Nội dung

Kỹ thuật truyền hóa chất trị liệu

Đại cương

Truyền hóa chất là phương pháp đưa hóa chất vào cơ thể bằng con đường tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ác tính.

Chỉ định

Người bệnh có chỉ định truyền hóa chất điều trị

Chống chỉ định

Người bệnh không có chỉ định điều trị hóa chất

Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc

Suy tim nặng, suy tim do tăng khối lượng tuần hoàn (chỉ định tương đối)

Chuẩn bị

Người thực hiện

Điều dưỡng: có kiến thức, kỹ năng, tâm lý vững vàng và trang phục đầy đủ theo qui định.

Phương tiện

Dụng cụ vô khuẩn

Khay vô khuẩn, bơm, kim tiêm, dây truyền dịch, bông gạc, hộp đựng bông.

01 chai dịch truyền nước muối NaCl 9‰

Dịch truyền hóa chất

Dụng cụ sạch

Hộp chống sốc

Cồn 700, cồn Iode

Dây garô, kéo, băng dính, băng cuộn, nẹp cố định, gối kê tay (nếu cần)

Phiếu truyền dịch (hoặc Phiếu theo dõi điều trị và chăm sóc người bệnh)

Nilon hoặc giấy tối màu (đối với những loại hóa chất có yêu cầu tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng).

Máy đo huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm dây, nhiệt kế.

Cọc truyền, dung dịch sát khuẩn nhanh.

Dụng cụ khác

Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải theo qui định.

Dịch truyền hóa chất

Điều dưỡng nhận dịch truyền hóa chất từ nhân viên khoa Dược cần kiểm tra và đối chiếu đầy đủ thông tin.

Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi

Nhận định tình trạng bệnh nhi

Giải thích về kỹ thuật sắp làm, gia đình bệnh nhi cam kết đồng ý kỹ thuật.

Hỏi về tiền sử dị ứng hay phản ứng với thuốc/ hóa chất nào không?

Hướng dẫn bệnh nhi đi vệ sinh trước và trong khi truyền hóa chất.

Hồ sơ bệnh án

Phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

Kiểm tra người bệnh

Tình trạng bệnh nhi

Thực hiện kỹ thuật

Điều dưỡng rửa tay

Thực hiện 5 đúng

Mang 2 đôi găng tay

Sát khuẩn nắp chai dịch NaCl 9‰, dịch truyền hóa chất

Lấy nước muối NaCl 9‰ vào bơm tiêm, nắp kim, đuổi khí

Khóa dây truyền, cắm dây truyền vào chai NaCl 9‰, đuổi khí và khoá dây lại.

Chuyển dây truyền dịch từ chai NaCl 9‰ sang chai dịch truyền hóa chất.

Dùng nilon/ giấy tối màu bọc bên ngoài dây truyền dịch (nếu thuốc có yêu cầu).

Bộc lộ vùng truyền. Xác định vị trí truyền. Đặt gối kê tay, buộc garo (nếu cần).

Tháo găng cũ và thay 02 đôi găng mới.

Sát khuẩn vị trí truyền bằng 2 loại cồn, để khô da trong 15-30 giây.

Luồn kim vào lòng tĩnh mạch.

Tháo dây garo. Nối dây truyền dịch với kim truyền. Mở khóa từ từ cho dịch chảy.

Che kim bằng gạc vô khuẩn, cố định kim bằng opside vô khuẩn, cố định nẹp (nếu cần).

Điều chỉnh dịch truyền theo y lệnh và cố định kim, đặt nẹp cố định (nếu

cần).

Giúp người bệnh ở tư thế thoải mái, dặn bệnh nhi, gia đình những điều cần thiết.

Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án và phiếu truyền hóa chất.

Theo dõi

Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình truyền hóa chất, đặc biệt trong 30 phút đầu: Toàn trạng, mạch, nhiệt độ, huyết áp … và các biểu hiện: buồn nôn, đau bụng, nhức đầu …

Tai biến và xử trí

Tắc mạch

Nguyên nhân: Quá trình đuổi khí không tốt.

Đề phòng: Đuổi hết khí ở bơm kim tiêm, dây truyền dịch trước khi truyền.

Vỡ mạch

Nguyên nhân: Thành mạch yếu, vị trí truyền bị đâm kim nhiều lần.

Xử trí: rút kim và tìm vị trí khác

Vùng truyền sưng đỏ, đau, hoại tử

Nguyên nhân: Do hiện tượng hóa chất thoát mạch dưới da hoặc do chệch

ven.

Xử trí: Rút kim và truyền ở vị trí khác. Chườm lạnh tại chỗ. Chăm sóc

vùng truyền bị sưng đỏ, hoại tử như chăm sóc vết thương.

Nhiễm khuẩn

Nguyên nhân: Không đảm bảo nguyên tắc vô trùng, lưu kim lâu.

Xử trí: rút kim, điều trị nhiễm trùng.

Hạ huyết áp trong khi truyền

Nguyên nhân: Do tác dụng phụ của thuốc.

Xử trí: Ngừng ngay dịch truyền, báo bác sỹ xử trí tiếp.

Sốc

Nguyên nhân: Có thể do dị ứng với thành phần thuốc, truyền dịch quá nhanh…

Xử trí: Khóa ngay dịch truyền, xử trí theo phác đồ sốc phản vệ.

Phù phổi cấp

Nguyên nhân: Truyền nhanh một lượng thuốc và dịch vào cơ thể. Xảy ra nhiều hơn với những người bệnh có bệnh tim mạch.

Xử trí: Khóa ngay dịch truyền. Cấp cứu hô hấp: mở thông đường thở, thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy… Chuẩn bị phương tiện, thuốc cấp cứu cùng bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế. Điều dưỡng cơ bản: trang 211-222. NXB Y học, 2007.

Bộ môn ung thư trường Đại học Y Hà Nội. Bài giảng ung thư học. NXB Y học Hà Nội, 2001.

Bệnh viện K. Hướng dẫn thực hành chẩn đoán điều trị ung thư. NXB Y hoc, 1999.

Nguyễn Bá Đức. Hóa chất điều trị ung thư. Xuất bản lần thứ 2. NXB Y học Hà Nội, 2003.

Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội. Bài giảng nhi khoa, chương 7: Huyết học. Bạch cầu cấp ở trẻ em, trang: 118 – 124.NXB Y học, 2013.

Ung thư xin đừng tuyệt vọng. NXB Y học, 2009.

Hiệp hội Quốc tế chống Ung thư. Cẩm nang ung bướu học lâm sàng. Xuất bản lần thứ 6. NXB Y học, 1995.