Viêm màng ngoài tim do lao
Viêm màng ngoài tim do lao khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Bệnh có 3 biểu hiện hình thái lâm sàng: tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim co thắt và viêm màng ngoài tim co thắt – tràn dịch. Trong đó, tràn dịch màng ngoài tim thường gặp nhất.
Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán
Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của viêm màng ngoài tim (xem các phần trên)
Biểu hiện lâm sàng của lao hoạt động: sốt, thường về chiều tối, ho kéo dài, ho ra máu, ra mồ hôi trộm… và các triệu chứng tại cơ quan bị bệnh.
Chẩn đoán: có bằng chứng hoạt động của vi khuẩn lao qua bệnh phẩm dịch màng ngoài tim, mô màng ngoài tim bằng các phương pháp AFB, nuôi cấy, PCR, GeneXpert.
Điều trị và tiên lượng
Điều trị căn nguyên nhiễm lao: Hiện nay đang áp dụng phổ biến phác đồ 4 thuốc điều trị lao gồm: Rifampicin, isoniazid, pyrazinamide và ethambutol trong ít nhất 2 tháng, sau đó duy trì isoniazid và rifampicin. Tổng thời gian điều trị là 6 tháng . Rifampicin có tác dụng giảm tỷ lệ tiến triển thành VMNT co thắt từ 17-40%. Điều trị các thể của bệnh cụ thể của viêm màng ngoài tim do lao tương tự như đã nêu ở các phần trước.
Ngoài ra, hai biện pháp can thiệp khác cũng có thể cân nhắc giúp làm giảm nguy cơ tiến triển thành VMNT co thắt là tiêu sợi huyết với urokinase trong khoang màng ngoài tim và liệu pháp glucocorticoid liều cao. Sử dụng glucocorticoid trong vòng 6 tuần được chứng minh giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ xuất hiện VMNT co thắt. Tuy nhiên, không sử dụng với bệnh nhân có HIV dương tính vì tăng nguy cơ ác tính.
Phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim được đặt ra khi bệnh nhân xuất hiện VMNT co thắt và tình trạng bệnh không cải thiện hoặc xấu đi sau 4-8 tuần điều trị nội khoa với thuốc lao.
Tiên lượng: Tỷ lệ tử vong của VMNT do lao nhìn chung từ 17 – 40%, tiên lượng xấu hơn ở những bệnh nhân bị HIV kèm theo.
Khoảng 15% bệnh nhân cần chọc hút dịch màng tim nhiều lần và khoảng 10% cần phẫu thuật cắt màng ngoài tim trong 2 năm theo dõi.
Viêm mủ màng ngoài tim
Viêm mủ màng ngoài tim khá hiếm gặp, tỷ lệ chưa đến 1% các trường hợp. Nguyên nhân gây tràn mủ màng ngoài tim thường gặp là tụ cầu, liên cầu và phế cầu; thường liên quan với tổn thương viêm mủ màng phổi và viêm phổi. Với các bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc sau phẫu thuật, thường gặp căn nguyên do tụ cầu vàng (30%) và nấm (20%). Các căn nguyên khác có thể gặp: vi khuẩn kị khí đường hầu họng, não mô cầu, lao.
Triệu chứng và chẩn đoán
Nổi bật và rầm rộ là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng: sốt cao, đau ngực, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng của tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim.
Tính chất dịch màng ngoài tim:
Màu sắc: Thường có màu trắng, vàng, xanh hoặc nâu socola; đục, đặc quánh.
Sinh hóa dịch: Chỉ số đường thấp
Nuôi cấy tìm vi khuẩn, nấm, trực khuẩn lao, amip
Các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm trùng toàn thân và tổn thương ở các cơ quan khác: Công thức máu, máu lắng, CRP, cấy máu, XQ/CLVT phổi, siêu âm ổ bụng…
Điều trị
Viêm mủ màng ngoài tim có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị; ngược lại, nếu điều trị tích cực, có đến 85% các trường hợp hồi phục tương đối tốt.
Dẫn lưu màng ngoài tim là điều bắt buộc, càng sớm càng tốt. Cân nhắc mở màng tim và bơm rửa theo đường dưới mũi ức.
Liệu pháp kháng sinh đường tĩnh mạch theo kinh nghiệm cho đến khi có bằng chứng vi khuẩn học.
Phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim được chỉ định trong các trường hợp có dày dính màng ngoài tim, tràn mủ màng ngoài tim tái phát kèm theo có ép tim, nhiễm trùng dai dẳng và tiến triển đến VMNT co thắt.
Viêm màng ngoài tim do nấm
Viêm màng ngoài tim do nấm thường là nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (điều trị thuốc ức chế miễn dịch, HIV/AIDS). Tác nhân gây bệnh là các loại nấm thường gặp (Histoplasma, Coccidioides), nấm cơ hội không thường gặp (Candida, Aspergillus, Blastomyces) và bán nấm (Nocardia, Actinomyces).
Lâm sàng và chẩn đoán
Biểu hiện viêm màng ngoài tim do nấm có thể giống với do lao. Các xét nghiệm dịch màng tim: Nhuộm soi, nuôi cấy và sinh thiết màng tim là cần thiết để chẩn đoán.
Điều trị
Thuốc chống nấm: Fluconazole, ketoconazole, itraconazole, amphotericin B.
NSAIDs chỉ định để điều trị triệu chứng.
Sulphonamides được dùng trong điều trị nhiễm Nocardia. Phối hợp 3 kháng sinh trong đó có penicillin được chỉ định trong điều trị Actinomyces.
Viêm màng ngoài tim do amip
Viêm màng ngoài tim do Amip (Entamoeba histolytica) xảy ra chủ yếu ở vùng có dịch tễ và ở bệnh nhân du lịch đến vùng có amip (thường xuất hiện nhiều năm sau khi phơi nhiễm với Amip). Amip thường từ áp xe gan phải hoặc áp xe phổi. Nguy cơ tử vong cao, đặc biệt khi chẩn đoán muộn hoặc bỏ qua chẩn đoán.
Biểu hiện lâm sàng
Có 2 thể:
Thể gan:Khối áp xe gần màng ngoài tim, chưa vỡ, gây phản ứng viêm màng tim, có thể nghe thấy tiếng cọ màng tim, tràn dịch màng tim không mủ.
Thể tim:Áp xe gan vỡ vào màng tim dẫn đến viêm mủ màng tim. Khởi phát có thể cấp tính với sốc và tử vong trong thời gian ngắn hoặc có thể từ từ với dấu hiệu của ép tim do tràn dịch màng tim.
Chẩn đoán
Thường khó khăn, do bệnh cảnh không rõ ràng, hay lẫn với các triệu chứng ở gan.
Nên nghi ngờ viêm màng ngoài tim do amip ở bệnh nhân tràn mủ màng tim, kèm các biểu hiện của áp xe gan nghi do amip.
Chẩn đoán xác định khi: Chọc hút dịch màng tim (điển hình là dịch mủ sôcôla), nuôi cấy và test huyết thanh dương tính với amip.
Điều trị
Thể gan: Điều trị áp xe gan sẽ khỏi viêm màng tim.
Thể tim: Dẫn lưu màng tim và điều trị kháng amip, kháng sinh metronidazole hoặc tinidazole.
Hội chứng màng ngoài tim sau tổn thương tim
Hội chứng màng ngoài tim sau tổn thương tim (hay gọi tắt là hội chứng sau tổn thương ba hình thái lâm sàng:
Hội chứng sau mở màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim sau chấn thương tim
Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim
Hội chứng sau tổn thương tim
Viêm màng ngoài tim sau tổn thương tim
Triệu chứng:
Đau ngực kiểu màng (đau chói, tăng lên khi hít vào, ho, thay đổi tư thế), kèm theo sốt. Nghe tim có tiếng cọ màng ngoài tim.
Tăng các marker viêm
Điện tâm đồ: ST chênh lên kiểu cong lõm, đoạn PR chênh xuống; chuyển đạo aVR, hình ảnh của ST và aVR ngược lại.
Có thể kèm theo tràn dịch màng ngoài tim và tràn dịch màng phổi, viêm phổi.
Chẩn đoán:
Tiền sử có tổn thương tim kèm theo có ít nhất 2 trong 5 tiêu chuẩn sau (theo ESC 2015):
Sốt mà không có nguyên nhân khác
Đau ngực kiểu màng tim
Tiếng cọ màng tim hoặc phổi
Bằng chứng của tràn dịch màng ngoài tim với CRP tăng
Bằng chứng của tràn dịch màng phổi với CRP tăng
Điều trị:
Nếu có biểu hiện viêm rõ, điều trị như viêm màng ngoài tim cấp với thuốc NSAID và colchicine trong thời gian 3 – 4 tuần. Nếu không có bằng chứng của viêm thì không nên sử dụng vì nguy cơ tăng tác dụng phụ liên quan đến NSAID.
Dự phòng:
Colchicine được khuyến cáo cân nhắc sử dụng sau phẫu thuật tim với mục đích ngăn ngừa sự xuất hiện của hội chứng sau mở màng ngoài tim. Với liều 0,5 mg/24 giờ với bệnh nhân ≤ 70 kg hoặc 0,5 mg 2 lần/24 giờ nếu > 70 kg, trong vòng 1 tháng sau khi phẫu thuật tim nếu không có chống chỉ định và bệnh nhân dung nạp tốt. Cần chú ý các tác dụng phụ,đặc biệt là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của colchicine.
Tràn dịch màng ngoài tim sau phẫu thuật tim
Tràn dịch màng ngoài tim là tình trạng khá phổ biến sau phẫu thuật tim, thường biến mất trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp tồn lại lâu hơn và có thể nguy hiểm. Khoảng 22% bệnh nhân không có triệu chứng trên lâm sàng. Chẩn đoán xác định (bold) bằng sự tồn lại của dịch màng ngoài tim sau phẫu thuật tim, mức độ tràn dịch đánh giá như trong mục 6.
Điều trị: Dẫn lưu dịch màng ngoài tim nếu có ép tim. NSAID không có vai trò nếu không có bằng chứng của viêm màng ngoài tim cấp kèm theo. Dự phòng bằng colchicine sau phẫu thuật tim giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của hội chứng sau mở màng ngoài tim (xem liều trong phần a).
Tiên lượng: thường tốt đối với các trường hợp tràn dịch nhẹ; tràn dịch vừa đến nhiều chiếm khoảng 1/3 số trường hợp và 10% có thể tiến triển đến ép tim sau 1 tháng phẫu thuật. Nếu tình trạng ép tim xảy ra ngay trong những giờ đầu tiên sau phẫu thuật thường do chảy máu trong khoang màng ngoài tim, tình huống này bắt buộc phải phẫu thuật lại.
Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim
Biểu hiện lâm sàng
Có hai dạng viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim:
Viêm màng ngoài tim sớm xảy ra trong vòng 1 tuần đầu ở 20 % bệnh nhân nhồi máu cơ tim xuyên thành. Nguyên nhân là do tình trạng viêm màng tim gần vùng cơ tim bị nhồi máu, thường gặp khi vùng nhồi máu cơ tim xuyên thành lớn.
Viêm màng ngoài tim muộn (hội chứng Dressler) : Ít phổ biến hơn, xảy ra ở tuần thứ 2 đến vài tháng sau nhồi máu, do phản ứng tự miễn dịch muộn, giống với hội chứng sau mở màng tim. Viêm màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim không phải yếu tố tiên lượng xấu.
Điều trị
Điều trị triệu chứng: Nên tránh sử dụng liệu pháp chống viêm trong vòng 7-10 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp. Nếu bệnh nhân đau nhiều có thể tạm dùng các thuốc giảm đau nhóm acetaminophen. Nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc vẫn còn triệu chứng dai dẳng thì có thể cho aspirin 650 mg mỗi 6 đến 8 giờ . Hiện tại không đủ bằng chứng về việc sử dụng colchicine phối hợp trong trường hợp này.. Chọc hút hoặc dẫn lưu màng tim nếu có chèn ép tim.
Bệnh màng ngoài tim do dưỡng chấp
Tràn dịch dưỡng chấp màng tim thường thứ phát do tổn thương ống ngực và thường đi kèm tràn dịch dưỡng chấp màng phổi. Tràn dịch dưỡng chấp màng ngoài tim nguyên phát hiếm gặp và là chẩn đoán loại trừ.
Triệu chứng và chẩn đoán
Biểu hiện của căn nguyên: chấn thương hoặc phẫu thuật vùng ngực trước đó, bệnh lý ác tính (u lympho, bệnh bạch cầu, ung thư phổi, ung thư trung…), bệnh lý không ác tính (các khối u lành tính, lao, chiếu xạ vùng ngực, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên…).
Các biểu hiện bệnh: Viêm màng ngoài tim cấp, tràn dịch màng ngoài tim có ép tim, viêm màng ngoài tim co thắt. Bệnh cảnh lâm sàng trong từng thể bệnh như đã trình bày ở trên.
Tính chất dịch màng tim:
Màu trắng sữa hoặc trắng đục
Các chỉ số lipid dịch: Triglycerid > 500 mg/dl (> 5,56 mmol/l). Tỷ lệ cholesterol/triglycerid
Nuôi cấy âm tính
Lympho bào chiếm ưu thế, thường từ vài trăm đến vài nghìn/ml Điện giải tương tự như trong huyết tương, protein thường trên 30g/l. Chụp cắt lớp vi tính (đa dãy) hệ bạch huyết có cản quang có thể xác định được tổn thương hoặc tắc nghẽn của ống ngực.
Điều trị
Điều trị ban đầu tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân có triệu chứng của ép tim hay không.
Nếu bệnh nhân không có chỉ định dẫn lưu dịch khẩn cấp hay các triệu chứng của ép tim thì có thể điều trị ban đầu bằng: Thay đổi chế độ ăn (giảm mỡ, tăng’ chất béo chuỗi trung bình) và có thể dùng Octreotide (100 ^g x 3 lần/24h, tiêm dưới da trong 2 tuần) với cơ chế giảm sản xuất bạch huyết và giảm tốc độ dòng chảy của ống ngực.
Nếu bệnh nhân có triệu chứng của VMNT cấp, ép tim, VMNT co thắt hoặc mất lượng lớn dưỡng trấp hàng ngày (> 500 ml/24h trong 5 ngày) cần điều trị hết sức tích cực bằng dẫn lưu, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, bù dịch và điện giải. Tuy nhiên, phương pháp này thường thất bại với tổn thương thứ phát do u bạch huyết bẩm sinh.
Với bệnh nhân tràn dịch dai dẳng, kém đáp ứng với điều trị nội khoa cần cân nhắc chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa tình trạng tràn dịch nặng hơn dẫn đến ép tim. Phẫu thuật bao gồm thắt ống ngực và các nhánh phụ, sau đó là cắt bỏ màng ngoài tim.
Bệnh màng ngoài tim do nguyên nhân tự miễn
Bệnh màng ngoài tim tự miễn có thể là biểu hiện của Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm nút quanh động mạch.
Viêm màng tim có thể kèm tràn dịch hoặc không. Cần chẩn đoán phân biệt các bệnh tự miễn ở bệnh nhân có biểu hiện của viêm màng tim lành tính không rõ nguyên nhân.
Viêm màng ngoài tim hiếm khi là biểu hiện ban đầu của bệnh hệ thống. Chèn ép tim và viêm màng ngoài tim co thắt có thể xảy ra nhưng hiếm.
Viêm màng ngoài tim hạt là biến chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp, dẫn đến tràn dịch màng tim, đôi khi gây biến chứng viêm màng ngoài tim co thắt.
Điều trị: Phụ thuộc vào triệu chứng, khi không có triệu chứng thì điều trị bệnh lý hệ thống nền là chính. Nếu có dấu hiệu ép tim thì nên chọc hút màng tim. Hầu hết các triệu chứng viêm màng ngoài tim sẽ đáp ứng với NSAIDs và Colchicine.
Bệnh màng tim do ung thư
Nguyên nhân
Thường thứ phát từ ung thư của phế quản, vú, hệ lympho, lơ xê mi, ung thư hắc tố… di căn đến màng tim. U nguyên phát của màng tim là hiếm và thường là u trung biểu mô do phơi nhiễm với amiăng.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tràn dịch màng ngoài tim tái phát nhiều lần với các mức độ từ ít đến nhiều, kèm theo nguy cơ xảy ra ép tim. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ác tính
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên xác nhận có sự thâm nhiễm ác tính trong màng ngoài tim.
Chú lưu ý, khoảng 2/3 số bệnh nhân bị ung thư có tràn dịch màng ngoài tim là do các căn nguyên không ác tính như: Viêm màng ngoài tim do xạ trị hoặc các liệu pháp điều trị khác, các nhiễm trùng cơ hội…
Điều trị
Phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư, tình trạng của bệnh nhân và biểu hiện của chèn ép tim. Biểu hiện bệnh màng tim thường ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư nguyên phát.
Điều trị bệnh màng tim do ung thư chủ yếu là điều trị triệu chứng, bên cạnh điều trị bệnh lý ung thư.
Chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim với hai mục đích: giải chèn ép và lấy dịch làm xét nghiệm.
Các trường hợp không thể chọc hút bằng ống thông thì có thể mở màng tim tối thiểu dưới xương ức để dẫn lưu dịch màng tim.
Phẫu thuật mở màng tim qua đường mở ngực bên trái áp dụng cho bệnh nhân có tiên lượng bệnh lý nền tốt hơn và có khả năng đáp ứng với hóa chất hoặc xạ trị.
Tạo cửa sổ màng tim màng phổi bằng bóng qua da cho phép dẫn lưu dịch từ màng tim ra màng phổi, được áp dụng điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân có thời gian sống còn ít.
Tiêm vào màng tim các thuốc kìm tế bào hoặc xơ hóa được sử dụng để ngăn ngừa tái phát của tràn dịch màng tim mức độ nhiều.
Thuốc tiêm vào màng tim phụ thuộc vào loại khối u: Cisplatin trong ung thư phổi, thiotepa trong ung thư vú, tetracycline là thuốc gây xơ hóa màng ngoài tim có hiệu quả ở khoảng 85% các trường hợp, nhưng có nhiều tác dụng phụ như sốt, đau ngực, rối loạn nhịp nhĩ và co thắt màng tim.
Viêm màng ngoài tim do tia xạ
Thường xảy ra sau điều trị tia xạ vào vùng ngực như điều trị u lympho và ung thư vú. Tỷ lệ viêm màng tim phụ thuộc vào trường chiếu, liều chiếu, thời gian điều trị.
Ngoài ra tia xạ cũng có thể gây bệnh cơ tim hoặc xơ vữa mạch vành sớm. Biểu hiện lâm sàng của viêm màng ngoài tim có thể xảy ra trong hoặc thời gian ngắn sau xạ trị, nhưng thường là sau khoảng 1-2 năm, với các biểu hiện của viêm màng tim kèm theo tràn dịch màng tim các mức độ.
Điều trị tương tự như trong phần viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng ngoài tim.Với những bệnh nhân xuất hiện tình trạng co thắt nặng cần phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim. Tỷ lệ tử vong trong phẫu thuật khá cao và tỷ lệ sống sau 5 năm thường không quá 1%, chủ yếu do xơ hóa cơ tim và dày lá tạng màng tim.
Viêm màng ngoài tim do thuốc và nhiễm độc
Nguyên nhân
Phản ứng màng tim với thuốc và nhiễm độc là hiếm. Viêm màng ngoài tim có thể là hội chứng giống lupus (gặp ở các thuốc như hydralazine, isoniazid, procainamide, methyldopa, reserpine), phản ứng dị ứng (sodium cromoglicate, penicillin, streptomycin), phản ứng huyết thanh, nọc độc.
Điều trị
Loại bỏ nguyên nhân, ngừng ngay thuốc đang dùng nghi gây phản ứng màng ngoài tim và điều trị triệu chứng.
Tràn dịch màng tim do suy giáp nặng
Biểu hiện và chẩn đoán
Tràn dịch màng tim gặp ở khoảng 5 – 30% số bệnh nhân suy giáp, thường không gây ép tim cấp.
Chẩn đoán dựa vào: Tràn dịch màng tim có thể vừa – nhiều nhưng thường không có triệu chứng, kèm theo nhịp tim chậm và các triệu chứng khác của suy giáp. Xét nghiệm có tình trạng suy giáp (TSH tăng, Nồng độ hormone tuyến giáp giảm).
Điều trị
Bổ sung hormone tuyến giáp thay thế là biện pháp điều trị đơn giản, hiệu quả Chọc hút dịch màng tim nếu số lượng nhiều và có ép tim.
Viêm màng ngoài tim ở bệnh thận mạn
Ure máu cao (thường > 22 mmol/ L ) tạo ra các sợi huyết, thường gây viêm xuất huyết có thể dẫn đến ép tim, một vài trường hợp gây co thắt màng tim. Đặc điểm đáng chú ý của viêm màng ngoài tim do ure máu cao là: Tỷ lệ đau ngực điển hình kiểu màng tim thấp hơn và ít khi có biến đổi điện tâm đồ điển hình.
V iêm màng tim do urê máu cao xảy ra trước hoăc trong vòng 8 tuần từ khi bệnh nhân bắt đầu lọc máu. Thường sẽ đáp ứng với lọc màng bụng hoặc chạy thận , n ên chạy thận không heparin để tránh tràn máu màng tim.
Viêm màng ngoài tim liên quan đến chạy thận gặp ở các bệnh nhân đã lọc máu ổn định trên 8 tuần. T hư ờng sẽ đáp ứng với lọc máu tăng cường. Những bệnh nhân không đáp ứng sẽ phải mổ dẫn lưu màng tim.
Điều trị nội khoa phối hợp: NSAIDs hoặc glucocorticoid (đường toàn thân hoặc trong màng tim) có thể xem xét khi chạy thận tích cực không hiệu quả. Colchicine chống chỉ định ở bệnh nhân có mức lọc cầu thận
Viêm màng ngoài tim trong thấp tim cấp
Viêm tim do thấp (hay còn gọi là thấp tim) thường xuất hiện trong bệnh cảnh của thấp tim cấp, bao gồm các hình thái tổn thương: Viêm màng ngoài tim, viêm nội mạc cơ tim, viêm cơ tim và viêm các van tim. Trong đó, viêm màng ngoài tim gặp ở xấp xỉ 15% các trường hợp sốt thấp cấp với triệu chứng đau ngực kèm theo tiếng cọ màng ngoài tim. Cũng có những trường hợp viêm màng ngoài tim thầm lặng, tự khỏi và không để lại di chứng. Tình trạng ép tim rất hiếm khi xảy ra.
Chẩn đoán và điều trị : xem cụ thể trong mục 2. Thấp tim cấp – Chương VI. Bệnh van tim.
Bệnh màng ngoài tim ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi
Tràn dịch màng tim ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi xuất hiện ở khoảng 25 30% số bệnh nhân, thường số lượng dịch ít, ít khi ảnh hưởng đến huyết động.
Cơ chế tràn dịch màng ngoài tim trong tăng áp động mạch phổi là do tăng áp lực thất phải, nhĩ phải và các tĩnh mạch tim nhỏ, tĩnh mạch xoang vành đổ về tim phải lam tăng áp lực lọc, tắc nghẽn bạch hUyết tràn dịch màng tim.
Chẩn đoán chèn ép tim ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nặng rất khó, cần phối hợp lâm sàng và siêu âm: Các triệu chứng của chèn ép tim cấp có thể bị lẫn với triệu chứng của tăng áp động mạch phổi và suy tim phải. Dấu hiệu ép các buồng tim bên phải trên siêu âm ít gặp, ngược lại hay gặp dấu hiệu ép nhĩ trái đầu tâm trương.
Tràn dịch màng tim ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi là yếu tố tiên lượng xấu.
Mã ICD-10: Một số bệnh màng ngoài tim
I30.0 |
Viêm màng ngoài tim cấp tính không rõ nguyên nhân, không đặc hiệu |
I30.1 |
Viêm màng ngoài tim nhiễm trùng |
I30.8 |
Các thể khác của viêm màng ngoài tim cấp tính |
I30.9 |
Viêm màng ngoài tim cấp tính, không đặc hiệu |
I31.0 |
Viêm dày dính màng ngoài tim mạn tính |
I31.1 |
Viêm màng ngoài tim co thắt mạn tính |
I31.3 |
Tràn dịch màng ngoài tim (không do viêm) |
Tài liệu tham khảo
Ramrakha P. et Hill J. (2012), Oxford Handbook of Cardiology, Oxford University Press, Oxford.
Yehuda Adler, Philippe Charron et al (2015). ESC Guidelines for the diagnosis and management of pericardial diseases. European Heart Journal, Volume 36, Issue 42, 7 November 2015, Pages 29212964.
Maisch B., Seferovic P.M., Ristic A.D. et al (2004). Guidelines on the diagnosis and management of pericardial diseases executive summary; The Task force on the diagnosis and management of pericardial diseases of the European society of cardiology. Eur Heart J, 25(7), 587-610.
Mayosi B.M., Burgess L.J., và Doubell A.F. (2005). Tuberculous pericarditis. Circulation, 112(23), 36083616.
Aboyans V., Ricco J.-B., Bartelink M.-L.E.L. et al (2018). 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and
Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS) Document covering atherosclerotic disease of extracranial carotid and vertebral, mesenteric, renal, upper and lower extremity arteries Endorsed by: the European Stroke Organization (ESO)The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) and of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). Eur Heart J , 39 ( 9 ), 763-816.
Pankuweit S., Ristic A.D., Seferovic P.M. et al (2005). Bacterial pericarditis: diagnosis and management. Am J Cardiovasc Drugs, 5(2), 103-112.
Klein A.L., Abbara S., Agler D.A. et al (2013). American Society of Echocardiography Clinical Recommendations for Multimodality Cardiovascular Imaging of Patients with Pericardial Disease: Endorsed by the Society for Cardiovascular Magnetic Resonance and Society of Cardiovascular Computed Tomography. Journal of the American Society of Echocardiography , 26 ( 9 ), 965-1012.e15.
Imazio M. (2012). Contemporary management of pericardial diseases. Current Opinion in Cardiology , 27 ( 3 ), 308-317.
Imazio Massimo, Spodick David H., Brucato Antonio et al (2010). Controversial Issues in the Management of Pericardial Diseases. Circulation , 121 ( 7 ), 916-928.
Little William C. và Freeman Gregory L. (2006). Pericardial Disease. Circulation , 113 ( 12 ), 1622-1632.
Rostand S.G., Rutsky E.A. (1990). Pericarditis in end-stage renal disease. Cardiol Clin , 8 ( 4 ), 701-707.