Nguồn Sách: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy – A Guide to management of common illnesses 7th.
Người dịch: Nguyễn Phú Lộc và CS
Bệnh nhân bị vảy nến thường đến gặp bác sĩ hơn là dược sĩ để được tư vấn. Khi lần đầu xuất hiện bệnh, bác sĩ là sự người thích hợp đầu tiên để giúp đỡ bệnh nhân và dược sĩ cần phải chuyển những trường hợp nghi ngờ và chưa được chẩn đoán vảy nến tới bác sĩ. Việc chẩn đoán không phải khi nào cũng dễ dàng và cần được khẳng định lại. Trong những trường hợp chuẩn đoán xác nhận có tính mãn tính, dược sĩ có thể đề nghị tiếp tục điều trị với các sản phẩm OTC có sẵn.
Đây là trường hợp bệnh mà dược sĩ có thể quản lý liên tục và kiểm soát bệnh và tư vấn bệnh nhân tái khám bác sĩ theo lịch hay khi có biểu hiện trầm trọng hơn. Hướng dẫn điều trị được thống nhất giữa cả bác sĩ và dược sĩ là có ý nghĩa trong trường hợp này.
Bệnh vảy nến xảy ra trên toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh khác nhau tùy theo chủng tộc. Tỷ lệ mắc phải đối với người da trắng châu Âu là 2%. Mặc dù bị ảnh hưởng của gen, nhưng các yếu tố môi trường được xem là quan trọng.
Bạn cần biết gì |
Biểu hiện Các yêu tố tâm lý Chuẩn đoán Thuốc |
Ý nghĩa của các câu hỏi và trả lời
Biểu hiện
Trong hầu hết các dạng vảy nến thông thường, có xuất hiện mảng da nổi lên, rộng, đỏ, dạng vảy trên bề mặt cơ duỗi của khuỷu tay và đầu gối (Hình 12). Vảy là đối xứng và đôi khi có một mảng xuất hiện ở trên vùng da thấp ở lưng. Da đầu là thường bị ảnh hưởng (Hình 13). Bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến gang bàn chân.
Hình 12. Vảy nến thông thường. Hình 13. Vảy nến ở da đầu
Các yêu tố tâm lý
Một số người, các vảy giữ nguyên lâu dài tại một vị trí và ít có biểu hiện thay đổi. Với những người khác, da thay đổi tệ hơn và lan ra các phần khác của cơ thể, thường khi chịu sự tác động của sự kiện gây áp lực (stress). Đặc biệt đáng lo ngại khi những người này lại phải đối mặt với áp lực do bệnh vảy nến tái phát cũng các biến chứng đột ngột của nó, càng khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
Ảnh hưởng tâm lý của việc bị bệnh mạn tính ở da như bệnh vảy nến không nên bị đánh giá thấp. Vẫn có một dấu hiệu có ý nghĩa iên kết với bệnh về da. Có thể cómột niềm tin sai lầm là cho rằng các vết phát ban có thể lây lan. Lĩnh vực thời trang và truyền thông tạo áp lực cho cá nhân phải có một cơ thể hoàn hoàn. Bệnh vảy nến có thể là nguyên nhân gây mất tự tin, ngượng ngùng và suy sụp. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có cách phản ứng khác nhau với một số người thì bị ảnh hưởng tâm lý do một số vảy nhỏ trong khi những người khác thì không thấy có vấn đề gì kể cả khi có các vảy lớn. Tại Anh, nếu cần hỗ trợ thêm về thông tin có thể truy cập trang web sau: https://www.psoriasis-association.org.uk/.
Chuẩn đoán
Chuẩn đoán vảy nến có thể khó khăn. Trong những trường hợp điển hình được mô tả ở trên, có thể chẩn đoán ngay. Ngoài ảnh hưởng lên các cơ bề mặt, vảy nến điển hình thường ảnh hưởng tới da đầu (xem trang 177). Thường các móng tay cho thấy dấu hiệu vết lõm, nó là gợi ý chẩn đoán đầy đủ. Tuy nhiên, vảy nến có thể biểu hiện với các kiểu khác nhau, có thể bị nhầm lẫn với biểu hiện của các rối loạn khác ở da. Với thể các đốm vảy nến, một vệt phát ban lan rộng từ mảng vảy nhỏ phát triển bất ngờ, ảnh hưởng trên một vùng cơ thể rộng. Đây là biểu hiện điển hình nhất ở trẻ con hoặc người trẻ tuổi và có thể khởi phát do đau họng bởi liên cầu khuẩn Streptococcus. Trong thực hành, chẩn đoán phân biệt phổ biến nhất vảy nến là với vảy phấn hồng (pityriasis rose). Với bệnh vảy phấn hồng thì bệnh tự giới hạn và ổn định dưới 8 tuần.
Vảy nến có thể biểu hiện ở mặt ngoài cơ gấp, vùng kẽ, lòng bàn tay, gang bàn chân và móng. Những chẩn đoán thay thế khác phổ biến nhất trong các trường hợp nàylànhiễm eczema hoặc nấm. 7% người bị vảy nến có biểu hiện viêm khớp, thường ảnh hưởng tới một khớp, và thường ảnh hưởng khớp tay và chân, nhưng có thể rất nặng và đồng nhất với bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thuốc điều trị
Cần phải hỏi bệnh nhân xem có dùng thuốc hàng ngày chứa lithium, thuốc chẹn beta, thuốc chống viêm non-steroid và thuốc trị sốt rét vì các thuốc này có thể làm trầm trọng bệnh vảy nển.
Quản lý bệnh
Quản lý bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ, đặc điểm và mức độ nặng của bệnh vảy nến, hiểu về các mục tiêu điều trị, khả năng của bệnh nhân dùng được các thuốc kem và liệu bệnh nhân có mang thai hay không. (Một số thuốc điều trị có thể gây quái thai). Hiển nhiên, điều đặc biệt quan trọng là bác sĩ cần cân nhắc ý kiến, mối bận tâm và mong đợi của bệnh nhân để hiểu rõ cuộc sống của họ bị tác động bởi bệnh tình như thế nào để đưa ra sựgiải thích hợp lý, thích hợp và để có sự đồng thuận với bệnh nhân về việc có cần điều trị hay không và nếu có thì điều trị như thế nào.
Thuốc bôi ngoài
Bác sĩ thường thích chỉ định các thuốc điều trị tại chỗ, thường là một thuốc làm mềm hoặc kết hợp với một liệu pháp tích cực. Thuốc làm mềm da là quan trọng để điều trị bệnh vảy nến và có thể chưa được chỉ định nhiều. Dược sĩ có thể hỏi bệnh nhân dùng thuốc từ khi nào và như thế nào.
Calcipotriol hoặc tacalcitol
Dẫn chất của Vitamin D có thể được sử dụng như calcipotriol hoặc tacalcitol. Thuốc không có mùi khó chịu hoặc gây bẩn và được dùng rộng rãi trong điều trị bệnh vảy nến mức độ trung bình tới nhẹ. Một hệ thống hệ thống y văn cho thấy hoạt lực điều trị của nó tương đương dithranol. Nếu dùng quá liều, có nguy cơ gây tăng calci huyết. Thuốc tồn tại dưới dạng thuốc bôi da đầu và thuốc mỡ.
Các steroid bôi ngoài
Các steroid bôi ngoài nên thường chỉ hạn chế dùng cho các kẽ hoặc trên da đầu. Mặc dù đem lại hiệu quả trên các mảng da của cơ thể, một lượng lớn steroid có thể được đòi hỏi theo thời gian khi tình trạng bệnh trở thành mãn tính, gây ra các tác dụng có hại nghiêm trọng (nhăn, teo da và suy tuyến vỏ thượng thận). Đồng thời, quá trình ngừng dùng steroid có thể dẫn tới sự bùng nổ nghiêm trọng bệnh vảy nến.
Có kem phối hợp betamethasone và calciptriol, thuốc có hiệu quả nhưng chỉ cho phép dùng dưới 30% bề mặt cơ thể tối da 4 tuần.
Dithranol
Dithranol là thuốc được dùng từ lâu, hiệu quả và an toàn cho bệnh vảy nến, và có sẵn các loại biệt dược dạng kem (0,1-0,2%) được dùng trong một khoảng thời gian ngắn (30 phút) mỗi ngày và cách xa thời gian dùng thuốc làm mềm. Một số người rất nhạy cảm với dithranol vì nó có thể gây kích ứng da nghiêm trọng. Thường bắt đầu dùng với nồng độ thấp và tăng từ từ liều tới liều mạnh nhất có thể chịu được của người bệnh. Người dùng nên rửa sạch tay sau khi dùng. Không nên dùng trên mặt, kẽ tay chân hay bộ phận sinh dục. Một số người không thể chịu được khi dùng thuốc này.
Phác đồ điều trị thứ cấp (second-line)
Chuyển bệnh nhân từ bác sĩ đa khoa sang bác sĩ chuyên kha da liễu có thể cần thiết khi chẩn đoán không chắc chắn hay trong các trường hợp bệnh nặng và điều trị thất bại. Phác đồ điều trị thứ cấp có thể bao gồm điều trị bằng quang tuyến hoặc liệu pháp hệ thống với methotrexate, etretinate hoặc cilcoporin (cyclosporin). Đáng tiếc, tất cả các thuốc này đều có khả năng gây tác dụng có hại nghiêm trọng. Methotrexat được chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm không ngẫu nhiên nhưng bệnh tái phát trong vòng 6 tháng ngừng thuốc. Liệu trình điều trị methotrexate lâu dài gây nguy cơ phá hủy gan. Những người không đáp ứng với quang tuyến hay liệu pháp hệ thống có thể được kê đơn các thuốc sinh học(etanercept, adalimumab hoặc ustekinumab), nó có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch gây phản ứng viêm.