết kế và sử dụng máng trượt. Bản thân máng trượt có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Phân loại đồ vải
Không nên phân loại đồ vải bẩn hoặc giũ đồ vải ở khu vực điều trị. Phân loại đồ vải bẩn làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở nhân viên nhà giặt và không khuyến khích áp dụng. Nếu bắt buộc phải phân loại thì cần tiến hành tại nhà giặt, do những nhân viên chuyên trách được đào tạo và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ như găng tay và áo choàng thực hiện.
Đồ vải được đóng gói bằng những bao túi vải có dán nhãn ghi rõ số lượng, chủng loại đồ vải, chuyên chở trên xe dành riêng chở đồ vải bẩn.
Đồ vải của người mắc bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS, viêm gan…) được để trong túi riêng, trên mỗi túi cần dán nhãn ghi rõ số lượng, chủng loại đồ vải kèm theo dấu hiệu: bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS…
Trong quá trình thu gom không được để lẫn đồ vải với các đồ dùng vật dụng khác (bông, gạc, khẩu trang…)
Nhân viên y tế khi tiếp xúc với đồ vải bẩn phải mang găng tay, tạp dề, đeo khẩu trang và rửa tay với nước và xà phòng khi kết thúc công việc.
Không đếm, phân loại đồ vải bẩn tại khoa/phòng. Không để đồ vải trực tiếp trên mặt sàn. Mọi công việc này được thực tiện tại khu tiếp nhận đồ vải bẩn của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Giặt đồ vải
Hiện nay, giặt ở nhiệt độ cao là một thực hành thông dụng ở nhiều bệnh viện. Một số điều tra cho thấy giặt và giũ bằng hoá chất ở nhiệt độ thấp có thể loại bỏ một lượng vi khuẩn tương đương với giặt ở nhiệt độ cao. ở nhiệt độ 220C, giặt thông thường có thể làm giảm lượng vi khuẩn tới 3 log và giặt bằng dung dịch chlorine nồng độ 50 – 150 phần triệu (ppm) làm giảm lượng vi khuẩn tới 6 log9. Mức độ giảm lượng vi khuẩn có ở đồ vải không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ cao. Những yếu tố khác bao gồm khuấy lắc, pha loãng, bổ sung dung dịch chlorine và quá trình làm khô đều có tác dụng hỗ trợ. Do vậy, giặt ở nhiệt độ thấp bằng các hoá chất thích hợp có thể đạt chất lượng như giặt ở nhiệt độ cao và tiết kiệm được tiền bạc, nhiên liệu.
Đồ vải sử dụng một lần
Trong các cơ sở y tế hiện nay đang phổ cập cả 2 loại: Đồ vải sử dụng lại và đồ vải sử dụng một lần. Với sự tăng trưởng kinh tế, thậm chí ngay ở các nước đang phát triển cũng có thể trang bị đồ vải sử dụng một lần. Đặc biệt là các loại đồ vải nhỏ như mũ, khẩu trang, bao chân, tã trẻ em sẽ là một gánh nặng nếu xử lý tái sinh. Chuyển sang sử dụng loại đồ vải sử dụng một lần đôi khi còn tiết kiệm hơn là sử dụng lại. Tuy nhiên, khi chuyển sang loại đồ vải sử dụng một lần cần cân nhắc về nhiều khía cạnh như giá thành, khả năng cung ứng, độ bền của đồ vải sử dụng nhiều lần, khả năng giặt đồ vải, kho lưu giữ và chi phí xử lý chất thải phát sinh do sử dụng loại đồ vải dùng một lần.
Lưu giữ đồ vải sạch
Đồ vải sạch cần được che phủ hoặc gói kín để tránh bị ô nhiễm khi vận chuyển. Nên bảo quản đồ vải trong kho tới khi phân phát cho người bệnh sử dụng.
Đồ vải bệnh viện thường bị hiểu lầm là một nguồn nhiễm khuẩn chính. Những nghiên cứu cho thấy hầu hết các vụ dịch không liên quan trực tiếp tới đồ vải bệnh viện. Nên áp dụng các phương pháp ít tốn kém và không gây hại tới môi trường. Sử dụng túi vải bạt dùng nhiều lần để đóng gói đồ vải bẩn hoặc giặt đồ vải ở nhiệt độ thấp kết hợp với các hoá chất thích hợp có thể chấp nhận được trong các sơ sở y tế.
Tài liệu tham khảo
Thông tư 18/2009/TT-BYT Hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Tài liệu đào tạo Phòng ngừa chuẩn, Bộ Y tế, 2010
Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm trong Cúm A H5N1, Bộ Y tế, 2007
Tài liệu trên các website của WHO và CDC