Nội dung

Hướng dẫn xử lý : những bệnh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 16 tuổi

Nguồn Sách: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy – A Guide to management of common illnesses 7th.

Người dịch:   Nguyễn Phú Lộc và CS

Những vấn đề lúc trẻ còn nhỏ dễ tạo ra sự lo lắng đáng kể đối với cha mẹ. Điều này  có thể ảnh hưởng đến việc trao đổi với dược sĩ. Nếu dược sĩ có con nhỏ thì quá trình này sẽ dễ nắm bắt hơn. Dù cho các dược sĩ có hay không chắc chắn với các vấn đề của trẻ em thì phương pháp quan trọng nhất trong xử lý việc này là lắng nghe tốt, không chỉ là căn bệnh đang mắc mà còn là những bận tâm cụ thể của bố mẹ. Vì có những lúc mọi người sẽ tự cởi mở về những bận tâm của họ và cũng có những lúc cần phải hỏi thêm về mối bận tâm ấy. Chỉ khi được chia sẻ thì mới có thể thật sự giảm bớt những ngộ nhận của bố mẹ về vấn đề này và làm cho phần còn lại của buổi tư vấn với dược sĩ đạt hiệu quả hơn.

Những phát ban phổ biến ở trẻ em

Hầu hết những phát ban ở trẻ em có liên quan nhiễm virus tự giới hạn. Một trong số những phát ban này khớp với các hình ảnh lâm sàng đã được mô tả rõ (như bệnh sởi…) và cũng được mô tả sau đây. Những trường hợp khác thì khó nhận ra hơn. Chúng có thể xuất hiện như những chấm nhỏ, màu đỏ, thời gian tồn tại ngắn, bằng phẳng hoặc hơi sần (nốt sần), thường ở trên thân người. Những đốm này không bị mất đi khi đè (ban đỏ). Bệnh nàythường kết hợp với ho, cảm lạnh, tăng nhiệt độ. Những bệnh tương đối thứ yếu này xảy ra những  năm đầu đời và tự khỏi mà không cần điều trị. Bất kỳ phát ban nào trong thời thơ ấu, đặc biệt là trong năm đầu tiên, có thể điều báo động và đáng sợ đối với cha mẹ. Việc tư vấn, trấn an, giới thiệu đến các bác sĩ là rất cần thiết.

Bạn cần biết gì

Khi nào nó bắt đầu?

Nó bắt đầu ở đâu?

Nó lan rộng ra ở đâu?

Những triệu chứng khác?

Những bệnh nhiễm khuẩn

Thủy đậu

Bệnh sởi

Ban đào ở trẻ sơ sinh

Bệnh thứ năm

Bệnh sởi Đức

Viêm màng não

Phát ban mà không mất đi khi đè

Thủy đậu ( còn được biết đến là varicella)

Đây là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nó cũng có thể xảy ra ở người lớn nhưng không phổ biến. Thời gian ủ bệnh (tức thời gian giữa tiếp xúc và tiến triển việc phát ban) thường là khoảng 2 tuần (11 – 21 ngày). Đôi khi nổi ban trước một ngày và cảm thấy không khỏe vì sốt. Phát ban rất đặc trưng và khó có thể nhận ra khi mới có một vài nốt xuất hiện. Thông thường nó bắt đầu với những nốt sưng có màu đỏ rồi nhanh chóng phát triển thành những nốt phồng rộp có chứa dịch (mụn nước). Các mụn nước sau đó vỡ tạo thành những đốm vảy trong vài ngày tới. Phần lớn những đốm này xuất hiện trên thân người, mặt nhưng có thể lan ra đến màng nhầy ở miệng. Chúng có xu hướng nổi thành đám trên da cho đến 5 ngày. Chứng phát ban thường khó chịu. Một khi tất cả các đốm được đóng vảy thì những cá nhân này không còn lây bệnh được. Những tóm tắt kiến thức lâm sàng NHS khuyên rằng không nên đến trường hoặc làm việc trong 6 ngày kể từ khi xuất hiện vết phát ban lần đầu. Tất cả nhiễm trùng diễn ra trong 1 tuần nhưng nó có thể dài hơn và nghiêm trọng hơn ở người lớn. Đôi khi các đốm có thể bị nhiễm trùng sau khi gãi, vì vậy lời khuyên hữu ích là nên cắt ngắn móng tay của trẻ nhỏ để giảm thiểu nguy cơ này.

Bệnh sởi

Đây là một bệnh nhiễm trùng ít phổ biến ở các nước phát triển nhưng là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em trên quy mô lớn ở các nước đang phát triển. Vaccine kết hợp sởi quai bị, rubella (MMR) được dùng cho trẻ trong độ tuổi từ 12- 15 tháng. Năm 2006 tỷ lệ sử dụng NMR ở Anh là 85%. Tỷ lệ tiêu chuẩn là khoảng 95% . Năm 2012, ở Anh và xứ Wales, con số tạm thời xác nhận là 2030 ca mắc sởi. Nhiều trường hợp là trẻ em chưa được tiêm chủng, trong đó bao gồm các cộng đồng di cư (xem bảng 1 về bản chất và nguy cơ về các biến chứng của bệnh sởi). Tại thời điểm giới thiệu vaccine MMR thì có khoảng 86000 trường hợp mắc sởi mỗi năm.

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh khoảng 10 ngày. Phát ban sởi diễn ra trước 3 – 4 ngày với các triệu chứng lạnh, ho, viêm kết mạc và sốt. Sau 2 ngày của giai đoạn báo trước này, những đốm nhỏ màu trắng (đốm Koplik), nhìn giống như những hạt muối, có thể được nhìn thấy ở bên trong má và nướu răng. Phát ban sởi diễn ra ngay sau đó. Nó bắt đầu phía sau tai, lan ra mặt và thân. Các đốm là những mảng nhỏ, đỏ và mất đi nếu bị đè. Đôi khi có rất nhiều đốm kết hợp với nhau tạo những mảng lớn đỏ.

Trong hầu hết các trường hợp thì phát ban mất dần sau 3 ngày, cùng với lúc mà sốt dần lắng xuống. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài, ho có thể nặng hơn hoặc có thể gặp khó khăn trong việc thở hoặc đau tai thì sự chăm sóc y tế sau đó cần hướng đến những biến chứng có thể xảy ra. Trong vòng 5 ngày sau khi phát ban xuất hiện thì một số người mắc sởi có thể gây lây nhiễm.

Bảng 1: Bản chất và nguy cơ về các biến chứng của bệnh sởi

Biến chứng

Nguy cơ

Bệnh tiêu chảy

1/6

Nhiễm trùng tai

1/20

Viêm phổi/nhiễm trùng ngực

1/25

Ngất xỉu

1/200

Viêm màng não/viêm não

1/1000

Tử vong

1/2500 – 5000

Biến chứng não nghiêm trọng sau nhiều năm (viêm não xơ hóa bán cấp tiến triển)

1/8000 (với những trẻ bị sởi dưới 2 tuổi)

Nguồn: www.medinfo.co.uk.

Bệnh ban đào ở trẻ sơ sinh

Đây là bệnh nhiễm virus phổ biến nhất xảy ra trong năm đầu đời (thường từ 3 tháng đến 4 tuổi). Nó có thể bị nhầm lẫn với đợt tấn công nhẹ của bệnh sởi. Có khoảng thời gian báo trước là sốt 3 – 4 ngày, sau đó là đợt phát ban như sởi nhưng chủ yếu giới hạn ở ngực và bụng. Ngược lại với bệnh sởi thì sau khi phát ban xuất hiện thường có các dấu hiệu cải thiện và quá trình phát ban chỉ kéo dài trong khoảng 24 giờ.

Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn)

Bệnh thứ năm là một bệnh nhiễm virus khác (do parvovirus B19) mà thường ảnh hưởng đến trẻ em. Nó thường không gây khó chịu toàn thân nhưng có thể gây sốt, nhức đầu và đau khớp thì hiếm gặp hơn. Các phát ban đặc trưng bắt đầu trên mặt. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến má và xuất hiện ở những đứa trẻ đi ra ngoài gió lạnh. Bệnh thứ năm đôi khi còn được gọi là “má bị tát” vì sự xuất hiện của má bị ửng đỏ. Sau đó phát ban xuất hiện ở tay chân và thân như những đốm nhỏ màu đỏ, mất đi nếu bị đè. Các nhiễm trùng thường ngắn.

Bệnh thứ năm có thể gây nên tác dụng phụ trong thời kỳ mang thai. Nếu nhiễm trùng xảy ra trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai và nguy cơ thấp là đứa bé lớn lên sẽ bị thiếu máu.

Bệnh sởi đức (rubella)

Bệnh sởi Đức là một bệnh nhiễm virus mà thường rất nhẹ, vấn đề chính của nó là sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ bị nhiễm trùng trong giai đoạn đầu mang thai. Thời gian ủ bệnh là 12 – 23 ngày. Phát ban xảy ra trước các triệu chứng viêm nhẹ và mở rộng ra các tuyến ở mặt sau cổ. Nó thường bắt đầu trên mặt, lan rộng ra thân và tay chân. Thường thì các đốm đỏ, nhỏ, không tụ lại như trong bệnh sởi và mất đi nếu bị đè. Ở người lớn, rubella có thể liên quan đến đau khớp. Phát ban rubella kéo dài trong 3 – 5 ngày.

Viêm màng não

Viêm màng não là một nhiễm trùng rất nghiêm trọng có thể gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm. Nguyên nhân do vi khuẩn như não mô cầu, Haemophilus và nhiễm khuẩn pneumococcus thì nghiêm trọng hơn nguyên nhân do virus. Tại Anh, hiện đã có vaccine thường được dùng đối với não mô cầu C, Haemophilus influenzea B và phế cầu khuẩn. Vaccine B não mô cầu A thì sẵn có nhưng thông thường không được dùng. Não mô cầu có thể gây nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn lan rộng khắp cơ thể theo đường máu), ngoài ra còn viêm màng não đơn độc gây phát ban điển hình. Nhiễm trùng máu do não mô cầu thường biểu hiện với triệu chứng giống như cúm, diến tiến bệnh có thể xấu đi nhanh chóng (xem bảng 2). Có thể có những phát ban liên quan đến việc xuất hiện những vệt hoặc những vết bầm nhỏ màu đỏ tía (vết bầm nhỏ và lớn hơn được gọi là xuất huyết, ban xuất huyết và vết máu bầm). Những vết bầm tím không bị mất đi nếu bị đè. Những đốm sẽ bắt đầu với một vài chấm nhỏ, dần dần lan rộng thành mảng lớn hơn rồi kết hợp lại với nhau. Cốc hoặc tấm kính thủy tinh có thể dùng để kiểm tra phát ban có nghiêm trọng hay không. Một bên của cốc thủy tinh được ép vào da. Nếu các đốm là những vết bầm nhỏ của nhiễm khuẩn huyết, nó sẽ mất đi khi bị đè vào da. Bất kì sự nghi ngờ nào về tình trạng này đều phải yêu cầu sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

Bảng 2: Triệu chứng cảnh báo

Triệu chứng viêm màng não ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng viêm màng não ở trẻ em và người lớn

Nhiệt độ cao, sốt, có thể tay chân lạnh

Nhiệt độ cao, sốt, có thể tay chân lạnh

Nôn mửa hoặc bỏ ăn

Nôn mửa, đôi khi tiêu chảy

Rên rỉ the thé, khóc thút thít

Cứng cổ (không thể chạm cằm vào ngực)

Vô cảm hoặc mắt nhìn chằm chằm

Đau khớp hoặc cơ bắp, thỉnh thoảng co thắt dạ dày

Da đầy những vết loang nhợt nhạt

Không thích ánh sáng

Giảm trương lực cơ, có thể không thích được giúp đỡ, có thể cáu kỉnh.

Buồn ngủ

Khó đánh thức hoặc hôn mê

Ngất xỉu

Phần thóp (chỗ mềm) có thể căng ra hoặc lồi lên

Lẫn lộn hoặc mất phương hướng

Có thể có phát ban

Có thể có phát ban

Nguồn: Meningitis Trust website (http://www.meningitis-trust.org/). (Trên đây không phải là các triệu chứng xuất hiện cho từng trường hợp riêng lẻ. Không phải tất cả các triệu chứng đều được đề cập ở đây, có thể có những triệu chứng khác không được nhắc đến. )

Phát ban mà không mất đi khi đè

Như một quy luật chung của tất cả các phát ban mà không mất đi khi đè (kiểm tra bằng cách sử dụng cốc thủy tinh như mô tả trong bệnh viêm màng não) nên được chuyển đến bác sĩ. Những phát ban là do máu rò rỉ ra khỏi mao mạch có thể gây ra bởi một rối loạn máu. Nó có thể là dấu hiện đầu tiên của bệnh bạch cầu hoặc một tình trạng ít nghiêm trọng hơn. Việc các dấu phát ban mất đi khi đè thường không phải là một khái niệm quen thuộc với các cha mẹ. Điều quan trọng là phải giải thích ý nghĩa và đưa ra cách để cha mẹ kiểm tra nó.

Khi nào cần hỏi ý kiến

Nghi ngờ viêm màng não (xem Bảng 2)

Triệu chứng giống cúm

Nôn

Đau đầu

Cứng cổ

Phát ban

Những đốm nhỏ lan rộng hoặc những vết bầm tím mà không mất đi khi đè.

Phát ban mà không mất đi khi đè

Quản lý

Sốt

Sốt vừa phải (nhiệt độ tăng từ bình thường là 36.5ºC – 37.5 ºC lên đến 40ºC ) thường không gây hại và một số chuyên gia thì tin rằng nó có tác dụng tích cực với một số bệnh. Câu hỏi liệu rằng có hay không và khi nào thì nên dùng thuốc hạ sốt vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh luận. Viện y tế Quốc gia và chăm sóc vượt trội về những hướng dẫn bệnh sốt ở trẻ em đã đưa ra lời khuyên chống lại thói quen sử dụng thuốc hạ sốt chỉ để giảm nhiệt độ khi trẻ con không khỏe và khuyến cáo:

Paracetamol hoặc ibuprofen được xem xét khi một đứa trẻ đang sốt trong tình trạng kiệt sức, nhưng không phải với mục đích duy nhất là giảm nhiệt độ cơ thể. Khi nào thì sử dụng một trong hai thuốc cho trẻ em bị sốt:

Chỉ sử dụng nếu mà đứa trẻ ở trong tình trạng kiệt sức

Xem xét thay đổi thuốc khác nếu tình trạng của đứa trẻ không giảm bớt.

Không dùng cả 2 thuốc cùng một lúc.

Chỉ thay đổi thuốc nếu tình trạng kiệt sức vẫn còn hoặc tái diễn trước khiđến liều kế tiếp.

Bố mẹ thì thường muốn giảm nhiệt độ của trẻ khi bị sốt. Không có bằng chứng rõ ràng cho việc giảm nhiệt khi nhiệt độ tăng là có hại và làm như vậy có thể giảm sự khó chịu cùng với tình trạng kiệt sức của trẻ.

Việc lau người bằng miếng bọt biển với nước ấm được khuyến nghị như một phương pháp làm giảm sốt nhưng nó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi da gà, run rẩy và hiện tại được xem xét là nguyên nhân tiềm tàng cho sự cáu bẩn ở trẻ.

Paracetamol hoặc ibuprofen có thể được sử dụng nếu trẻ có nhiệt độ cao.

Nhiều trẻ có nhiệt độ tăng sau khi tiêm phòng. Một số chế phẩm chứa paracetamol hoặc ibuprofen có thể được sử dụng như thuốc không kê đơn (OTC) để giảm sốt sau tiêm phòng. Các sản phẩm có giấy phép khác nhau vì vậy cần phải kiểm tra nhãn.

Ngứa

Ngứa gây ra bởi phát ban ở trẻ nhỏ như thủy đậu có thể gây ra tình trạng đau nhức. Và dược sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc kem, thuốc mỡ, kem dưỡng da chống ngứa với một quan điểm đúng đắn. Kem có chứa crotamition hoặc kem dưỡngda có thể làm dịu da bị ngứa. Kem chứa calamine hay được sử dụng nhưng hiện nay người ta cho rằng dư lượng bột còn thừa trên da khô lại gây kích ứng da, làm da khô ngứa. Nếu ngứa là rất nghiêm trọng, chlorpheniramine có thể có tác dụng giảm ngứa, được dùng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và được cấp phép sử dụng như thuốc không kê đơn trong phát ban thủy đậu. Điều trị như vậycó thể khiến trẻ buồn ngủ nhưng lại hữu ích vào ban đêm. Một sản phẩm y tế có sẵn có chứa gel thẩm thấu thành phần glycerol. Chất này có tác dụng kéo lớp nước từ hạ bì đến bề mặt da tạo tác dụng làm mát da. Chưa có nghiên cứu nào công bố về hiệu quả này.