Khái niệm
Khám người bị bỏng là khám toàn diện người bị bỏng và khám tại chỗ tổn thương bỏng bằng lâm sàng để chẩn đoán diện tích, độ sâu bỏng, tiên lượng và đề ra phương pháp điều trị thích hợp.
Chỉ định
Người bị bỏng
Chống chỉ định
Không có
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa bỏng
Bác sỹ ngoại khoa được đào tạo thêm về bỏng
Bác sỹ đa khoa được đào tạo thêm về bỏng
Điều dưỡng ngoại khoa được đào tạo thêm về bỏng
Phương tiện
Dụng cụ khám toàn thân: Ống nghe; huyết áp kế; nhiệt kế; bộ dụng cụ khám tai mũi họng
Dụng cụ khám tổn thương bỏng: Nỉa, giấy quỳ, găng tay vô trùng, gạc vô trùng, thước dây.
Khám tại buồng cấp cứu hoặc buồng băng tùy tình trạng người bệnh.
Trang thiết bị cấp cứu, theo dõi người bệnh.
Người bệnh
Nằm hoặc ngồi tùy theo tình trạng người bệnh
Bộc lộ hết vùng bị bỏng
Hồ sơ bệnh án
Bệnh án chuyên khoa bỏng hoặc bệnh án ngoại khoa theo quy định chung
Có sơ đồ mô tả tổn thương bỏng
Các bước tiến hành
Việc khám, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng cần được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi người bệnh đến cơ sở y tế.
Phần hỏi bệnh (hỏi người bệnh hoặc hỏi người nhà)
Tên, tuổi, nghề nghiệp, giới, cân nặng
Thời gian bị bỏng
Tác nhân gây bỏng thời gian tiếp xúc với tác nhân gây bỏng
Hoàn cảnh, vị trí nơi bị bỏng
Xử trí tuyến trước
Tiền sử người bệnh
Loại phương tiện vận chuyển
Khám toàn thân (theo quy định chung như khám cho mọi người bệnh) lưu ý:
Khám toàn trạng
Ý thức (tỉnh, lơ mơ, vật vã, kích thích, hôn mê), da niêm mạc (tím tái, nhợt, phù nề); nhiệt độ; mồ hôi lạnh; thể trạng (béo, gầy, suy dinh dưỡng…); cân nặng…
Khám tuần hoàn
Đo mạch, huyết áp động mạch, nghe tim…
Khám hô hấp
Tình trạng khó thở, tần số nhịp thở, nghe phổi, khám mũi họng, thử giọng nói xem có bỏng đường hô hấp không…
Khám tiêu hoá
Lưỡi rêu, chất lưỡi…
Tình trạng chướng bụng, liệt ruột, chất nôn, màu sắc phân nếu có – Gan, lách…
Khám tiết niệu
Cầu bàng quang…
Đo lượng nước tiểu, màu sắc, mùi…
Các xét nghiệm
Các xét nghiệm an toàn: HIV; viêm gan B, C
Các xét nghiệm huyết học: hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, công thức bạch cầu, hematocrit, tiểu cầu, nhóm máu… Các xét nghiệm sinh hóa: urê, creatinin, glucose, điện giải đồ, SGOT, SGPT, khí máu…
Nước tiểu: protein, glucose, Hb, tỷ trọng…
Khám bỏng đường hô hấp (theo quy trình riêng).
Lưu ý:
Tiếng nói: khàn, mất tiếng, khó thở
Ho: khàn, đờm màu xanh đen xám, có rỉ máu
Mồm, họng: viêm nề, tiết dịch, đám hoại tử
Mũi: cháy lông mũi, viêm nề tiết dịch
Phổi: ran bệnh, X-quang. Soi khí, phế quản nếu có chỉ định.
Khám tổn thương bỏng, mô tả diện tích, độ sâu và tính chất tổn thương ở từng vị trí
Khám tổn thương bỏng
Nhìn (quan trọng): có nốt phỏng không, tính chất nốt phỏng, màu sắc của nền tổn thương bỏng, màu sắc của vùng da lành xung quanh, tình trạng tiết dịch của vết bỏng, tình trạng hoại tử (khô, ướt, tính chất…), các dấu hiệu khác: lộ mạch máu, thần kinh, gân, cơ, xương, khớp, các tạng…
Thực hiện các thủ thuật chẩn đoán: nhỏ thử lông, dùng gạc quệt nhẹ vùng bỏng; dùng nỉa chạm nhẹ vùng bỏng để thử cảm giác đau (không tiến hành với trẻ em), đo pH vùng bỏng.
Chẩn đoán độ sâu của bỏng:
Xác định bỏng nông, bỏng sâu
Bỏng nông (chỉ cần 1 trong 3 dấu hiệu sau đã đủ giúp chẩn đoán):
Có nốt phỏng
Nền tổn thương bỏng có màu hồng hoặc đỏ
Còn cảm giác đau vùng bỏng.
Bỏng sâu (chỉ cần 1 trong 3 dấu hiệu sau đã đủ giúp chẩn đoán):
Có hoại tử bỏng: hoại tử ướt (màu trắng bệch như thịt luộc, màu trắng xám, xanh xám khi đã có nhiễm khuẩn, phù nền gồ cao hơn vùng da lành, mềm ướt khi sờ); hoặc hoại tử khô (màu đen hoặc vàng xám, lõm hơn da lành, khô ráp khi sờ, có các dấu hiệu tắc mạch phía dưới)
Mất hoàn toàn cảm giác đau tại vùng bỏng
Có các dấu hiệu tại vùng bỏng như: lộ cơ, mạch máu, xương, khớp, gân hay các tạng khác dưới da
Xác định độ sâu bỏng theo cách chia 5 độ
Bỏng độ I: da đỏ, đau rát, phù nhẹ
Bỏng độ II: nốt phỏng vòm mỏng, dịch nốt phỏng màu vàng chanh, nền nốt phỏng màu hồng nhạt, không có rớm máu, chạm vào nền vết bỏng đau nhiều.
Bỏng độ III: nốt phỏng vòm dày, dịch nốt phỏng có thể có màu hồng, nền nốt phỏng xung huyết đỏ, có thể rớm máu, chạm vào nền vết bỏng đau.
Bỏng độ IV: hoại tử ướt màu trắng bệch, nổi cao hơn da bình thường; hoại tử khô đen xám lõm dầy cứng, có hình mạch máu dưới da bị đông tắc. Có thể rút lông ra khỏi da một cách dễ dàng hoặc dùng đầu kim nhọn chọc vào các đám tử hoại, người bệnh không thấy đau
Bỏng độ V: đến gân cơ xương khớp và các tạng ở sâu.
Tính diện tích bỏng: theo % diện tích cơ thể
Sử dụng phương pháp con số 9 ở người lớn
Đầu mặt cổ |
9% |
Thân trước |
18% |
Thân sau và 2 mông |
18% |
Một chi trên |
9% |
Một chi dưới |
18% |
Sinh dục ngoài |
1% |
Sử dụng phương pháp các con số 1, 3, 6, 9, 18 ở người lớn
1%: mu, gan bàn tay, tầng sinh môn, cổ, gáy
3%: cánh, cẳng tay, da mặt, da đầu, 1 bàn chân
6%: cẳng chân, 2 mông
9%: đùi, 1 chi trên
18%: 1 chi dưới, thân trước, thân sau (cả 2 mông)
Cách tính diện tích bỏng trẻ em dựa vào bảng
|
Phần cơ thể |
||
Tuổi |
Đầu và mặt (%) |
Hai đùi (%) |
Hai cẳng chân (%) |
1 |
17 |
13 |
10 |
5 |
13 |
16 |
11 |
10 |
10 |
18 |
12 |
Các thành phần khác của cơ thể cách tính diện tích như ở người lớn
Phương pháp bàn tay người bệnh: tương đương 1%
Cách ghi chẩn đoán bỏng
Diện tích bỏng chung (độ sâu %) – Tác nhân bỏng
Bỏng ——————————————————————— + Thời gian, bệnh kèm theo
Độ bỏng + Vị trí bỏng
Vẽ sơ đồ tổn thương kèm theo.